Khái quát về tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 60 - 61)

2.1. Khái quát về tỉnh Đồng Tháp và tổ chức thu thuế ở Đồng Tháp

2.1.1. Khái quát về tỉnh Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp nằm ở cửa ngõ của sông Tiền, có đường biên giới giáp với Campuchia có chiều dài hơn 50 km với 4 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp nổi tiếng với những ruộng sen, hiện diện khắp nơi ở Đồng Tháp

Vị trí địa lý: Tỉnh Đồng Tháp nằm trong vùng trũng của lưu vực sông Cửu Long phía Bắc tỉnh Đồng Tháp giáp Preyveng Campuchia phía Nam giáp Vĩnh Long phía Đông giáp Long An và Tiền Giang phía Tây giáp Long An và Cần Thơ. Tính đến ngày 18 tháng 9 năm 2020, tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 3 thành phố và 9 huyện với 143 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 thị trấn, 19 phường và 115 xã. Trong đó, thị xã Sa Đéc trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2013 (đô thị loại II vào năm 2018); thị xã Hồng Ngự được thành lập vào năm 2008 (đô thị loại III vào năm 2018) và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2020. Đồng Tháp là địa phương đầu tiên trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 03 thành phố trực thuộc tỉnh và hiện tại có thêm tỉnh Kiên Giang đạt được điều này.

Về dân số, dân số Đồng Tháp với tỷ lệ người Kinh chiếm đa số, còn lại là người Hoa và người Khmer. Hơn ¾ dân số là tín đồ của các tôn giáo như Hòa Hảo Cao Đài Thiên Chúa. Địa hình Dòng sông Tiền chảy qua Đồng Tháp dài 132 km chia tỉnh này thành 2 vùng lớn. Vùng phía Bắc sông Tiền thuộc khu vực Đồng Tháp Mười có địa hình bằng phẳng còn vùng phía Nam sông Tiền là nơi nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu lại có địa hình dạng lòng máng hướng dốc từ hai bên sông vào giữa thường bị ngập nước vào mùa lũ hằng năm.

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 60 - 61)