Quan hệ xã hộ

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 42 - 43)

- Sinh viên: Theo Luật Giáo dục năm 2005, sinh viên là người đang học tập tại các trường cao đẳng, trường đại học Nếu quan niệm sinh viên là tất cả

1.3.3. Quan hệ xã hộ

Hầu hết SV ngoại trú là những người xa gia đình, thiếu hụt về quan hệ tình cảm người thân, bạn bè, đôi lứa. Trong khi đó mở rộng quan hệ, giao lưu xã hội là nhu cầu không thể thiếu được và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tuổi trẻ. Chính vì vậy, SV ngoại trú luôn có nhu cầu mở rộng quan hệ, giao lưu với mọi người xung quanh, nhất là với những người cùng cư trú, cùng học tập, cùng quê hương, cùng lối sống.

Mở rộng quan hệ, giao lưu tình cảm, học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu của người khác làm giàu cho bản thân là một nhu cầu chính đáng, rất cần thiết. Tuy nhiên, quan hệ, giao lưu xã hội bên cạnh việc tiếp thu, học tập những cái tích cực, cái tốt, thì SV còn chịu sự tác động, ảnh hưởng của những tiêu cực, cái cũ, chưa chuẩn, cái xấu. Điều đó ngoài sự giáo dục, định hướng của gia đình, nhà trường, xã hội, những người xung quanh thì cá nhân SV cần tự xây dựng và trang bị cho mình những tri thức, kĩ năng, lối sống cho phù hợp với đạo đức, chuẩn mực của xã hội.

Đến đây có thể khẳng định rằng quản lí SV theo hướng phát triển môi trường không những có vai trò giáo dục mà còn có ý nghĩa định hướng, kích thích các hoạt động nhận thức, hoạt động của SV. Con người nói chung, SV nói riêng chỉ được xã hội chấp nhận khi và chỉ khi có những hành vi theo chuẩn mực của xã hội. Muốn vậy, mỗi SV - Những người đang chuẩn bị hành trang cho cuộc sống và sự nghiệp càng phải không ngừng rèn luyện đạo đức, lối sống, tích cực học tập và tu dưỡng để đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 42 - 43)