Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 45 - 48)

6. Kết cấu nội dung của đề tài

1.5.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.5.2.1. Nhân tốmôi trường vĩ mô

a) Môi trường chính trị

Các yếu tố chính trị: bao gồm các mục tiêu, đường lối chính trịđối ngoại của Nhà nước trong mỗi thời kì nhất định. Vềcơ bản, nền chính trịở nước ta tương đối ổn định vững vàng, đường lối phát triển kinh tếtheo định hướng xã hội chủ nghĩa, các mục tiêu kinh tế gắn với lợi ích của nhân dân. Sự gia nhập ASEAN, WTO,… đã tạo nên những cơ hội và thách thức để các doanh nghiệp Việt Nam phát huy hết tiềm năng của mình trong quá trình hội nhập quốc tế, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình đội ngũ nhân lực đủ mạnh đểnâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập.

b) Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm sự tăng trưởng kinh tế nói chung và của mỗi địa phương nói riêng, thu nhập của các tầng lớp dân cư, giá cả, lạm phát, sức mua của đồng tiền, quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng cá nhân, mức sống và tích luỹ của các tầng lớp dân cư… Các yếu tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Kinh tế phát triển, cuộc sống đáp ứng tốt nhu cầu của người dân khi đó người dân sẽ có nhu cầu nâng cao chất lượng của cá nhân, nhu cầu tự khẳng định bản thân.

Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu mối quan hệ thương mại với các nước, các tổ chức là một cơ hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển và đây cũng là xu hướng tất yếu. Rõ ràng rằng, việc hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế.

c) Môi trường văn hóa xã hội

Nhân tố này bao gồm truyền thống, tập quán, thói quen, lễ nghi, nghệ thuật ứng xử, các quy phạm tư tưởng và đạo đức, các hiện tượng và quy luật khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng,… của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, tầng lớp dân cư và quốc gia. Các yếu tố này tạo nên lối sống, văn hóa, môi trường hoạt động xã hội của con người nói chung và người lao động nói riêng. Nó góp phần hình thành và làm thay đổi không chỉ về số lượng mà cả vềcơ cấu nhân lực, triết lí, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp

d) Sự phát triển của kho học công nghệ

Công cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay đã đặt ra những yêu cầu rất cao về trí tuệ nhân lực. Khoảng cách từ khoa học đến công nghệ và sản xuất ngày càng rút ngắn, điều này làm cho sản xuất kinh doanh luôn thay đổi, nhiều ngành nghề mới ra đời làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế của tổ chức. Công nghệ thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng nhân lực, là công cụ quan trọng giúp dân cư và người lao động tiếp cận tri thức thông tin… thúc đẩy tăng năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Trong cuộc cạnh tranh kinh tế thì máy tính, tin học tác động phổ biến đến tính chất và nội dung của điều kiện lao động, do đó sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng nhân lực, nhân lực thích ứng ngày càng tốt hơn đối

với nền sản xuất hiện đại và tạo ra khả năng, cơ hội để hội nhập nhanh chóng lao động nước ta với lao động các nước trên thế giới.

1.5.2.2. Nhân tốmôi trường vi mô

a) Khách hàng

Trong điều kiện xã hội phát triển như ngày nay, nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn với tiêu chí là giá cả không ngừng giảm xuống, chất lượng sản phẩm không ngừng được cải tiến. Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại phải chú trọng đến việc đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao hàm lượng chất xám có trong một sản phẩm, nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Làm được điều này đòi hỏi phải có đội ngũ với nhân viên năng động, luôn bám sát nhu cầu thị hiếu của khách hàng, kịp thời đáp ứng nhanh nhất theo sựthay đổi đó.

Điều này cũng là nhân tố quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm, doanh nghiệp cần liên tục đổi mới nâng cao chất lượng nhân lực để xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng cũng như công nhân sản xuất có chất lượng cao.

b) Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực của doanh nghiệp. Đó là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, doanh nghiệp cần có các chính sách thu hút, duy trì và nâng cao chất lượng nhân lực, không để mất người tài vào tay đối thủ.

c) Cơ quan quản lý nhà nước

Các cơ quan chính quyền cùng các đoàn thể có ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực về các vấn đềliên quan đến các chính sách, chếđộlao động và xã hội, quan hệ vềlao động, giải quyết các khiếu nại về tranh chấp lao động.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 45 - 48)