Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chứ c

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 49)

6. Kết cấu nội dung của đề tài

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chứ c

a) Chức năng chính:

Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông (cầu, đường, sân bay, bến cảng), thuỷ lợi (đê, đập, kênh, mương), bưu điện, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường dây, trạm biến áp.

Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, thương mại du lịch (lữ hành nội địa, quốc tế).

Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, cấu kiện bê tông, cấu kiện và phụ kiện kim loại, đồ mộc, thép).

Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp. Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn (Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường).

Đầu tư xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) các dự án giao thông, thuỷ điện.

Xây dựng và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trình cấp thoát nước và trạm bơm.

Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị cơ điện nước công trình, thiết bị điện dân dụng, công nghiệp, điện máy, điện lạnh và gia nhiệt.

Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, các loại vật tư, xăng dầu, vật liệu xây dựng.

b) Nhiệm vụ

Đối với Nhà nước: Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội có nhiệm vụ thanh toán các khoản phí trong doanh nghiệp, đóng thuế thu nhập doanh nghiệp đầy đủ, đúng hạn, thực hiện toàn bộcác nghĩa vụ đối với Nhà nước

Đối với người lao động: Công ty có nhiệm vụ phải trảlương, thưởng cho người lao động trong công ty…; Thực hiện chức năng phân phối, phối hợp quản lý như phân phối lợi nhuận, phân phối ngày công lao động nhằm tạo ra động lực thúc đẩy quá trình sản xuất của doanh nghiệp phát triển.

Đối với xã hội: Công ty luôn đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tiến độ các dự án trong vai trò là nhà thầu thi công, nên đã có được sự tín nhiệm cao với với khách hàng và mở rộng quan hệ thêm với nhiều khách hàng mới.

c) Cơ cấu tổ chức của công ty

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức công ty

Chủ tịch Hội đồng quản trị- Giám đốc Công ty: Có nhiệm vụ tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan chủ quản và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.

Phòng kế hoạch đầu tư: Hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch sản xuất, tham mưu đề xuất với Giám đốc Công ty sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Phòng kinh tế thịtrường: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong các vấn đề quản lý đầu tư, phát triển dự án.

Phòng tài chính và kế toán: Giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hoạch toán kinh tế trong doanh nghiệp.

Phòng kỹ thuật thi công: Có nhiệm vụtư vấn giám sát các công trình xây dựng, thiết kế các dự án theo yêu cầu của nhà đầu tư, khách hàng, giám sát và kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị, xử lý các sự cố trong quá trình xây dựng.

Ban an toàn: - Lập kế hoạch kiểm tra ATLĐ công trường định kỳ hoặc đột xuất

- Tổ chức phổ biến công tác ATLĐ – VSMT – PCCN cho công nhân các tổđội đơn vị thi công mới vào tham gia thi công trên công trình;

- Kiểm tra toàn diện ATLĐ tại công trường và giám sát an tòan lao động tại công trường.

- Nhắc nhở, chỉnh sửa, ngăn chặn những công việc, hành động không tuân thủliên quan đến quy định, quy trình ATLĐ.

- Kiểm tra thực tế, nhắc nhở, cảnh báo, báo cáo cho cấp quản lý trực tiếp tại công trường.

- Kiểm tra biển báo, bảng biểu, hình ảnh, cảnh báo về ATLĐ đúng yêu cầu.

2.1.3. Kết qu hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn năm 2016 - 2019

Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội năm 2016- 2019

(Đơn vị:VNĐ)

STT Số liệu tài chính – kinh

doanh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 71.596.375.022 119.026.060.403 216.360.167.378 312.494.787. 727

2 Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 71.596.375.022 119.026.060.403 216.360.167.378 312.494.787.727

3 Giá vốn bán hàng 64.023.266.321 101.701.354.678 170.110.310.863 254.931.815.789 4 Lợi nhuận gộp bán hàng

và cung cấp dịch vụ 75.731.087.021 17.324.705.725 46.249.856.515 57.562.971.938

5 Doanh thu hoạt động tài

chính 106.798.701 485.207.975 336.494.810 1.080.231.862 Chi phí tài chính 2.332.226.536 4.307.110.114 3.828.107.500 8.916.269.266 6 Chi phí quản lý kinh

doanh 3.856.667.592 9.839.685.716 16.867.357.696 24.284.538.058 7 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.491.013.333 3.663.117.870 25.890.886.129 25.442.396.476 8 Thu nhập khác 7.709.492 17.440.176 227.350.958 213.298.940 9 Chi phí khác 2.409.912 715.739 39.054.432 76.095.170 10 Lợi nhuận khác 5.299.580 16.724.437 188.296.526 137.203.770 11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.496.312.913 3 679 842.307 26.079.182.655 25.579.600.246 12 Chi phí thuế TNDN 360.178.316 809.565.307 5.215.836.531 5.104.857.479 13 Lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp 1.136.134.597 2.870.277.000 20.863.346.124 20.474.742.767

