THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ SINH VIÊN NGOẠI TRÚ

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 56 - 66)

- Sinh viên: Theo Luật Giáo dục năm 2005, sinh viên là người đang học tập tại các trường cao đẳng, trường đại học Nếu quan niệm sinh viên là tất cả

3 Các hoạt động xã hội (từ thiện, bảo vệ môi trường,

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ SINH VIÊN NGOẠI TRÚ

Đơn vị tính % TT Tần suất hoạt động Hình thức hoạt động Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1 Tự học 91 8 1 2 Tự quản 63 16 21

3 Các hoạt động xã hội (từ thiện, bảo vệ môi trường,

khuyến học, phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm…) 14 64 22 54

4

Các phong trào thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ 7 82 11

Qua đây cho thấy đa số SV ngoại trú có tinh thần tự học, tự quản tốt. Tuy nhiên, còn không ít SV chưa thật sự ý thức đối với vấn đề nay. Các hoạt động xã hội đã được SV quan tâm, tham gia nhưng chưa được thường xuyên. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao đa số cho là thỉnh thoảng tham gia. Nguyên nhân có thể do các cấp, các ngành tại nơi cư trú chưa thật sự phát huy vai trò của SV. Mặt khác hoạt động này ít được tổ chức hoặc thiếu điều kiện tổ chức để SV tham gia hoạt động.

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ SINH VIÊN NGOẠI TRÚ TRÚ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện nay hệ thống chính trị các cấp của Thành phố Thái Nguyên và các nhà trường trên địa bàn đã hình thành các bộ phận hoặc cử cán bộ theo dõi, làm nhiệm vụ quản lí SV ngoại trú cho phù hợp với số lượng, tình hình thực tế của nhà trường, địa phương. Những năm qua nhiệm vụ này được các địa phương, nhà trường thường xuyên tuyên truyền, quán triệt cho cán bộ, giảng viên, nhân dân và SV; tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường… cho SV; giáo dục cho SV ý thức tự giác về mục tiêu, nhiệm vụ học tập và rèn luyện của mình; phê phán, đấu tranh với những biểu hiện suy thoái, tiêu cực trong xã hội.

Để có môi trường xã hội nói chung, môi trường tạm trú của SV nói riêng lành mạnh ngoài trách nhiệm của cộng đồng xã hội thì mỗi SV cần nêu cao tinh thần, trách nhiệm tự kiến tạo cho mình. Mỗi SV chỉ tồn tại và trưởng thành bằng chính ý chí và nghị lực của chính mình. Hiện hầu hết SV ngoại trú trên địa bàn đều tạm trú, sinh hoạt tại các hộ kinh doanh nhà trọ. Vì vậy, môi trường tại các nhà trọ, khu dân cư có ảnh hưởng nhiều đến điều kiện sinh hoạt, học tập và lối sống của mỗi SV. Đây là môi trường có tác động thường xuyên, mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của mỗi SV. Nếu môi trường tích cực, lành mạnh là cơ sở quan trọng nhằm củng cố nhận thức và hướng dẫn hành vi của SV sau khi học tập tại trường. Ngược lại, môi trường ngoại trú tiêu cực làm cản trở, hoài nghi về nhận thức, thậm chí dẫn dắt SV vào các hoạt động, lối sống thiếu chuẩn mực.

Công tác quản lí tạm trú nói chung, quản lí SV ngoại trú nói riêng trên địa bàn trong những năm qua có những chuyển biến tích cực nhưng gặp không ít khó khăn, như: Nhận thức, trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân, gia đình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

còn hạn chế; địa bàn rộng và phức tạp; SV ngoại trú hay thay đổi chỗ ở cho phù hợp với môi trường, điều kiện, khả năng tài chính, sở thích của cá nhân…

Bảng 5. Kết quả khảo sát công tác quản lí SV ngoại trú

Đơn vị tính %

TT

Tần suất kiểm tra Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không thấy bao giờ Không 1 Nhà trường 13 25 39 23

