Tổng quan về Công ty TNHH Yu Chung Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC GIAO DỊCH BẰNG NGOẠI TỆ TẠI CÔNG TY TNHH YU CHUNG VIỆT NAM (Trang 40)

2.1.1Thông tin cơ bản của Công ty

- Tên công ty (tiếng Việt): Công ty TNHH YU CHUNG VIỆT NAM. - Tên công ty (tiếng Anh): YUCHUNG VINA Company Limited.

- Trụ sở chính: 06, đƣờng Tân Thới Nhất 7, phƣờng Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM.

- Điện thoại: 08.37192033. - Fax: 08.37192032.

- Mã số thuế: 0302332932.

- Vốn điều lệ công ty: 200.000 USD. - Diện tích: 4000 m2.

- Giám đốc: CHOI SANG GIL.

- Quyết định thành lập: Công ty TNHH Yu Chung Việt Nam đƣợc thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 235/GP-HCM cấp ngày 15/06/2001.

- Ngành nghề kinh doanh: Gia công các sản phẩm may mặc xuất khẩu bao gồm áo choàng nữ, váy, quần, áo sơ mi, áo thun, áo jacket, đồ thể thao,nón…80% đến Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ, còn lại là thị trƣờng trong nƣớc.

2.1.2Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty

- Công ty TNHH Yu Chung Việt Nam là một doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân, có tên và trụ sở chính theo quy định của nhà nƣớc, có con dấu theo mẫu riêng DN TNHH, 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Khi mới thành lập Công ty chỉ có 110 lao động đƣợc chia làm 2 chuyền sản xuất.

- Sau nhiều năm thành lập, Công ty đã mở rộng về cả quy mô lẫn hình thức, mặc hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu là quần áo thể thao, nón… và Hàn quốc là thị trƣờng chủ yếu, không ngừng gia tăng về chủng loại và số lƣợng.

- Thị trƣờng đƣợc mở rộng từ trong nƣớc tới Hàn Quốc, sang cả Châu Âu và đặc biệt là mở rộng sang cả thị trƣờng Mỹ. Đây là thị trƣờng mạnh và tiềm năng nên công ty có chiến lƣợc kinh tế lâu dài.

2.1.3Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty

Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Yu Chung Việt Nam đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty.

(Nguồn: Phòng nhân sự Công ty TNHH Yu Chung Việt Nam).

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty:

- Là ngƣời đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp về mọi lĩnh vực hoạt động của công ty với nhà nƣớc Việt Nam.

Phòng nhân sự:

- Tham mƣu cho giám đốc về chính sách đối với ngƣời lao động: đào tạo, nâng bậc.

- Tham mƣu cho giám đốc về công tác nhân sự, tuyển dụng, đào tạo sắp xếp nhân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu về công tác cán bộ của công ty.

- Thực hiện việc xây dựng sơ đồ tổ chức hệ thống, mô tả công việc từng vị trí. - Lƣơng, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động.

- Thực hiện công tác văn thƣ, hành chính lƣu trữ, tiếp tân của công ty. Phòng kỹ thuật sản xuất:

- Xây dựng các kế hoạch sản xuất, kế hoạch dài hạn, định hƣớng phát triển sản xuất, nắm vững thông tin tình hình sản xuất hàng ngày, tiến độ thực hiện hợp đồng.

- Nhận nguyên, phụ liệu từ phòng xuất, nhập khẩu và cung ứng vật tƣ đầy đủ, đồng bộ kịp thời cho bộ phận sản xuất, kiểm tra chặt chẽ nguyên phụ liệu nhập kho.

- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh. - Quản lý kho và phƣơng tiện vận tải.

- Cung cấp các vật liệu và phụ tùng phục vụ sản xuất.

- Tiếp nhận toàn bộ tài liệu, gặp khách hàng hoặc thiết kế theo mẫu khách hàng, chế tạo mẫu thử để khách hàng duyệt thông số, duyệt mẫu vải, size, ra sơ đồ định mức nguyên phụ liệu để thông báo cho phòng kế hoạch.

Phòng kế toán:

- Tham mƣu cho giám đốc trong việc quản lý tình hình sử dụng vốn, khai thác vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.

- Tham mƣu cho giám đốc trong việc ký kết và thanh lý các hợp đồng kinh kế hợp tác kinh doanh, hợp đồng tín dụng.

- Theo dõi phân tích việc thực hiện kế hoạch và lập báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh hàng tháng, quý, năm của Công ty. Lập các báo cáo theo quy định của các cơ quan chức năng.

- Tổ chức hoạch toán kế toán, luân chuyển chứng từ kế toán tại văn phòng công ty.

- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo thống kê đúng chế độ của nhà nƣớc.

- Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá đúng tình hình và hiệu quả chung của công ty.

