CHƢƠNG IV POLYME VÔ CƠ VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA NÓ (8 LT + 4TL)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG màng phủ vô cơ (Trang 147 - 148)

- Phạm vi ứng dụng:

CHƢƠNG IV POLYME VÔ CƠ VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA NÓ (8 LT + 4TL)

IV.1. Phân loại polyme vô cơ 1) Khái niệm về polymer vô cơ

Trong các ngành khoa học và công nghệ hiện nay đòi hỏi càng nhiều loại vật liệu khác nhau với những tính chất đặc biệt ngày càng cao. Trong các loại vật liệu thì vật liệu polymer nói chung và vật liệu polymer vô cơ nói riêng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghệ và trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Vì vậy, vật liệu polymer là một trong những vật liệu của tương lai đang được các nhà khoa học quan tâm.

Với vật liệu polyme vô cơ thuộc loại hợp chất có khối lượng phân tử lớn hay gọi là hợp chất cao phân tử và thuộc hệ polyme nói chung nhưng được hợp thành từ các hợp chất hay đơn chất có phân tử bé và gọi là monome để đa tụ hay ngưng tụ thành hợp chất phân tử lớn gọi là polyme.

Thông thường polyme vô cơ được chia làm 3 nhóm:  Polyme rắn với liên kết dạng ion.

 Các hợp chất kim loại, bán kim loại và kim loại trơ.

 Hợp chất có tính chất keo liên kết theo kiểu cộng hoas trị của các nguyên tử. Dạng này tồn tại phổ biến ở dạng lỏng.

Cũng có 1 số tác giả quan niệm rằng polyme vô cơ chỉ nên chia làm 2 nhóm: 1. Polyme đồng nhất được hình thành từ một nguyên tử do liên kết cộng

hóa trị của các nguyên tử thành nhiều nguyên tử có phân tử lượng cao gọi là polyme vô cơ dù nguồn gốc của nguyên tử có thể là nguyên tố vô cơ hay kim loại hay phi kim loại.

2. Polyme không đồng nhất chúng được tạo thành từ các hợp chất phân tử lượng nhỏ thành hợp chất phân tử lượng lớn (từ monome thành polyme). Loại này có thể tồn tại ở dạng các muối rắn như các muối poly sunphat, poly photphat hay dạng lỏng dưới dạng dung dịch keo của các hydroxit kim loại, photphat kim loại húa trị cao hay silicat kim loại húa trị thấp và cao.

Như vậy vật liệu polyme vô cơ có thể được hình thành từ nhiều nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendelev. Các nguyên tố ở vị trí gần nguyên tố Cacbon trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendelev như: B, H, Si, S, P, Ge,

As, Se, Sr, Sb, Te, Bi… Năng lượng liên kết của polyme đồng nhất có năng lượng liên kết cú giá trị khoảng 80 kcal/ mol so với năng lượng liên kết C - C trong polyme hữu cơ.

Còn polyme vô cơ không đồng nhất có năng lượng liên kết khá cao hơn năng lượng liên kết C-C. Ví dụ như polyme không đồng nhất chứa Bo và Nitơ có liên kết B - N với năng lượng 104,3 kcal/mol.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG màng phủ vô cơ (Trang 147 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)