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp)

Từ bảng 2.1, ta có thể thấy: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Lợi nhuận trước thuế, Lợi nhuận sau thuế, Thu nhập khác của công ty tăng đáng kể qua các năm. Cụ thể: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2018 tăng 97,334 tỷ VNĐ so với năm 2017; Thu nhập khác năm 2018 so với năm 2017 tăng tới 209,910 triệu VNĐ. EBT của công ty tăng đáng kể trong năm 2018 và đã có dấu hiệu giảm trong năm 2019. EBT năm 2018 tăng tới 22,399 tỷ VNĐ so với năm 2017; EBT năm 2019 đã giảm

499,582 triệu VNĐ so với năm 2018; EAT của công ty năm 2018 tăng 17,993 tỷ VNĐ so với năm 2017; EAT năm 2019 giảm 388,603 triệu VNĐ so với năm 2018;

Điều này cho thấy sự đầu tư nghiêm túc của Công ty trong quá trình cung ứng dịch vụ cho khách hàng và kết quả đạt được là mang lại lợi nhuận tăng không ngừng và thương hiệu của công ty ngày càng được khẳng định vững chắc. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế dẫn tới hiệu quả kinh doanh của công ty bị giảm xuống.

2.2. Thực trạng chất lượng nhân lực của Công ty giai đoạn năm 2016 - 2019 - 2019

2.2.1. V kiến thc

Chất lượng nhân lực thông qua cơ cấu trình độngười lao động

Công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nên cần có đội ngũ nhân viên có kiến thức vững chắc về thiết kế, thi công công trình giao thông, công trình dân dụng. Nhìn chung đội ngũ nhân viên trong công ty có trình độ cao thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2. Sốlượng và cơ cấu nhân lực của Công ty theo trình độ học vấn

Năm Tiêu chí 2016 2017 2018 2019 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Sau Đại học 5 5,43 7 4,61 10 4,08 15 4,76 Đại học 25 27,17 40 26,32 65 26,53 80 25,40 Cao đẳng 20 21,74 30 19,74 50 20,41 70 22,22 Trung cấp 30 32,61 50 32,89 80 32,65 100 31,75 THPT 12 13,04 25 16,44 40 16,33 50 15,87 Tổng cộng 92 100 152 100 245 100 315 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Cơ cấu lao động theo trình độ học văn hóa của Công ty không có sự biến động đột ngột đáng kể qua các năm. Nhìn chung, có xu hướng tăng trưởng tích cực: Tăng dần số lao động có trình độ cao, tốc độ tăng cao nhất là số lao

động có trình độ cao đẳng, đại học, từ 2016-2019 đặc biệt là năm 2018 tăng 93 người tăng 61.18% so với năm 2017, năm 2019 tăng 70 người tăng 28,57% so với năm 2018. Số lao động trình độ trung cấp và lao động phổ thông có xu hướng tăng mạnh. Đó là do quy mô của công ty mở rộng thị trường ra các khu vực khác.

Nhóm kiến thức cần có đểđảm bảo công việc

Kiến thức rộng lớn không giới hạn nhưng kiến thức nào quan trọng, ảnh hưởng nhiều nhất tới công việc hiện tại của bản thân thì mỗi cá nhân người lao động phải nhận diện được, bản thân mới biết mình thiếu gì, cần gì, bổ sung nó như thế nào… Từ đó, Công ty mới có cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng nhu cầu công việc.

