Phƣơng pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu sự hài lòng của người lao động tại công ty may liên doanh Plummy, Hà Nội (Trang 38)

7. Cấu trúc nghiên cứu

2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Sử dụng phương pháp kế thừa để thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp đã được công bốở các cơ quan lưu trữ, trên sách báo, tạp trí, các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Các văn bản pháp luật, Nghị định và Quyết định của Chỉnh phủ và Bộ ngành liên quan; các nghiên cứu có liên quan đến đề tài; các báo cáo, bài báo…Kế thừa các số liệu, tài liệu, cơ sở dữ liệu về sự hài lòng của người lao động tại công ty May liên doanh Plummy, Hà Nội: Tiền lương, môi trường và điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo và phát triển, chính sách khen thưởng và sự nghi nhận thành tích. Các số liệu thống kê vềlao động, cơ sở vật chất, kết quả sản xuất

kinh doanh của công ty trong 3 năm 2017-2019.

2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp là những thông tin được thu thập trực tiếp từ việc điều tra khảo sát thông qua phỏng vấn bằng Biểu câu hỏi điều tra. Phương pháp phỏng vấn điều tra bằng Biểu câu hỏi được xây dựng nhằm đạt được mục tiêu của đề tài. Biểu câu hỏi được xây dựng nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động tại công ty May liên doanh Plummy, Hà Nội. Cụ thểnhư sau:

* Thiết kế Biu hi:

Biểu hỏi được thiết kếdưới dạng bản cứng (in giấy). Nội dung Biểu hỏi bao gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu mục đích nghiên cứu. Phần này giới thiệu ngắn gọn về mục đích, ý nghĩa thông tin cung cấp đối với nghiên cứu và các thông tin có liên quan giúp người trả lời có được hình dung chung về nghiên cứu. Phần 2: Thông tin chung, bao gồm các câu hỏi thu thập thông tin cơ bản của đối tượng điều tra (họ tên, tuổi, giới tính,…) Phần 3: Nội dung chính gồm các câu hỏi liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người lao động tại công ty.

* Quy trình xây dng Bng hi và thiết kếthang đo

Quá trình xây dựng bảng hỏi được tiến hành qua 2 bước:

- Bước 1: Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng hệ thống thang đo lường và các biến nghiên cứu, từđó tiến hành xây dựng Biểu câu hỏi điều tra khảo sát. Đầu

tiên, phiếu điều tra sơ bộ được hình thành dựa trên mô hình nghiên cứu đã được đề xuất ở phần trên (xem sơ đồ 2.2).

- Bước 2: Chỉnh sửa và hoàn thiện Biểu hỏi và thang đo. Dựa trên cơ sở mô hình lý thuyết, tổng hợp tài liệu và các công trình nghiên cứu cùng với tư vấn của các chuyên gia, Biểu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp và tìm hiểu từ những tài liệu thứ cấp. Các câu hỏi theo các thang đo với thang điểm Likert 5 mức độ (1- hoàn toàn không đồng ý; 2- không đồng ý; 3- không có ý kiến (phân vân), 4- đồng ý và 5- hoàn toàn đồng ý). Với các thang đo cụ thể như trong Bảng 2.1:

tại công ty May liên doanh Plumy Hà Nội TT Thang đo hiệu Nguồn A Biến độc lập I BỐ TRÍ SẮP XẾP V PHÂN C NG C NG VIỆC CV Smith (1969); D Pettit và cộng sự (1997), T.Ramayah và cộng sự (2001), Kinicki và cộng cự (2002), Luddy (2005); Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn;

Nguyễn Thị Thu Thủy (2011).

1 Khối lượng công việc của người lao động được bố trívừa phải, không quá áp lực CV1

2 Công việc được sắp xếp phù hợp với trình độ chuyên môn, phù hợp với kỹ năng được đào tạo CV2

3 Phân công công việc rõ ràng, người lao động hiểu rõ được yêu cầu của công việc đang làm CV3

4 Được kích thích để sáng tạotrong công việc CV4

5 Công việc có nhiều thử thách thú vị kèm theo đó là các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc rõ

ràng,dễ hiểu CV5

II TIỀN ƢƠNG V PHÚC ỢI TL

Smith (1969); Kovach.(1987); Charles & Marshall (1992);

Simons và Enz, (1995).

