Xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 67 - 70)

Đối tượng đánh thuế của thuế thu nhập cá nhân là thu nhập nhận được trong kỳ tính thuế. Mục tiêu đánh thuế công bằng là một cá nhân nhận được thu nhập từ các nguồn khác nhau sẽ bị đánh thuế giống nhau. Đối với Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành thể hiện rất rõ điều này, thu nhập chịu thuế của cá nhân được xác định là tổng thu nhập của cá nhân nhận được trong kỳ tính thuế bao gồm mười loại thu nhập quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung 2012: (i) Thu nhập từ kinh doanh; (ii) thu nhập từ tiền lương, tiền công; (iii) thu nhập từ đầu tư vốn; (iv) thu nhập từ chuyển nhượng vốn; (v) thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; (vi) thu nhập từ trúng thưởng; (vii) thu nhập từ bản quyền; (viii) thu nhập từ nhượng quyền thương mại; (ix) thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng; (x) thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Hiện nay việc áp dụng thu nhập chịu thế TNCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được áp dụng theo đúng qui định pháp luật bảo đảm nguồn thu cho NSNN, tuy nhiên thực tiễn áp dụng một số qui định này vẫn còn một số hạn chế như sau:

(i) Tại Cục thuế Đồng Tháp, số thu về thuế TNCN từ tiền lương, tiền công chiếm trên 60% tổng số thu thuế TNCN nộp vào NSNN và có tỷ lệ

tăng dần qua các năm” [14, tr.1]. … . Trong đó, các loại thu nhập từ lao động, kinh doanh và chuyển nhượng bất động sản được áp dụng các chính sách thuế khác nhau. Các khoản thu nhập của cá nhân từ đầu tư gián tiếp như lãi tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ tức, lãi vốn tạm thời chưa thu thuế; trong khi đó các khoản thu nhập khác như thu nhập từ chuyển nhượng tài sản (các loại chứng khoán, bất động sản), quà tặng, thừa kế… không thuộc đối tượng chịu thuế hoặc quản lý thu kém hiệu quả. Điều này không đảm bảo tính công bằng, hiệu quả của thuế và không phù hợp với thông lệ quốc tế về thuế TNCN. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức động viên từ thuế TNCN ở tỉnh Đồng Tháp nói riêng và ở nước ta còn khá thấp so với các nước đang phát triển khác.

(ii) Qui định giảm trừ gia cảnh của chính sách thuế TNCN hiện hành mới chỉ áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công, còn cá nhân có các loại thu nhập khác không được áp dụng mức giảm trừ gia cảnh. Điều này làm nảy sinh sự bất bình đẳng khi có thu nhập chịu thuế được giảm trừ gia cảnh, có thu nhập chịu thuế không được giảm trừ gia cảnh. Vì vậy, tạo gánh nặng thuế đối với cá nhân có gia đình hay người phụ thuộc khi họ phải chịu chung một mức thu nhập chịu thuế.

(iii), Qui định về thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa những người có quan hệ gia đình với nhau như giữa vợ và chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau được xác định là thu nhập miễn thuế. Theo đó, giả định một người nhận được nhiều thu nhập từ quan hệ chuyển nhượng trên cũng không phải đóng bất kỳ một đồng thuế nào. Trong khi đó quan hệ chuyển nhượng bên ngoài lại phải chịu thuế khi có từ hai quyền sử dụng đất ở trở lên. Rõ ràng, chính quy định này cho thấy không có sự công bằng giữa những đối tượng chịu thuế với nhau.

(iv): “Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau” thuộc diện được miễn thuế. Ở đây, cần xem xét tới yếu tố công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Ở các nước, các khoản thu nhập trên đều phải chịu thuế, tùy thuộc vào giá trị của tài sản mà mức thuế phải trả là khác nhau. Người thừa kế phải nộp thuế thu nhập (hoặc thuế thừa kế di sản) khi giá trị của tài sản thừa kế vượt qua một mức nào đó và tùy thuộc vào việc đối tượng nộp thuế thuộc hàng thừa kế nào.

Ví dụ, theo Luật của Đức trước đây, vợ chồng, con cái nếu được thừa

kế tài sản trị giá từ 50.000 DM phải nộp 3% thuế trên giá trị tài sản đó. Nếu tài sản lớn hơn 100 triệu DM thì người thừa kế phải nộp 35% giá trị tài sản. Nếu người thừa kế là cháu nội, cháu ngoại, cha mẹ thì số thuế phải nộp tương ứng là 6% và 50% giá trị tài sản thừa kế, những người ở hàng thừa kế khác có thể phải nộp một mức thuế lên đến 70% giá trị tài sản thừa kế. Pháp luật của Nam Phi quy định, người thừa kế phải nộp thuế với mức 25% giá trị tài sản thừa kế không phụ thuộc vào hàng thừa kế.

Từ ví dụ nêu trên, chúng ta thấy việc miễn thuế đối với thu nhập từ thừa kế bất động sản theo Luật Thuế TNCN của Việt Nam hiện nay cần được xem xét để sửa đổi theo hướng đưa thu nhập này vào diện chịu thuế, nhằm bảo đảm luật thuế là công cụ để đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập có hiệu quả.

(iv) Về thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất thì luật quy định không phải nộp thuế. Điều này cũng cần xem xét lại, vì trên thực tế rất khó có thể kiểm soát việc sở hữu nhà ở, đất ở của người bán có

phải là duy nhất hay không. Hiện nay Việt Nam chưa có hệ thống đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hợp nhất trên cả nước nên việc kiểm soát hiện nay chủ yếu dựa vào sự tự giác của người dân. Nếu ý thức nộp thuế của người dân không cao thì việc thất thu thuế của Nhà nước là điều không tránh khỏi. Trong khi đó, mục tiêu của sửa đổi luật thuế vẫn là duy trì nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Ví dụ, tại Singapore, đất mua đi, bán lại trong năm đầu tiên bị đánh

thuế 100% trên giá trị chênh lệch mua, bán, sau hai năm thì mức thuế suất là 50%, sau ba năm là 25%. Tại Đài Loan, giao dịch bất động sản thực hiện trong năm đầu sau khi mua áp dụng thuế suất là 15%, thực hiện sau năm đầu và trong năm thứ hai sau khi mua, thuế suất là 10%. Vì vậy, luật Thuế TNCN cần nghiên cứu sửa đổi theo hướng quy định đánh thuế lũy tiến đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và phân biệt mức độ điều tiết theo thời gian nắm giữ bất động sản [16].

Như vậy đối với thu nhập chịu thuế, Luật thuế hiện hành còn hạn chế trong quy định về thu nhập tính thuế, chưa bao quát của thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam làm thu hẹp rất nhiều nguồn thu cũng như đối tượng người nộp thuế. Nguyên nhân này làm cho thuế TNCN vẫn chưa thể phát huy được hết những vai trò và chức năng của mình trong hệ thống thuế.

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)