Bảng 2.3: Giá trị bình quân về mức độ kiến thức cần có

Mức độ thRấấp t Thấp Trung

bình Khá Tốt Giá trị trung bình Kiến thức về chuyên môn 0 0 0 38 34 4.47 Kiến thức về quản trị nhân lực 6 8 35 13 10 3.18 Kiến thức về thịtrường 11 38 10 7 6 2.43 Kiến thức chung về văn hóa -

xã hội - pháp luật 0 10 20 33 9 3.54

Kiến thức về khách hàng 6 8 17 30 11 3.56 Kiến thức vềđối thủ cạnh tranh 10 27 23 7 5 2.58

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Mức độđánh giá kiến thức cần có được chia thành 5 mức:

1: Rất thấp 2: Thấp 3: Trung bình 4: Khá 5: Tốt Qua bảng 2.3 có thể thấy rằng kiến thức về chuyên môn được đánh giá cao nhất với mức điểm trung bình đạt 4.47, tiếp theo là kiến thức về khách hàng kiến thức này có giá trị là 3,56. Nhìn chung, nhân viên trong công ty đã nhận thức và đánh giá đúng mức độ quan trọng của các nhóm kiến thức. Muốn thực hiện tốt công việc theo chức năng và nhiệm vụ của mình thì trước hết kiến thức chuyên ngành phải vững, kiến thức về văn hóa, xã hội và phát luật sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đềphát sinh liên quan đến công việc.

Từ nhận thức của mỗi cá nhân lao động đã thể hiện sự thiếu quan tâm, hiểu biết về đối thủ cạnh tranh thì mức độ đáp ứng của nhân viên kinh doanh của Công ty đối với loại kiến thức này sẽ thấp. Hơn nữa, Công ty chưa có hoạt động nào để nhân viên của mình tìm hiểu vềđối thủ cạnh tranh, đó cũng là một trong các yếu tố hạn chế mà lãnh đạo Công ty phải có phương án thay đổi. Nhìn chung, mức độđáp ứng công việc gắn liền với ý kiến đánh giá mức độ.

2.2.2. V th lc

Để có thể lực tốt nhất phục vụ cho công việc, thực hiện Quyết định số 1736/CKXD ngày 12/06/2015 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động, hàng năm cán bộ, công nhân viên Công ty đều được khám sức khỏe định kỳ với những nội dung khám và xét nghiệm cụ thể: đo các chỉ số thể lực, khám lâm sàng chuyên khoa nội, ngoại, da liễu, mắt, tai mũi họng,...), xét nghiệm máu (HIV, men gan, xét nghiệm huyết học, axit uric...), xét nghiệm nước tiểu, chụp X quang, siêu âm, điện tim đồ... để đánh giá tổng thể sức khỏe người lao động cũng như phát hiện sớm một số bệnh để kịp thời chữa trị, kết quảthu được như sau:

Bảng 2.4 : Kết quả khám sức khỏe định kỳ của người lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội

TT Xếp loại

sức khỏe Năm 2017 (%) Năm 2018 (%) Năm 2019 (%)

1 Loại I 1,32 2,86 3,17 2 Loại II 52,63 57,55 60,00 3 Loại III 36,18 31,84 30,48 4 Loại IV 9,87 7,75 6,35 Tổng cộng 100 100 100 (Nguồn: Theo phòng Tổ chức hành chính) Ghi chú: Loại I: Sức khỏe tốt; Loại II: Khỏe, đủ sức khỏe để làm việc, học tập; Loại III: Sức khỏe bình thường; Loại IV: Sức khỏe chưa tốt.

Qua bảng 2.4 cho thấy: thể lực của cán bộ, công nhân viên đa số sức khỏe (loại II), có đủ sức khỏe để làm việc và học tập, thấp nhất 52,63% năm

2017. Số lượng cán bộ, công nhân viên sức khỏe xếp loại IV (sức khỏe chưa tốt) vẫn còn, chiếm tỷ lệ 6,35% đến 9,87%, do vậy cần phải củng cố và nâng cao hơn nữa sức khỏe của người lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội. Đối tượng thường rơi vào sức khỏe loại IV là đội ngũ cán bộ, công nhân viên lớn tuổi, cán bộ quản lý thường xuyên phải đi tiếp khách, dẫn đến sức khỏe bị ảnh hưởng. Ngoài ra còn có một số cán bộ công nhân viên ngồi nhiều văn phòng nhưng ít vận động thể dục thểthao tăng cường sức khỏe dẫn đến mắc một số bệnh như đau lưng, nhức đầu... ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Thời gian tới để giảm tỷ lệ sức khỏe loại IV trong đội ngũ cán bộ công nhân viên, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội cần có các chương trình chăm sóc sức khỏe định kỳ cho người lao động, tổ chức các hoạt động thể thao hoặc tọa đàm nâng cao hiểu biết về sức khỏe đến với các đối tượng này.

