Được thực hiện bằng một lớp bột mài với nhiều cỡ hạt khác nhau (từ 250 µm đến 3 µm- Hình 39). Người ta dùng keo để gắn bột mài lên các bề mặt để có hình dạng khác nhau: dạng đĩa trụ (phớt mài), dạng đai chuyển… chúng được lắp lên máy quay để mài. Để mài làm được bằng da, dạ, vải…ghép đẩy thành hình dạng thích hợp. Để bề mặt càng nhẵn thì càng phải tăng số lần mài với các cỡ hạt khác nhau từ mài thô đến mài mịn.
Hình 39: Hạt mài Có 3 loại hạt mài cơ bản:
Hạt thép: hạt mài được làm tróc những lớp cáu bẩn, bám dính
trên bề mặt thép.
Bột ôxit nhôm: có đặc điểm là rất cứng, sắc, chống nóng và chống ăn mòn cao.
Hạt bi thủy tinh: Được sử dụng phổ biến cho việc phun cát làm sạch bề mặt dùng khí nén.
2. Đánh bóng
Đánh bóng kim loại là một công đoạn quan trọng trong việc xử lý bề mặt kim loại. Quá trình đánh bóng kim loại được thực hiện bằng cách sử dụng các tác nhân bên ngoài tác động lên bề mặt kim loại nhằm tạo ra bề mặt sản phẩm đúng theo mục đích sản xuất.
Trước đây, kim loại chủ yếu được đánh bóng bằng liệu pháp mài. Đây là phương pháp thô sơ và tốn rất nhiều thời gian, công sức cho sản xuất. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm được tạo ra cũng không mấy cao. Chính bởi vậy, máy đánh bóng kim loại cũng như các sản phẩm hỗ trợ quá trình đánh
bóng đã ra đời, giúp cho công việc đánh bóng trở nên dễ dàng hơn, đồng thời khắc phục được tối đa những hạn chế của phương pháp đánh bóng thủ công.
Quy trình đánh bóng kim loại:
Quy trình đánh bóng kim loại thường được chia làm 2 giai đoạn, bao gồm mài mòn, làm mịn bề mặt và giai đoạn làm bóng bề mặt kim loại.