Đặc tính trao đổi ion

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG màng phủ vô cơ (Trang 161)

- Phạm vi ứng dụng:

2) Đặc tính trao đổi ion

Đặc tính thứ hai của polyme vô cơ là có khả năng trao đổi ion nhưng không phải với tất cả các hợp chất vô cơ cao phân tử mà chỉ đối với các muối axit hay kiềm của chúng như các hợp chất oxit nhôm, nước trong silica gel, các muối silicat, poly phosphat, hydroxit và phosphonitril clorit đều thuộc loại polyme vô cơ có đặc tính trao đổi ion.

Trong nước, poly phosphat không thể phân ly hoàn toàn mà chỉ đạt tối đa 30%. Nguyên nhân đối với muối polyphosphat là do khối lượng phân tử của nó lớn và nó có thể tích điện nhiều hay tích điện ít, khi phân ly tạo ra các ion, các ion mang điện tích tự do của anion tăng dần so với điện tích còn lại của catión, do đó chúng tạo ra điện tích rất cao của anion và tạo ra lực tĩnh điện để ngăn cản sự xảy thủy phân tiếp của muối polyphosphat. Các hợp chất polyme vô cơ hòa tan khác cũng xảy ra hiện tượng tương tự như muối polyphosphat.

Khi chuyển động vào dung dịch các ion đa hóa trị được trao đổi với dung môi và do đó bản thân mang điện tích dương cao của catión vẫn giữ nguyên giá trị ở khu vực gần anion bên cạnh. Nhờ vậy mà cation chuyển vào dung dịch với điện tích rất nhỏ. Đối với tất cả các polyme vô cơ đều có khả năng tham gia trao đổi ion với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào bản chất cation và anion hình thành polyme. Tất cả các hợp chất chứa các ion phân tử lớn chúng có thể bị trung hòa bằng lượng ion monome. Các ion này phân ly yếu nhưng lại dễ trao đổi với các ion kacs khi có mặt trong dung dịch đặc biệt với các ion hóa trị cao hay ion có điện tích bằng nhau. Như vậy sự trao đổi ion chỉ có thể xảy ra với các ion polyme có diện tích cao. Cần nhấn mạnh dù ở trạng thái rắn hay lỏng cần phải có điều kiện ion tích điện ngược dấu của hợp chất phân tử thấp có thể xảy ra tự do xâm nhập vào hợp chất cao phân tử.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG màng phủ vô cơ (Trang 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)