Phun nóng chảy:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG màng phủ vô cơ (Trang 31 - 33)

Phun nóng chảy là một quy trình phun nhiệt. Nguyên lý của nó là phun một lớp bột hợp kim tự nóng chảy lên bề mặt chi tiết. Một khi vật liệu đã được áp dụng với một độ dày chính xác, lớp phủ sau đó được nung đến nhiệt độ nóng chảy (khoảng 1000oC), tạo nên sự khuếch tán các nguyên tố giữa các lớp phun và vật liệu nền (Hình 17).

Hình 17: Sơ đồ phương pháp phun nóng chảy

Với việc tăng cường 35% đến 65% WC cải thiện khả năng chống mài mòn và chống ăn mòn. Độ bền của lớp phủ lên đến xấp xỉ 200MPa và có khả năng hàn dày lên từ 3-6mm, khiến cho công nghệ này trở nên lý tưởng cho các ứng dụng chịu tải, chịu mài mòn và ăn mòn mãnh liệt hoặc các chi tiết chịu ma sát cao. Các hợp kim tự nóng chảy được sử dụng nhiều năm trong các môi trường đặc biệt khắc nghiệt trong ngành dầu khí, hoá dầu, nhiệt điện, công nghiệp giấy và bột giấy…

Một ví dụ về phun nóng chảy (Hình 18). Vật liệu cần phủ Nguồn làm nóng

chảy vật liệu khi hút vào vòi phunVật liệu nóng chảy

Vật liệu khi phủ lên chi tiêt

Hình 18: Sơ đồ phun phủ kim loại

Ƣu điểm:

 Phương pháp phun nóng chảy có độ dính kết cao hơn so với phun nguội. Vì sự liên kết giữa vật liệu phun và bề mặt nền là liên kết cơ học và thiêu kết.

 Độ cứng, độ bền và chịu va đập cao, có thể phun được các vật liệu có nhiệt độ nóng chảy cao như Vonfram, Molipdel hoặc Crôm.

 Tốc độ phủ cao hơn, năng suất cao, có thể phun dày từ 3-9mm  Lớp phủ mịn, không bị rỗ, xốp

 Không cần chuẩn bị bề mặt quá phức tạp

Nhƣợc điểm:

 Nhiệt độ của dòng khí hay Plasma (hồ quang) rất lớn (1500 – 5000o C), do làm thay đổi tính chất của bột phủ (ôxi hoá, chuyển hoá pha, phân huỷ, thay đổi thành phần hoá hoc v.v.)và ảnh hưởng đến bề mặt cần phun (nung nóng, ôxi hoá, tạo ra ứng xuất dư v.v.).

 Một vấn đề nữa là không thể phun phủ hỗn hợp bột với các thành phần có tính chất hoá-lý khác nhau rất nhiều (kim loại-polyme, kim loại-gốm, kim loại-polyme-gốm v.v.) và kích thước nhỏ.

Vật liệu phủ

Quá trìnhphủ

 Bột phủ và kim loại nền có thể tạo ra liên kết hoá học (chẳng hạn liên kim loại)

 Cần tay nghề cao để kiểm soát bề mặt vật phun (Nếu không tự động)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG màng phủ vô cơ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)