2.2.3. V phm cht ngh nghip

Ngoài yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thì nhân viên phải đáp ứng được những phẩm chất như: không đi muộn, chịu khó không xin nghỉ khi không có lý do hợp lý, không cãi nhau với đồng nghiệp trong giờ, tán gẫu làm ồn trong giờ làm việc…

Bảng 2.5. Việc chấp hành kỷ luật lao động của người lao động

ĐVT: người

Mức độ Tiêu chí

Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không

Tổng cộng Số người Tỷ lệ ̣(%) Số người Tỷ lệ ̣(%) Số người Tỷ lệ ̣(%) Số người Tỷ lệ ̣(%) Mức độ nghỉ làm 2 2,78 18 25 45 62,5 7 9,72 72 Xin phép khi nghỉ làm 31 43,06 24 33,33 4 5,55 13 18,06 72 Đi muộn 7 9,72 42 58,33 13 18,06 10 13,89 72 Bỏ vị trí đi làm việc

khác 1 1,39 31 43,06 25 34,72 15 20,83 72

Tiếp khách trong

giờ 1 1,39 35 48,61 23 31,94 13 18,06 72

Tán ngẫu trong giờ 47 65,28 18 25 6 8,33 1 1,39 72

Tranh cãi với đồng

nghiệp trong giờ 1 1,39 36 50 21 29,17 14 19,44 72

Với các số liệu điều tra cho thấy tần suất nhân lực nghỉ làm do các lý do việc riêng cá nhân là chủ yếu, số người nghỉ làm do ốm đau hay vấn đề sức khỏe không nhiều. Số người ít khi nghỉ chiếm 62,5%, số thỉnh thoảng nghỉ làm chiếm 25%. Khi nghỉ làm, số lượng người thường xuyên nghỉ phép chiếm 43,06%, số người nghỉ làm không xin phép chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Riêng vấn đề đi làm muộn diễn ra khá phổ biến mặc dù tỷ lệ trả lời là thỉnh thoảng đi muộn (58,33%) với mức đi muộn từ 10 đến 15 phút, nhưng trên thực tế số những người đi muộn thường xuyên cao hơn.

Số nhân viên thỉnh thoảng bỏ việc để làm công việc khác chiếm 43,06% và tần suất ít khi bỏnơi làm việc chiếm 34,72%. Một trong những nguyên nhân dừng việc dởdang đó là do sự sắp xếp, điều phối công việc của người quản lý, còn lại là do tiếp khách trong giờ làm việc: tỷ lệ thi thoảng tiếp khách chiếm 48,61%, ít khi chiếm 31,94%, và không tiếp khách chiếm 18,06%. Nhân viên bỏ dở dang công việc để tiếp khách, hay thi thoảng đi làm muộn cao thể hiện sự thiếu tôn trọng công việc và thiếu nghiêm túc trong công việc. Từ các số liệu trên có thể nhận định sơ bộ: thái độ làm việc của người lao động chưa thực sự nghiêm túc và coi trọng công việc của bản thân và của Công ty.

Bảng 2.6. Cách ứng xử của người lao động đối với áp lực công việc

ĐVT: %

Yêu cầu làm thêm giờ Yêu cầu nhận thêm việc Tự giải quyết khó khăn trong công việc Mức độ T(%) ỷ lệ Mức độ T(%) ỷ lệ Mức độ T(%) ỷ lệ Rất sẵn sàng 5,56 Rất nhiệt tình 8,33 Rất cố gắng 11,11 Sẵn sàng 13,89 Nhiệt tình 13,89 Cố gắng 48,61 Bình thường 26,39 Bình thường 29,17 Bình thường 38,89 Không muốn 54,17 Không muốn 48,61 Không muốn 1,39

Khi tiến độ công việc đòi hỏi cần tăng ca hay nhận thêm việc (phù hợp chuyên môn) những mức độ sẵn sàng chỉ chiếm 13,89%, mức độ không muốn tăng ca lên đến 54,17%, mức độ không nhiệt tình khi nhận thêm công việc khác cũng 48,61%, mức độ rất sẵn sàng tăng ca hay nhiệt tình nhận thêm công việc chưa đến 10%.

Nguyên nhân thiếu sẵn sàng hay thiếu lòng nhiệt tình là một câu hỏi không chỉ với tác giả mà còn là của các nhà quản lý trong Công ty. Một phần của câu trả lời này là nhân lực thiếu động lực làm việc, đặc biệt là động lực tài

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)