Lí do sinh viên ở ngoại trú

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 46 - 48)

- Sinh viên: Theo Luật Giáo dục năm 2005, sinh viên là người đang học tập tại các trường cao đẳng, trường đại học Nếu quan niệm sinh viên là tất cả

2.2.1. Lí do sinh viên ở ngoại trú

Qua nghiên cứu, tìm hiểu tại 5 trường đại học (Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Nông lâm, Trường Đại học Y dược, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh), 4 trường cao đẳng (Trường Cao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng Văn hoá- Nghệ thuật Việt Bắc, Trường Cao đẳng Cơ khí – Luyện kim, Trường Cao đẳng Kinh tế) trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên cho thấy chỗ ở nội trú tại các nhà trường chỉ đáp ứng khoảng 30% tổng số SV đào tạo hệ chính quy tập trung. Cá biệt có trường chỉ đáp ứng khoảng 15- 20%. Nhiều nhà trường có chỗ nội trú nhưng các điều kiện phục vụ ăn ở, sinh hoạt và học tập của SV còn nhiều hạn chế, bất cập. Đây là một trong những nguyên do khiến SV lựa chọn hình thức ngoại trú trong thời gian học tập tại trường. Bên cạnh đó, tuổi trẻ hiện nay nói chung, SV nói riêng thích được tự do, thoải mái, không muốn sự ràng buộc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quản lí của các tổ chức, ngay cả của cha mẹ, gia đình. Nhất là những SV được cha mẹ nuông chiều, gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, quen lối sống tự do, thiếu ý thức, trách nhiệm… thì càng không muốn ở trong các kí túc xá tập trung.

Qua nghiên cứu thực tế một số kí túc xá trường đại học, cao đẳng và phỏng vấn tâm tư, nguyện vọng của SV nội trú cho thấy điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ cuộc sống và học tập của SV nội trú trong những năm gần đây đã có những cải thiện rõ rệt. Diện tích trung bình tại các kí túc xá ước khoảng 3m2/1 SV là tương đối đảm bảo sinh hoạt và học tập.

Tuy nhiên, việc sắp xếp từ 6 đến 8 SV/1 phòng dễ dẫn đến phức tạp trong cuộc sống hàng ngày đối với SV nội trú. Mặt khác việc quản lí SV nội trú tại các nhà trường mang nặng tính chất hành chính, “xin cho”, chưa mang tính dịch vụ, phục vụ. Điều này khiến cho SV nội trú luôn cảm thấy gò bó, thiếu thốn, phức tạp. Một số vấn đề liên quan đến đời sống sinh hoạt chưa thật sự thuận tiện, ví dụ: SV không được nấu ăn tại kí túc xá, trong khi đó các dịch vụ phục ăn uống không đáp ứng nhu cầu của SV; có trường đảm bảo nhưng giá cả lại quá cao so với bên ngoài; việc hư hỏng cơ sở vật chất tại kí túc xá chậm được sửa chữa, khắc phục; điện, nước nhiều khi không đảm bảo; nhiều cơ sở vật chất phục vụ học tập, mở rộng hiểu biết, vui chơi giải trí…tại kí túc xá còn thiếu thốn hoặc thiếu đồng bộ; kí túc xá nhiều trường được xây dựng từ những năm 80, 90 của thế kỉ 20 đến nay đã lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng v.v…

Một số lí do chủ yếu khi chúng tôi tổ chức khảo sát 100 SV ngoại trú tại 5 phường, xã (Quang Trung, Đồng Quang, Hoàng Văn Thụ, Tân Thịnh, xã Tích Lương) của Thành phố Thái Nguyên cho thấy:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1. Kết quả khảo sát lí do SV ngoại trú.

TT Lí do lựa chọn ngoại trú Đơn vi tính

%

1 Tiết kiệm chi phí hơn 11

2 Có điều kiện học tập tốt hơn 75

3 Có người thân ở cùng 39

4 Được tự do, thoải mái hơn 54

5 Lí do khác 13

Nhận xét:

Qua đây cho thấy ngoài lí do các nhà trường trên đian bàn Thành phố Thái Nguyên đều không đáp ứng đủ nhu cầu chỗ ở cho SV. Ngoài ra phần lớn SV được hỏi cho là ngoại trú để có điều kiện học tập tốt hơn và được tự do, thoải mái hơn. Điều đó chứng tỏ tuổi trẻ nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng hiện nay có xu hướng và mong muốn ở ngoại trú để được tự do, thoải mái và có điều kiện học tập tốt hơn so với ở trong kí túc xá của các nhà trường.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 46 - 48)