- Theo dõi phân tích báo cáo định kỳ cho giám đốc về tình hình tài chính và hiệu quả chung của công ty.

Phòng xuất nhập khẩu:

- Tham mƣu cho giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng.

- Chịu trách nhiệm lƣu trữ các hồ sơ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.

- Thực hiện nhập khẩu, tổ chức phân phối nguyên phụ liệu và xuất khẩu sản phẩm đã gia công cho các đối tác nƣớc ngoài.

- Cập nhật văn bản chính sách của nhà nƣớc và các đối tác liên quan đến tình hình xuất nhập khẩu của công ty.

Bộ phận cắt:

- Tổ cắt nhận mẫu thiết kế của phòng kỹ thuật, kiểm tra, coppy mẫu. - Liên hệ phòng kỹ thuật sản xuất nhận vải.

- Hoàn thành xong chuyển xuống cho bộ phận chuyền may. Bộ phận may: Gồm có 5 dây chuyền nhỏ

- Nhận nguyên phụ liệu từ bộ phận cắt tiến hành may theo chuyền để nối kết các bộ phận thành sản phẩm hoàn thành theo mẫu thiết kế.

- Hoàn thành xong chuyển xuống bộ phận hoàn thành. Bộ phận KCS:

- Tiến hành kiểm tra sản phẩm theo mẩu thiết kế nếu đạt yêu cầu thì giao cho bộ phận hoàn thành.

Bộ phận hoàn thành:

- Cắt chỉ, ủi, gắn thẻ bài, vào nilon, xếp đóng gói theo tài liệu hƣớng dẫn của khách hàng.

2.1.4Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 2.1.4.1 Cơ cấu bộ máy kế toán 2.1.4.1 Cơ cấu bộ máy kế toán

Bộ máy tổ chức phòng kế toán của Công ty TNHH Yu Chung Việt Nam đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức phòng kế toán tại Công ty.

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Yu Chung Việt Nam).

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong Phòng kế toán:

- Kế toán trƣởng: là ngƣời đƣợc bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán của công ty và là ngƣời phụ trách, chỉ đạo chung, tham mƣu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lƣợc tài chính. Kế toán trƣởng là ngƣời hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh

KẾ TOÁN TRƢỞNG

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, KẾ TOÁN THUẾ

KẾ TOÁN TỔNG HỢP, KẾ TOÁN CÔNG NỢ, KẾ TOÁN

THANH TOÁN, KẾ TOÁN LƢƠNG

THỦ QUỸ

những công việc mà các kế toán viên đã làm, sao cho đúng với các văn bản, quyết định đã đƣợc ban hành.

- Kế toán tổng hợp: hỗ trợ kế toán trƣởng, có trách nhiệm hƣớng dẫn việc chấp hành các chế độ, thể lệ về kế toán tài chính cho các nhân viên có liên quan. Đồng thời làm nhiệm vụ của một kế toán tổng hợp: tập hợp chi phí theo số liệu phát sinh, tổ chức ghi chép, tổng hợp số liệu nhập xuất, tiêu thụ, theo dõi các loại vốn, các quỹ của công ty, theo dõi các khoản thuế nhƣ thuế GTGT, thuế TNDN,…xác định lãi lỗ, lập báo cáo tài chính.

- Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý, thu, chi tiền mặt phục vụ cho hoạt động hàng ngày của công ty. Hàng ngày kiểm kê số tồn quỹ thực tế, báo cáo với kế toán trƣởng và đối chiếu với kế toán thanh toán. Cập nhật và lƣu trữ các chứng từ và sổ sách có liên quan.

- Kế toán công nợ: là ngƣời quản lý, theo dõi công nợ của từng khách hàng và nhà cung cấp. Đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi các khoản nợ.

- Kế toán thanh toán: là thực hiện việc lập các chứng từ thu, chi đồng thời trực tiếp theo dõi, quản lý, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến việc sử dụng dòng tiền để thanh toán các đối tƣợng bên trong và bên ngoài công ty.

- Kế toán tài sản cố định: tham gia kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nhà nƣớc, lập các báo cáo về TSCĐ của công ty, kế toán tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản và sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của TSCĐ.

- Kế toán thuế: là ngƣời chuyên phụ trách về các vấn đề liên quan về thuế trong công ty. Đảm bảo công ty tuân thủ pháp luật và đóng thuế đúng quy định.

- Kế toán tiền lƣơng: là ngƣời chuyên phụ trách về việc tính và trích các khoản theo lƣơng dựa vào các yếu tố nhƣ: Bảng chấm công, bảng theo dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán… nhận đƣợc từ phòng nhân sự để lập bảng tính, thanh toán lƣơng và bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động.

- Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hằng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VND).

- Chế độ kế toán: Công ty thực hiện công tác kế toán theo Hệ thống Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Thông tƣ số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính và các Thông tƣ hƣớng dẫn sửa đổi, bổ sung có liên quan.