2 Phường, xã (Công an khu vực) 14 41 28 17

3 Tổ nhân dân, xóm 19 47 20 14

4 Gia đình (Phụ huynh) 51 46 3 0

5 Chủ nhà trọ 92 7 1 0

Nhận xét:

Có 39% số SV ngoại trú được hỏi cho là không thấy nhà trường đến kiểm tra bao giờ, và đối với công an phường, xã là 28%. 25% số SV ngoại trú được hỏi cho là nhà trường thỉnh thoảng đến kiểm tra, và đối với công an phường, xã là 41%. Có 92% số SV ngoại trú được hỏi cho là chủ nhà trọ thường xuyên kiểm tra, và đối với gia đình là 51%.

Qua đây cho thấy công an phường, xã, đặc biệt là nhà trường chưa thật sự thường xuyên đi kiểm tra tình hình SV ngoại trú. Theo kết quả điều tra này thì chủ nhà trọ và gia đình là lực lượng thường xuyên giám sát, quản lí SV ngoại trú. Điều này chứng tỏ việc hướng dẫn, kiểm tra, quản lí SV ngoại trú của các nhà trường, công an địa phương, trong đó có Tổ nhân dân, xóm còn nhiều hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúng tôi tổ chức khảo sát bằng phiếu đối với 100 cán bộ lãnh đạo, quản lí, công an khu vực, tổ trưởng nhân dân, chủ nhà trọ tại 5 phường, xã có đông SV ngoại trú là: phường Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Đồng Quang, Tân Thịnh, xã Tích Lương và một số cán bộ quản lí, giảng viên tại một số nhà trường đại học, cao đẳng trên địa bàn về tầm quan trọng của các lực lượng đối với công tác quản lí SV ngoại trú.

Bảng 6. Kết quả khảo sát vai trò của một số lực lượng đối với công tác quản lí SV ngoại trú

Đơn vị tính % TT Mức độ nhận thức Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng

1 Đối với gia đình 71 28 1

2 Đối với nhà trường 73 24 3

3 Đối với chính quyền địa phương

SV ngoại trú

53 42 5

4 Đối với tổ nhân dân, xóm 45 52 3

5 Đối với chủ nhà trọ 62 36 2

6 Đối với cộng đồng xã hội 38 51 11

Nhận xét:

Qua đây cho thấy tuyệt đại người được hỏi cho là gia đình, nhà trường, chủ nhà trọ, chính quyền địa phương, tổ nhân dân (xóm) có vai trò rất quan trọng và quan trọng đối với quản lí SV ngoại trú. Chứng tỏ mọi người đều nhận thức, đánh giá cao vai trò của các lực lượng này đối với công tác quản lí SV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 7. Kết quả khảo sát đánh giá về trách nhiệm của các lực lượng đối với công tác quản lí SV ngoại trú.

Đơn vị tính % TT Mức độ trách nhiệm Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm Có trách nhiệm Chƣa thật trách nhiệm Phó mặc

1 Đối với gia đình 36 50 14

2 Đối với nhà trường 40 54 6

3 Đối với chính quyền địa phương nơi SV ngoại trú

51 42 7

4 Đối với tổ nhân dân, xóm 55 42 3

5 Đối với chủ nhà trọ 30 63 7

6 Đối với cộng đồng xã hội 15 59 24

Nhận xét:

Đa số người được hỏi cho là chủ nhà trọ, cộng đồng xã hội, nhà trường, gia đình chưa thật trách nhiệm trong việc quản lí SV ngoại trú. Chính quyền địa phương, Tổ nhân dân (xóm) tuy đã có trách nhiệm nhưng còn rất hạn chế. Có 24% số người được hỏi cho cộng đồng xã hội phó mặc, và đối với gia đình là 14%.

