Công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 90 - 93)

6. Kết cấu nội dung của đề tài

3.2.2.Công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Trong những năm qua, Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội cũng đã rất quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nhân lực, tuy nhiên hiệu quả đào tạo chưa thực sự cao. Do đó, trong thời gian tới, công ty cần hoàn thiện hơn công tác đào tạo và phát triển nhân lực, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty. Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực của công ty cần tập trung vào các hoạt động cụ thể sau:

Th nht, Xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo

Xây dựng chính sách đào tạo có mục tiêu, phân loại theo từng đối tượng và bám sát vào Chiến lược phát triển của công ty; đặc biệt chú trọng đến các chương trình đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, lực lượng công nhân có tay nghề cao, chuyên sâu phù hợp với nhiệm vụ của công ty và được cấp chứng chỉ quốc tế; đào tạo, bồi dưỡng kỹnăng quản lý dựán theo hướng

chuẩn quốc tế; Đào tạo chuyên sâu định hướng chuyên gia cho các dự án, xây dựng và đào tạo đội ngũ giám đốc công trình và cán bộ kế cận

Th hai, xây dng nội dung, chương trình đào tạo phù hp

Với đặc thù công việc của Công ty, bộ phận phụtrách đào tạo của công ty cần thiết kế nội dung, chương trình theo các nội dung cụ thể sau:

+ Bố trí kế hoạch và trình bày kế hoạch hệ thống;

+ Dự toán công trình, gói thầu và đấu thầu, điều khoản hợp đồng;

+ Kiểm tra chất lượng, xây dựng biện pháp kỹ thuật, quyết toán tài chính;

+ Đào tạo kiến thức cơ bản hiện đại về quản lý công trình, gồm: Đặc điểm, quy luật, tư tưởng quản lý, trình tự quản lý, cơ chế quản lý, cơ cấu tổ chức, kế hoạch xây dựng, hợp đồng xây dựng, kiểm soát xây dựng, quản lý xây dựng, kỹnăng đàm phán.

+ Đào tạo kỹ thuật quản lý xây dựng: Kỹ thuật hệ thống, khoa học hành vị, hệ thống công trình, giá trị công trình,...

+ Đào tạo an toàn vệsinh lao động; QLDA, Chỉhuy trưởng công trường, tổ chức thi công; giám sát thi công (sơn, hàn, lắp đặt cơ khí,..);

+ Phổ biến pháp luật liên quan đến: kỹ thuật; kinh tế- thương mại; tài chính kếtoán; đầu tư; quản lý nhân lực, chếđộ chính sách,..

+ Nghiệp vụ tài chính-kế toán-kiểm toán; Hợp đồng thương mại, đấu thầu; quản trị nhân lực; Pháp luật hợp đồng; Quản trị rủi ro tài chính; Kỹnăng thu hồi công nợ; Quản lý dựán đầu tư,..

Th ba, la chọn phương pháp đào tạo phù hp

Trong những năm qua, công ty đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo, tuy nhiên các chương trình đào tạo còn đại trà, chưa chuyên sâu và chủ yếu do giảng viên nội bộ trực tiếp đào tạo nên hiệu quả chưa cao. Do đó, thời gian tới, công ty cần triển khai đào tạo theo hướng:

Đào tạo chuyên sâu, định hướng chuyên gia. Để nâng cao chất lượng đào tạo cho kỹsư tư vấn thiết kế và quản lý dự án.

Đào tạo nội bộ, tham gia thực tập công việc (vừa học vừa làm) tại công ty. Gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo ở các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước.Với mỗi nhóm đối tượng sẽ chọn phương pháp đào tạo phù hợp và lựa chọn giảng viên phù hợp có uy tín trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn thực hành. Với các chương trình đào tạo nội bộ thì công ty có thể sử dụng giảng viên nội bộ để giảng dạy và hướng dẫn thực hành; đối với các chương trình đào tạo định hướng chuyên gia nên thuê chuyên gia bên ngoài (có kiến thức, kinh nghiệm và uy tín trong và ngoài nước) đào tạo theo nội dung đặt hàng của công ty hoặc kết hợp giữa chuyên gia thuê ngoài và giảng viên nội bộ công ty.

Th tư, về kinh phí đào tạo: công ty cần chủđộng trích quỹ đào tạo hàng năm, đồng thời tranh thủ kinh phí đào tạo từ tập đoàn để có nguồn kinh phí lớn, để có thể thực hiện chiến lược đào tạo dài hạn, đặc biệt là thực hiện các chương trình đào tạo phải thuê chuyên gia nước ngoài hoặc gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài.

Thnăm, cần có bin pháp s dng nhân lc hợp lý sau đào tạo.

Sau khi kết thúc các chương trình đào tạo, cần sắp xếp, bố trí những lao động đó vào những vị trí công việc phù hợp, liên quan đến kiến thức mà họ được đào tạo. Điều này vừa giúp người lao động áp dụng được kiến thức vừa học vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả làm việc, vừa có tác dụng khuyến khích người lao động tự tham gia đào tạo nâng cao trình độ vì họ thấy kiến thức mình học được được sử dụng trong công việc.

Ngoài ra công ty nên xây dựng cam kết đào tạo và sử dụng sau đào tạo đối với những người lao động được cửđi đào tạo ởcác cơ sởđào tạo trong và ngoài nước đặc biệt là những trường hợp nhân tài được cửđi đào tạo bằng chi

phí của Công ty nhằm hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám sau khi đào tạo. Xây dựng và thực hiện chính sách ký kết cam kết đào tạo sẽ làm một giải pháp nhằm giảm bớt những thiệt hại về phía ổng công ty. Nội dung của cam kết đào tạo đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật lao động và chiến lược phát triển của công ty, đem lại lợi ích lâu dài cho cảcông ty và người lao động muốn gắn bó làm việc lâu dài cho công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 90 - 93)