- Công ty áp dụng hệ thống sổ sách theo hình thức kế toán Nhật ký chung và Sổ cái chi tiết (áp dụng theo Thông tƣ số 200/2014/TT-BTC) và theo dõi số liệu thông qua Hệ chƣơng trình kế toán Trí Tuệ 4.3 do Công ty TNHH Kiểm toán Tƣ vấn Độc lập cung cấp.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức kế toán tại Công ty TNHH Yu Chung Việt Nam.

Giải thích ký hiệu:

: Nhập số liệu hàng ngày. : In sổ, báo cáo cuối năm.

- Cơ sở lập Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của Công ty đƣợc soạn lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lí có liên quan.

- Các loại tỷ giá áp dụng trong kế toán: Ngân hàng thƣơng mại mà Công ty lựa chọn tỷ giá để áp dụng trong kế toán là Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (Vietcombank).

Chứng từ kế toán

Nhật ký chung

Sổ cái chi tiết Báo cáo tài

chính Phần mềm kế toán Máy vi tính Chứng từ gốc Bảng cân đối số phát sinh

- Tỷ giá áp dụng khi ghi nhận và đánh giá lại tài sản:

+ Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dƣ tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ là Tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng thƣơng mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

+ Công ty đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu là Tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thƣơng mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

+ Tỷ giá áp dụng khi ghi nhận và đánh giá lại nợ phải trả: Công ty đánh giá lại các khoản phải trả có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thƣơng mại nơi doanh nghiệp thƣờng xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền: Tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Các khoản tƣơng đƣơng tiền là các khoản đầu tƣ ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng chuyển đổi thành một lƣợng tiền xác định, không có nhiều rủi ro về thay đổi giá trị và đƣợc sử dụng cho mục đích đáp ứng các cam kết chi tiền ngắn hạn hơn là cho mục đích đầu tƣ hay là các mục đích khác.

- Nguyên tắc kế toán nợ phải thu:

+ Các khoản phải thu đƣợc trình bày trên Báo cáo tài chính theo giá trị ghi sổ Các khoản phải thu từ khách hàng và phải thu khác sau khi cấn trừ Các khoản dự phòng đƣợc lập cho Các khoản phải thu khó đòi.

+ Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị của các khoản phải thu mà Công ty dự kiến không có khả năng thu hồi tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

+ Tăng hoặc giảm số dƣ tài khoản dự phòng đƣợc hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm.

+ Các khoản nợ phải thu đƣợc trình bày theo giá trị ghi sổ trừ đi các khoản dự phòng phải thu khó đòi.

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho đƣợc ghi nhận trên cơ sở giá gốc là giá bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đƣợc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

+ Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên và tính giá trị hàng tồn kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền.

+ Công ty thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo Thông tƣ 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ tài Chính.

- Phƣơng pháp nộp thuế GTGT: Theo phƣơng pháp khấu trừ. - Phƣơng pháp tính lƣơng:

+ Quy chế trả lƣơng (theo Bản quy chế trả lƣơng, tăng thƣởng của Công ty TNHH Yu Chung Việt Nam).

+ Tiền lƣơng tháng đƣợc trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động.

+ Thời gian trả lƣơng: Vào ngày 10 của tháng. + Hình thức trả lƣơng: bằng tiền mặt và 1 lần.

- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) + Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình:

TSCĐ hữu hình đƣợc thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ hữu hình: Khấu hao TSCĐ đƣợc tính theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. Thời gian khấu hao đƣợc áp dụng theo thời gian quy định tại Thông tƣ số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ Tài Chính.

+ Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ vô hình:

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang bao gồm tài sản cố định đang xây dựng và đƣợc ghi nhận theo giá gốc. Chi phí này bao gồm các chi phí về xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí trực tiếp khác. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang chỉ đƣợc tính khấu hao khi các tài sản này hoàn thành và đƣa vào sản xuất.

- Nguyên tắc ghi nhận và phân bổ chi phí trả trƣớc: Chi phí trả trƣớc bao gồm các khoản chi phí phải trả ngắn hạn hay dài hạn đƣợc trình bày trên bảng cân đối kế toán và đƣợc phân bổ trong khoản thời gian trả trƣớc của chi phí tƣơng ứng với lợi ích kinh tế đƣợc tạo ra từ các chi phí này.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải trả thƣơng mại và các khoản phải trả khác: Nợ phải trả đƣợc ghi nhận khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lƣợng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại và các khoản nợ phải trả đó phải xác định một cách đáng tin cậy.

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Các khoản phải trả và trích đƣợc ghi nhận

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC GIAO DỊCH BẰNG NGOẠI TỆ TẠI CÔNG TY TNHH YU CHUNG VIỆT NAM (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)