Qua đây cho thấy trách nhiệm quản lí SV ngoại trú của một số lực lượng còn nhiều hạn chế. Thực tế cũng cho thấy việc kiểm tra, quản lí SV ngoại trú của nhiều nhà trường, chính quyền địa phương, tổ nhân dân (xóm), kể cả gia đình còn thiếu thường xuyên, trách nhiệm. Việc quản lí còn thiếu tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng giáo dục, phòng ngừng sai lệch về nhận thức, sai phạm về hành vi. Hầu hết SV ngoại trú chấp hành không nghiêm các quy định, vi phạm pháp luật…phần lớn đều do nhân dân phát hiện và phản ảnh. Điều đó ngoài ý thức, trách nhiệm tự giáo dục, tự quản lí của SV ngoại trú đòi hỏi các cơ quan chức năng cần phải nêu cao trách nhiệm trong việc quản lí và phối hợp quản lí SV, xây dựng môi trường văn hoá ở khu dân cư, nâng cao ý thức tự giác học tập, rèn luyện và chấp hành các quy định, pháp luật đối với mỗi SV.

Vấn đề này, quý III năm 2010 Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên cũng đã tổ chức khảo sát 1.000 HSSV về thực trạng đời sống văn hoá của HSSV tại 9 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. Kết quả cho thấy:

- Về đạo đức, lối sống của HSSV: Có 18,7% số HSSV được hỏi cho là

có văn hoá; 54,9% cho là bình thường; 11,9% cho là thiếu văn hoá; có 14,5% cho là đang xuống cấp.

- Về hoài bão, ước mơ của HSSV: Có 27,9% số HSSV được hỏi cho là

có hoài bão, ước mơ lớn; 55,4% cho là có hoài bão, ước mơ; 16,7% cho là không có hoài bão, ước mơ v.v…

- Về quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội: Có 42,7% HSSV được hỏi

cho là quan tâm; 52,6% cho là ít quan tâm; 4,7% cho là không quan tâm.

- Khi hỏi về biện pháp tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống

cho HSSV trong giai đoạn hiện nay: Có 69,8% số HSSV được hỏi cho là cần

xây dựng tốt nền tảng đạo đức, lối sống trong xã hội; 63% cho là cần tổ chức nhiều cuộc vận động, phong trào thiết thực để HSSV tham gia; 59,1% cho là phê phán mạnh mẽ lối sống thực dụng, vị kỉ, hạn chế tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường;… .[3].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả trên cho thấy, việc xây dựng môi trường sống trong các khu trú trọ của SV đã được các nhà trường và xã hội quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề đạo đức, lối sống, ý thức và trách nhiệm xã hội của SV trên địa bàn cần được giáo dục, tuyên truyền và tổ chức thực hiện nhiều hơn nữa. Có như vậy mới đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.

Phát triển môi trường được coi là cơ sở quan trọng để phát triển ý thức, động lực phát triển và hoàn thiện nhân cách SV ngoại trú. Chỉ có môi trường xã hội tốt khi và chỉ khi mỗi thành tố, tế bào hình thành lên môi trường đó tốt. Mỗi SV là một tế bào, mỗi nơi trọ, phòng trọ là một thành tố của môi trường xã hội. Vì vậy, xây dựng và phát triển môi trường trong nhận thức, hành vi, không gian, thời gian ngoại trú của mỗi SV là yêu cầu rất cần thiết. Muốn vậy, cần nêu cao trách nhiệm, việc làm thiết thực đối với mọi tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội, trong đó có trách nhiệm, hành động quan trọng của SV.

Con người chỉ có thể vững bước trong sự nghiệp và cuộc sống bằng chính ý chí và nghị lực của chính mình. Điều đó càng có ý nghĩa hơn đối với những SV đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời và sự nghiệp. Trong khi đó ý thức, trách nhiệm cá nhân trước tập thể, cộng đồng của người Việt Nam nói chung còn hạn chế, trong đó có tuổi trẻ. Bởi vậy, cần tuyên truyền, giáo dục nêu cao vai trò, ý thức công dân, trách nhiệm xã hội của mỗi SV trước cộng đồng xã hội.

