Hoàn thiện các qui định của pháp luật

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 84 - 93)

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân

3.2.1. Hoàn thiện các qui định của pháp luật

3.2.1.1. Qui định về đăng ký thuế mã số thuế thu nhập cá nhân và quản lý đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân

Thứ nhất, về đăng ký thuế và cấp mã số thuế

cần có kế hoạch triển khai mở rộng cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế, đặc biệt là các đối tượng là cá nhân kinh doanh và cá nhân hành nghề độc lập, thu nhập không qua cơ quan chi trả hoặc có nhiều nguồn thu nhập khác nhau để hạn chế tối đa việc bỏ sót đối tượng nộp thuế.

Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc đăng ký và cấp mã số thuế cá nhân, tiến tới mỗi công dân đều có một mã số để quản lý, không phân biệt có hay không có thu nhập chịu thuế. Để làm được điều này, cần qui định việc cấp mã số thuế có thể kèm theo việc làm thẻ căn cước công dân đang được triển khai thực hiện trong phạm vi cả nước theo Luật Căn cước công dân năm 2014.

Tiếp tục mở rộng khai thuế và cấp MST điện tử (online). Trên thực tế, việc cấp MST điện tử mới chỉ thực hiện được thông quan tổ chức chi trả lương mà chưa thực hiện được đối với cá nhân độc lập. Nguyên nhân của thực trạng này là do hạ tầng công nghệ thông tin ở nước ta nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng chưa đủ để đáp ứng. Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cá nhân vẫn phải mang chứng minh thư nhân dân hay thẻ căn cước công dân trực tiếp đến cơ quan thuế để đăng ký thuế, điều này đã làm mất nhiều thời gian và tăng chi phí đăng ký thuế cho cả cơ quan thuế và cá nhân đó. Để làm được điều này, cần tiếp tục đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại.

Thứ hai, về quản lý đối tượng nộp thuế

Công tác quản lý đối tượng nộp thuế TNCN là một quá trình xuyên suốt bắt đầu từ khâu đăng ký thuế, cấp mã số thuế cho cá nhân, đến việc quản lý kê khai thuế TNCN, hỗ trợ người nộp thuế, …Điều này đòi hỏi cán bộ, công chức thuế phải thường xuyên bám sát, cập nhật các thông tin về người nộp thuế để công tác quản lý được chặt chẽ, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cán bộ thuế cũng được bố trí theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu theo từng chức năng công việc, nhiệm vụ cụ thể phù hợp với mô hình quản lý đối tượng nộp thuế.

xác và đưa ra các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với trường hợp cung cấp thông tin không trung thực của các chủ thể.

Hoàn thiện việc nâng cấp các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế đảm bảo phù hợp với các nội dung đã được sửa đổi, bổ sung của Luật Quản lý thuế và Luật thuế thu nhập cá nhân

Bên cạnh đó, cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng như Cơ quan thuế, Ngân hàng, Cơ quan xuất nhập cảnh, Cơ quan quản lý lao động và các cơ quan quản lý chuyên môn khác trong việc quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế TNCN. Hoạt động tăng cường phối hợp giữa Cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan, nâng cao vai trò và thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc kiểm tra, kiểm soát, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế là biện pháp cần thiết để bảo đảm công tác quản lý thuế TNCN được thi hành một cách đồng bộ và hiệu quả. Trong đó, cần qui định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của Cơ quan thuế trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và thẩm quyền của Cơ quan thuế trong việc kiểm tra, kiểm soát thu nhập, xử phạt hành chính trong trường hợp đối tượng nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế.

3.2.1.2. Qui định về giảm trừ gia cảnh

Để pháp luật về giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân cư trú trong pháp luật thuế TNCN được hiệu quả hơn, công bằng, hợp lý, tác giả kiến nghị cần phải sửa đổi các qui định sau:

Thứ nhất, Giảm số lượng đối tượng người phụ thuộc bằng cách:

Một là, Qui định rõ: Trừ trường hợp là con chưa thành niên, các đối tượng còn lại muốn được xác định là người phụ thuộc phải cần thêm một điều kiện là “không có tài sản để tự nuôi mình” để giảm bớt số người phụ thuộc vẫn có tài sản để trang trải cuộc sống mà vẫn được tính là người phụ thuộc, nhằm tăng thu cho Ngân sách, đảm bảo công bằng xã hội.

Hai là, Qui định rõ: Cháu là con của anh, chị, em ruột của người nộp thuế muốn là người phụ thuộc thì ngoài yếu tố “Người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng” cần phải quy định rõ các đối tượng này “có vấn đề về cha mẹ” như: Cháu phải chưa thành niên và không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu người giám hộ theo Điều 52 BLDS 2015 về Người được Giám hộ. Thay đổi này sẽ hạn chế tình trạng nhiều đối tượng người phụ thuộc là cháu, sống với người nộp thuế (nhưng chỉ trên danh nghĩa) để được tính là người phụ thuộc, trong khi cha mẹ của người phụ thuộc này vẫn rất “bình thường”.

