Giai đoạn đánh bóng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG màng phủ vô cơ (Trang 91 - 93)

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn làm bóng bề mặt kim loại. Trong giai đoạn này, để sản phẩm đạt được đến độ hoàn thiện, thợ đánh bóng kim loại sẽ cần sử dụng đến các thiết bị phụ trợ để làm cho bề mặt được sáng bóng, giúp loại bỏ các tạp chất cũng như ngăn chặn quá trình oxy hóa của bề mặt kim loại.

Khi đánh bóng có hai loại đánh bóng chuyển động: chuyển động cắt và chuyển động màu sắc. Các chuyển động cắt được thiết kế để có được bề mặt mịn, bề mặt bán sáng. Các chuyển động màu sắc cho một sạch sẽ, sáng sủa, bề mặt sáng bóng. Điều này đạt được bằng cách di chuyển các phôi với vòng quay của bánh xe đánh bóng, trong khi sử dụng phương tiện để áp lực nhẹ.

Một số nguyên liệu đánh bóng kim loại:

Nguyên liệu đánh bóng kim loại được chia thành hai loại là các nguyên liệu thô đánh bóng kim loại và các loại hóa chất đánh bóng kim loại.

Nguyên liệu đánh bóng kim loại bao gồm:  Đá đánh bóng kim loại

 Bi đánh bóng kim loại  Cát đánh bóng kim loại  Bánh mài, bánh nhám  Phớt, lơ đánh bóng kim loại

Quay xóc: Áp dụng cho các vật bé, mỏng. Vật liệu cần xử lý bề mặt

được cho vào thùng quay hay máy rung cùng với các hạt bi nhỏ hay hóa chất tẩy rửa và chất độn. Sau một thời gian quay, rung hoặc xóc, sản phẩm được cọ sạch, hết gỉ, hết dầu mỡ và nhẵn hơn.

Chải: áp dụng cho các vật liệu có nhiều khe, kẽ, lỗ, rãnh.. bản chải quay

làm bằng dây thép, dây đồng tau hoặc rễ cây… Thông thường để tăng độ bóng của bề mặt vật liệu, người ta thường chải ướt bằng dung dịch xà phòng.

Phun: Phương pháp này áp dụng cho vật to, thô, khó di chuyển. Dùng

một vòi phun cát hay vòi phun nước ở áp suất cao phun lên bề mặt cần làm bóng để tẩy hết chất bẩn, dầu mỡ, gỉ, oxit bám trên bề mặt của kim loại.

II.2.2. Phƣơng pháp vật lý

Phương pháp này còn gọi là rửa bề mặt kim loại. Một số kim loại trước khi tạo lớp phủ, chỉ cần đưa qua bể rửa, và sấy khô có thể tạo lớp phủ ngay được do đặc tính bề mặt của kim loại không chứa lớp oxit hay dầu mỡ.

Trong công nghệ mạ, sau mỗi khâu gia công thường phải rửa sạch bề mặt kim loại cần gia côn. Nếu do thiếu nước rửa hoặc nước rửa không đủ, rửa không đúng quy trình sẽ làm giảm độ bắm dính của lớp mạ, làm lẫn những dung dịch từ bể này sang bể kia, gây nhiều hư hỏng và phiền toái trong sản suất.

Có thể rửa nhúng liên tiếp trong nhiều bể, rửa trong dòng chảy, rửa trong bể nước có sục khí, rửa dưới vòi nước hoặc dưới voi phun mưa. Nên kết hợp nhiều cách trong một lần rửa. Nước sau khi rửa sẽ lần nhiều tạp chất, chỉ được thải ra môi trường với một nồng độ cho phép, nêu không sẽ gây hại đến môi trường và những khâu tẩy rửa tiếp theo. Ví dụ trong nước rửa có quá 3 g/l SO42- thì sau đó vật đưa sang bể tẩy dầu mỡ sẽ bị giảm hiệu quả tẩy rửa từ 93 đến 75%. Nếu nước rửa có tồn tại Fe2+ thì hiệu quả tẩy rửa còn giảm xuống nhiều hơn. Muối trong nước rửa có thể tác dụng với bề mặt kim loại hình thành nhiều màng muối khó tan. Các ion Ca2+,

Mg2+ trong nước cứng cũng tạo nên màng muối rất khó rửa sạch. Để hạn chế hiện tượng này, bước rửa cuối cùng người ta dùng nước cất để tráng rửa bề mặt kim loại.

Trường hợp phải dùng nước cứng, nước đã qua sử dụng để tẩy rửa, nhất thiết phải rửa lại ít nhất hai lần bằng nước sạch, nước mềm. Nước rửa có thể là nước lạnh, nước ấm (40-60ºC) hay nước nóng (60-90ºC). Nước ấm rửa

sau tẩy dầu mỡ, sau tẩy gỉ cho kim loại nhẹ và hợp kim của nó để bóc lớp mùn cặn, rửa sau khi oxi hóa kim loại đen. Lưu ý khi dùng nước nóng để rửa bề mặt kim loại, trước khi sấy khô cần tráng qua một lớp nước có chứa 3-5% Na2CO3 và một ít NH4OH.

II.2.3. Phƣơng pháp hóa học 1) Tẩy dầu

Bề mặt kim loại thường dính dầu mỡ, dù là rất mỏng cũng đủ làm cho bề mặt kim loại trở nên kỵ nước, làm giảm độ bám dính của lớp màng phủ.. Có rất nhiều cách tẩy dầu mỡ, thông thường người ta sử dụng những phương pháp sau:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG màng phủ vô cơ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)