Đến đây, chúng tôi sơ bộ kết luật công tác quản lí SV ngoại trú theo hướng phát triển môi trường giáo dục trong những năm qua trên địa bàn đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt góp phần quan trọng vào quá trình hình thành nhận thức, thái độ và hành vi tự học, tự rèn, tự quản của SV ngoại trú. Công tác quản lí SV ngoại trú trong những năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

qua trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên đã và đang bộc lộ một số những hạn chế cơ bản sau:

- Nhiều SV ngoại trú chưa thấy được lợi ích, tác dụng của nhiệm vụ phát triển môi trường ngoại trú đối với điều kiện sống và học tập của mình. Không ít SV xem đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của địa phương, của xã hội.

- Nhiều SV ngoại trú, nhất là SV tạm trú còn thụ động, thiếu tinh thần tự giác, trách nhiệm trong học tập và rèn luyện, nhất là đối với các hoạt động, phong trào của địa phương.

- Nhiều tổ chức, gia đình, cá nhân chưa thấy hết vai trò, tác dụng của phát triển môi trường giáo dục đối với phát triển chung kinh tế- xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Bởi vậy, chưa phát huy được tinh thần tự giác, trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân tham gia.

- Kinh doanh nhà trọ là loại hình kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên hiện nay các bộ, ngành, địa phương chưa có quy định cụ thể về các điều kiện cơ sở vật chất, kĩ thuật, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, nhất là đối với nhà trọ cho SV. Chính vì vậy, chưa có chế tài xử lí đối với các chủ nhà trọ vi phạm các yêu cầu, điều kiện kinh doanh nhà trọ SV.

- Công tác phối hợp quản lí và chia sẻ thông tin quản lí SV ngoại trú giữa các lực lượng còn chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ. Khiến cho công tác quản lí giảm tác dụng, thiếu hiệu quả v.v…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 8. Kết quả khảo sát nguyên nhân hạn chế của công tác quản lí SV ngoại trú

(Đơn vị tính %)

TT

Nguyên nhân hạn chế Kết quả

1 Nhận thức về trách nhiệm tự quản lí của SV còn hạn chế 68 2 Sự phối hợp quản lí SV ngoại trú của các lực lượng còn

chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ 87 3 Thiếu quy định về các điều kiện, trách nhiệm của chủ hộ

kinh doanh nhà trọ SV 81

4 Thiếu tổ chức “tự quản” SV tại nơi ngoại trú 61

5 Các nguyên nhân khác 7

Nhận xét:

Qua khảo sát cho thấy: 87% số người được hỏi cho là có nguyên nhân do sự phối hợp quản lí SV ngoại trú của các lực lượng còn chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ. Điều này phù hợp với những ý kiến cho rằng việc phối hợp trong quản lí SV ngoại trú còn mang tính hình thức. 81% số người được hỏi cho là thiếu quy định về các điều kiện, trách nhiệm của chủ hộ kinh doanh nhà trọ SV. 68% số người được hỏi cho là nhận thức về trách nhiệm tự quản lí của SV còn hạn chế…

Tiểu kết chƣơng 2

Quản lí SV ngoại trú cho dù tiếp cận ở góc độ nào đều vì mục tiêu giáo dục SV phát triển toàn diện. Tuy vậy, quản lí SV ngoại trú theo hướng tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cận phát triển môi trường là hướng tiếp cận mới nhằm phát huy năng lực tự kiến tạo môi trường, cũng như khả năng tự lực, tự cường trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.

Thực tiễn công tác quản lí SV ngoại trú đã chứng minh sâu sắc phần lớn SV sai lệch về nhận thức và hành vi nguyên nhân sâu xa, chủ yếu do thiếu ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện của chính chủ thể. Điều đó một lần nữa càng khẳng định quản lí SV ngoại trú theo hướng phát triển môi trường giáo dục là hướng nghiên cứu mới và là vấn đề thực tiễn đang đòi hỏi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 56 - 66)