Thứ hai, Nên quy định mức thu nhập trần của người phụ thuộc từ “dưới

1 triệu đồng/tháng” hiện nay thành “dưới mức lương cơ sở” để đảm bảo tính khoa học, ổn định tương đối (từ tháng 01/7/2020 đến ngày 30/6/2020, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng theo quy định tại Nghị định số 86/2019/NĐ- CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Thứ ba, cần có hướng dẫn căn cứ cho việc quy định mức giảm trừ gia

cảnh dựa trên sự tổng hợp của các yếu tố như: mức tăng CPI hằng năm, mức độ lạm phát thực tế của nền kinh tế, sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và hoạt động của khu vực kinh tế ngầm. Tương tự như khung giá đất do Nhà nước ban hành, cần có sự điều chỉnh hằng năm của mức giảm trừ gia cảnh sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, cần qui định về quản lý thuế đối với thu nhập từ chuyển

nhượng bất động sản Công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về thuế thu nhập cá nhân. Quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ xác định

nghĩa vụ tài chính khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện theo Điều 6 Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT ngày 22/06/2016 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ được tiếp nhận từ Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện và xử lý qua Cổng dịch vụ công của tỉnh Đồng Tháp, thông báo thuế được gửi trực tiếp đến người nộp thuế đúng thời hạn.

Tính đến thời điểm hiện tại, số nợ thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản là không đáng kể.

Tuy nhiên do đặc thù thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản nộp theo từng lần phát sinh do đó không có quyết toán hàng năm, thực tế phát sinh trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản rất đa dạng, nhiều hình thức nên việc kiểm tra thanh tra gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp cũng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh nhưng do các doanh nghiệp này hoạt động nhiều ngành nghề nên không tách được số thuế phát sinh, số thuế truy thu sau thanh tra, kiểm tra thuế của lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Để quản lý có hiệu quản đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, cần phải:

Tăng cường chỉ đạo các chi cục thuế các huyện, thị xã, tỉnh Đồng Tháp áp dụng các biện pháp nghiệp vụ thuế, giám sát tình hình kê khai thuế của người nộp thuế đối với các giao dịch chuyển nhượng bất động sản; có biện pháp kiểm tra, so sánh để hạn chế tình trạng khai giá không trung thực để trốn thuế; củng cố, hoàn thiện hồ sơ, chuyển cơ quan công an điều tra các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hành vi kê khai giá tính thuế thu nhập cá nhân đối với giao dịch chuyển nhượng bất động sản không đúng với thực tế hoặc kê khai giá tính thuế thu nhập cá nhân của bất động sản hình thành trong tương lai thấp hơn nhiều so với giá giao dịch bất động sản tương tự của chủ dự án đang bán ra.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát giao dịch tại các tổ chức hành nghề công chứng; kết hợp tuyên truyền, phổ biến các chính sách thuế, nghĩa vụ của công dân trong việc thi hành pháp luật về thuế; vận động thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch về bất động sản; tạo sự đồng thuận, chuyển biến tích cực của người nộp thuế, người dân trong việc chấp hành và thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN trong chuyển nhượng bất động sản.

3.2.1.3. Qui định về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Về cơ bản, thuế TNCN ở nước ta được quản lý theo phương pháp khấu trừ tại nơi trả thu nhập là hợp lý. Tuỳ theo từng loại thu nhập, tỷ lệ khấu trừ được quy định khác nhau. Đơn vị chi trả thu nhập có trách nhiệm giữ lại các khoản thu nhập này và nộp cho cơ quan thuế. Đối tượng nộp thuế sẽ được kê khai khấu trừ số thuế đã khấu trừ tại nơi trả thu nhập khi thực hiện khai thuế phải nộp trong năm tính thuế. Nếu số thuế phải nộp lớn hơn số thuế đã khấu trừ thì đối tượng nộp thuế phải nộp bổ sung. Ngược lại, nếu số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã khấu trừ thì sẽ được hoàn thuế. Theo ý kiến tác giả, về tỷ lệ khấu trừ tại nơi trả thu nhập đối với một số khoản thu nhập cần qui định như sau:

Bảng 3.1. Tỷ lệ khấu trừ tại nơi trả thu nhập đối với một số khoản thu nhập

Lo i thu nhập Tỷ lệ khấu trừ t i nơi trả thu nhập

1. Thu nhập tiền công, tiền lương 5-37%

2. Thu nhập cho thuê hoặc giải thưởng 5%

3. Phí thuê tàu 1%

4. Phí dịch vụ và hành nghề 5%

5. Thù lao vui chơi giải trí công cộng 5%

- Đối tượng cư trú 5-37%

- Đối tượng không cư trú

Về thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi chứng khoán, trái phiếu: Thu nhập từ

các khoản lãi có thể nộp thuế theo hai cách tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của đối tượng nộp thuế. Cách thứ nhất là được gộp chung vào thu nhập thông thường khác để tính thuế theo biểu luỹ tiến từng phần. Cách thứ hai là nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại nơi trả thu nhập với mức thuế suất 15%.