1 Tiền lương, thưởng được trả tương xứng với năng lực làm việc của người lao động TL1

2 Tiền lương, thưởng từ công ty có thể đảm bảo cuộc sống bản thân/ gia đình. TL2

3 Tiền lương hiện tại của công ty ngang bằng với các công ty khác cùng ngành trên thị trường TL3

4 Người lao động được tham gia đầy đủ đóng BHXH, BHYT của công ty theo quy định của Nhà

nước. TL4

5 Người lao động nhận được sự quan tâm của công ty vào các dịp đặc biệt (ngày lễ, tết, hiếu hỉ, sinh

nhật…) TL5

III M I TRƢỜNG V ĐIỀU KIỆN M VIỆC MT Smith (1969); Kovach (1987);

Simons và Enz (1995); Netemeyer và cộng sự (1997); Nguyễn Thành Hiếu và Nguyễn Thị Minh Châu (2012). Kreitner và Kinicki (2001); Kumar và cộng sự (2012); Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi

(2014).

1 Chế độ làm việc hợp lý, bầu không khí làm việc hài hòa, vui vẻ MT1

2 Đồng nghiệp thường chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ trong công việc và trong cuộc sống MT2

3 Lãnh đạo luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ và động viên trong công việc và cuộc sống. MT3

4 Công ty cung cấp đầy đủ thiết bị, công cụ làm việc và bảo hộ cho người lao động MT4

(1995); Turkyilmaz và cộng sự (2011); Wong, Siu và Tsang (1999); Alexander và cộng sự (1998); Trần Kim Dung (2005)

2 Công ty thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho người lao

động DT2

3 Người lao động luôn được tạo điều kiện và định hướng để thăng tiến trong CV DT3

4 Các tiêu chí và điều kiện thăng tiến trong công việc minh bạch, rõ ràng DT4

5 Người lao động luôn có cơ hội phát triển năng lực cá nhân DT5

V ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TH C HIỆN C NG VIỆC V GHI NHẬN TH NH TÍCH DG

Smith (1969); Simons và Enz (1995); Netemeyer và cộng sự, (1997); Nguyễn Thành Hiếu và Nguyễn Thị Minh Châu (2012. 1 Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc chính xác, minh bạch, rõ ràng DG1

2 Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc công bằng DG2

3 Người lao động được ghi nhận thành tích và khen thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ. DG3

4 Các chính sách khen thưởng của công ty rõ ràng, không chồng chéo lẫn nhau. DG4

5 Người lao động hài lòng với kết quả đánh giá thực hiện công việc DG5

VI TH NG TIN V TRU ỀN TH NG TT

Trần Thị Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008);

Maslow (1943)

1 Người lao động có đầy đủ thông tin đúng và cần thiết để hoàn thành tốt công việc TT1

2 Người lao động thường xuyên có các buổi họp nhóm và cấp trên khi thực hiện công việc TT2

3 Cấp trên của tôi luôn thông báo cho tôi về những thay đổi trong công ty TT3

4 Cấp trên của tôi tham khảo ý kiến của cấp dưới trước khi ra quyết định có ảnh hưởng đến công việc

của họ TT4

5 Tôi hiểu rõ nên làm gì và gặp ai nếu có thắc mắc về công việc TT5

VII S H I NG(Biến phụ thuộc) SHL Maslow (1943), Adam (1963)

và Mc Clelland (1988). Weiss(1967), Smith, Kendall và

Hulin (1969) The Hoppock (1935), Wright và Kim (2004).

Vroom, (1964); Locke (1976); Quinn and Staines (1979); Weiss

và cộng sự (1967).

