6. Kết cấu nội dung của đề tài
1.3.3. Tiêu trí đánh giá về trình độ chuyên môn kĩ thuật
Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật như:
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo: là % số lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đánh giá khái quát về trình độchuyên môn kĩ thuật của doanh nghiệp, được tính bằng công thức:
TĐT = ∑ LĐT
Trong đó:
TĐT là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng lao động của doanh nghiệp.
LĐT là sốlao động đã qua đào tạo.
LDN là sốlao động của doanh nghiệp.
Tỷ lệ lao động theo cấp đào tạo: là % số lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật theo bậc đào tạo so với tổng số lao động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính cho doanh nghiệp và ở các đơn vị trực thuộc, theo bậc đào tạo: sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp của đội ngũ lao động, được tính bằng công thức:
TĐTi = ∑ LĐTi
∑ LDNX 100
Trong đó:
TĐTi là tỷ lệlao động đã có trình độ chuyên môn theo bậc đào tạo so với tổng lao động của doanh nghiệp.
LĐTi là sốlao động đã qua đào tạo.
LDN là sốlao động của doanh nghiệp. i: chỉ số các cấp được đào tạo.
Trong đánh giá chất lượng nhân lực, trình độ chuyên môn kĩ thuật là tiêu chí quan trọng. Trình độ chuyên môn kĩ thuật dùng để đánh giá những kiến thức, kĩ năng chuyên môn cần thiết mà người lao động có được, làm cơ sởđể tổ chức, doanh nghiệp bố trí, sắp xếp cho người lao động làm những công việc phù hợp, tạo ra hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, căn cứ vào trình độ chuyên môn kĩ thuật mà tổ chức, doanh nghiệp có những định hướng trong phát triển nhân lực của mình, đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng nhân lực.