- Thu nhập cổ tức. Người nộp thuế là đối tượng cư trú ở nước ta hiện nay có thu nhập từ cổ tức được chia từ các công ty niêm yết hoặc các quỹ tương hỗ sau khi đã bị khấu trừ tại nơi trả thu nhập 10% có thể kê khai nộp thuế theo hai cách: hoặc là không phải gộp thu nhập này vào thu nhập chung để tính thuế theo biểu luỹ tiến từng phần; hoặc là gộp vào thu nhập chung nhưng sau đó được quyền kê khai khấu trừ hoặc hoàn lại số thuế đã nộp dưới dạng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Về giải pháp hoàn thiện qui định pháp luật về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:

Thứ nhất, cần đẩy mạnh và thực hiện triệt để hơn nữa cơ chế khấu trừ

thuế TNCN tại nguồn trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân. Theo đó, cần phải hướng dẫn cụ thể đối với đơn vị thực hiện khấu trừ thuế, nhất là đối với khoản thu nhập vãng lai để áp dụng thống nhất trong các đơn vị. Ngoài ra, để đảm bảo tính công bằng và phù hợp với thực tế phát sinh thì khi thực hiện tạm khấu trừ theo tỷ lệ đối với người nộp thuế thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập tạm khấu thuế theo tỷ lệ 10% trên số thu nhập.

Thứ hai, để hạn chế trường hợp cá nhân chuyển nhượng vốn sau khi

chuyển nhượng về nước mà không tự giác kê khai thuế, gây thất thu thuế, nên quy định rõ doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn chỉ được làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông khi cá nhân có phần vốn chuyển nhượng cung cấp chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn.

Thứ ba, để đẩy mạnh hơn nữa và thực hiện triệt để cơ chế khấu trừ thuế

tại nguồn trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân thì phải có hướng dẫn cụ thể đối với đơn vị thực hiện khấu trừ thuế. Hiện nay, cơ chế khấu trừ thuế tại nguồn đang thực hiện và áp dụng theo biểu thuế lũy tiến theo năm; cơ quan thuế sẽ khấu trừ theo tháng nếu thu nhập tháng đó ở mức phải nộp thuế. Nếu làm tốt công tác kiểm soát hoạt động kế toán tại các tổ chức chi trả, cơ quan thuế sẽ có cơ sở quản lý tốt các nguồn thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế và thuế thu nhập cá nhân phải nộp của người nộp thuế.

Thuế TNCN có góc độ kỹ thuật tính thuế khá phức tạp bởi diện đánh thuế rộng, liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh cá nhân, chính sách xã hội cụ thể, có áp dụng phương pháp luỹ tiến.Có như vậy mới đảm bảo công bằng xã hội, người có thu nhập cao hơn thì trước và sau khi nộp thuế họ vẫn còn một khoản thu nhập cao hơn so với người có thu nhập thấp khi chưa nộp thuế.

3.2.1.4. Qui định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý thuế thu nhập cá nhân

Rút gọn thủ tục trong xử phạt vi phạm thuế TNCN: Từ thực tiễn thi hành thuế TNCN tại tỉnh Đồng Tháp cho thấy hiệu quả của công tác thanh tra thuế TNCN là sớm phát hiện người nộp thuế có hành vi vi phạm về thuế thu nhập. Trong những trường hợp này, công chức thuế vừa phải lập biên bản kiểm tra thuế và ban hành quyết định xử lý vi phạm về thuế TNCN qua kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế theo Luật Quản lý thuế, vừa phải lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo Luật Xử lý vi phạm hành chính nên thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian.

Theo đó, để cải cách thủ tục hành chính cho người nộp thuế TNCN tác giả đề xuất là gộp chung các mẫu biểu trùng với nhau như: gộp biên bản kiểm tra thuế với biên bản xử lý vi phạm hành chính, gộp biên bản thanh tra thuế

với biên bản xử lý vi phạm hành chính, gộp quyết định xử lý sau kiểm tra thuế với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định xử lý sau thanh tra thuế với quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Các biên bản và quyết định này vẫn bao gồm đầy đủ các nội dung chính theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế và các thang điểm tương ứng với từng loại rủi ro kết hợp ứng dụng tin học để tổng hợp kết

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)