1 Người lao động cảm thấy thoải mãi, dễ chịu đối với công việc hiện tại trong công ty SHL1

2 Người lao động cảm thấy tin tường và tự hào khi làm việc tại công ty. SHL2

3 Người lao động mong muốn khi được làm việc lâu dài với công ty. SHL3

4 Người lao độngsẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân khi cần thiết để giúp công ty thành công. SHL4

* Quy trình thu thp s liu: Việc điều tra thực hiện theo phương pháp trực tiếp tiến hành theo 3 bước:

Bước 1: Phân tổ và chọn mẫu điều tra:

Dựa vào đặc điểm của người lao động công ty May liên doanh Plummy, Hà Nội để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành phân loại người lao động theo các tiêu thức phân tổ thống kê theo người lao động trực tiếp và người lao động

lao động gián tiếp.

Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra dựa trên cơ sở các nội dung nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu của đề tài và tiến hành điều tra thử với sốlượng mẫu từ

15-20 người lao động đểđiều chỉnh nội dung biểu hỏi.

Bước 3: Hiệu chỉnh bảng hỏi và tiến hành điều tra chính thức.

* V dung lượng mẫu điều tra: Để chọn kích thước quan sát nghiên cứu phù hợp đối với phân tích nhân tố khám phá EFA.Theo Tabachnick và Fideel

(1996) để tiến hành phân tích hồi quy của một cách tốt nhất thì mẫu quan sát tối thiểu cần đạt được tính theo công thức N > 50+8*k (trong đó k là biến độc lập). Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng số quan sát ứng với 30 quan sát và 6 biến độc lập, như vậy dung lượng mẫu là: N > max (5*30; 50 + 8*6) = (150;98) = 150 quan

sát. Đểđạt được kích thước này, tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 200 người lao động bằng Bảng hỏi.”

Kết quảnhư sau:

-Số phiếu phát ra: 200 - Số phiếu thu về: 200 -Số phiếu hợp lệ: 195

Sử dụng phiếu khảo sát trực tiếp NLĐ tại công ty và kết quảđược tổng hợp ở

file Excel.

2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

2.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế

Phương pháp thống kê kinh tế bao gồm: thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích thống kê... Phương pháp này được áp dụng để phân loại, so sánh, phân

tích mức độ của các thông tin, các chỉ tiêu kinh tếnhư: số tuyệt đối, sốtương đối, số

bình quân, tỷ trọng, tốc độ phát triển của các số liệu sử dụng trong nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Anlysis)

thường được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Nói cách khác, từ một tập hợp n biến quan sát được rút gọn thành một hợp k nhân tố dựa trên cơ sở mối quan hệ tuyến tính giữa các biến quan sát với một nhân tố. Mô hình EFA giúp chúng ta sắp xếp các biến có tương quan vào trong các nhân tốđộc lập để xác định các nhân tố hình thành nên mô hình nghiên cứu. Để định lượng các yếu tốảnh hưởng đến sự

hài lòng của người lao động tại công ty May liên doanh Plummy, Hà Nội, thực hiện phân tích nhân tốkhám phá EFA theo quy trình các bước sau:

Bước 1: Phân tích độ tin cậy của thang đo (nhân tố)

Sử dụng kiểm định Cronbach Alpha đểđánh giá chất lượng của thang đo xây

dựng. Thang đo được đánh giá chất lương khi hệ số Cronbach Alpha của tổng thể

lớn hơn 0,6, hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) của từng quan sát lớn hơn 0,3.

Bước 2: Phân tích phân tố khám phá (EFA-Exploratory Factor Anlysis)

Phân tích nhân tố khám phá cần phải quan tâm đến hệ số tải nhân tố FL (Factor Loading) (hay trọng số nhân tố) là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết mỗi mục hỏi thuộc về nhân tố chủ yếu nào. Việc tính hệ số tải nhân tố là nhằm đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Ta có:

Nếu Factor Loading > 0,3: đạt mức tối thiểu Nếu Factor Loading > 0,4: đạt mức quan trọng Nếu Factor Loading > 0,5: có ý nghĩa thiết thực.

Sau khi lựa chọn các biến có FD > 0,5, trên Biểu ma trận nhân tố xoay

(Rotated Component Matrix) có bao nhiêu cột thì có bấy nhiêu nhân tố. Như vậy các biến quan sát đưa vào mô hình EFA được rút gọn thành các nhân tố trong Biểu Rotated Component Matrix, qua đó có thể biết mỗi nhân tố gồm những biến quan sát nào, có ý nghĩa gì và dựa trên lý thuyết để đặt tên cho các nhân tố đó. Tên này cần đại diện được cho các biến quan sát của nhân tố.

Đểmô hình EFA đảm bảo khả năng tin cậy, đòi hỏi thực hiện các kiểm định chính sau:

(1) Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Sử dụng hệ số KMO (Kaiser- Meyer- Olkin) để đánh giá sự thích hợp của

mô hình EFA đối với ứng dụng của dữ liệu nghiên cứu. Khi trị số KMO thỏa mãn

điều kiện: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì mô hình được cho là phù hợp phân tích khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.

(2) Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện

Sử dụng kiểm định Bartlett để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo (nhân tố). Khi mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett có mức

ý nghĩa Sig < 0,05, các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tốđại diện.

(3) Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố

Mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tốđược đo bằng giá trị phương sai trích (Cumulative %), giá trị này phải lớn hơn 50% thì nghiên cứu mới có tính thực tiễn. Ví dụ khi giá trị phương sai trích là 65%, có nghĩa là 65 % sự thay

đổi của các nhân tốđược giải thích bởi các biến quan sát trong mô hình.

2.3.3. Phân tích hồi quy đa biến (Multiple Regression Analysis)

Sau khi phân tích nhân tố, thang đo đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính bội với số nhân tố đã được xác định ở trên nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đối với nhân tố phụ thuộc.

“Để mô hình hồi quy đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, cần thực hiện bốn kiểm định chính sau:

(1) Kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy

Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét các biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không (xét riêng từng biến độc lập). Khi mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig < 0,05), kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.”

(2) Mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu

các biến độc lập với biến phụ thuộc hay không. Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không, và mô hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác không.

Giả thuyết: H0: Các hệ số hồi quy đều bằng không.

H1: Có ít nhất một hệ số hồi quy khác không.

Sử dụng phân tích phương sai (Analysis of variance, ANOVA) để kiểm định. Nếu mức ý nghĩa đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. < 0,05), ta chấp nhận giả thuyết H1, mô hình được xem là phù hợp.”

(3) Hiện tượng đa cộng tuyến

Kiểm định qua hệ số phóng đại phương sai VIF <10

(4) Hiện tượng phương sai phần dư thay đổi

“Phương sai của phần dư thay đổi là hiện tượng các giá trị phần dư có phương sai không như nhau. Bỏ qua phương sai của phần dư thay đổi sẽ làm cho ước lượng OLS của các hệ hồi quy không hiệu quả, các kiểm định giả thuyết không còn giá trị, và các dự báo không còn hiệu quả. Để kiểm tra hiện tượng này, ta sử dụng kiểm định White, nếu mức ý nghĩa (Breusch - Pagan) đổi.”

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong chương này đã tiến hành các bước thiết kế nghiên cứu, xây dựng quy trình nghiên cứu cụ thể đồng thời đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu gồm có 6 nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người lao động tại công ty may Plummy, bao gồm: Bố trí và sắp xếp công việc, Tiền lương và phúc lợi, Môi trường và điều kiện làm việc, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Đánh giá kết quả thực hiện công việc và ghi nhận thành tích, Thông tin và truyền thông. Theo đó, đã đề xuất các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để phân tích số liệu dựa trên phần mềm SPSS 23.0.

CHƢƠNG 3

TH C TRẠNG S H I NG CỦ NGƢỜI O Đ NG TẠI C NG T

MAY LIÊN DOANH PLUMM H N I

Chương nàyđã phân tích thực trạng sự hài lòng của người lao động tại công

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu sự hài lòng của người lao động tại công ty may liên doanh Plummy, Hà Nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)