CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN NGOẠI TRÖ

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 39 - 40)

- Sinh viên: Theo Luật Giáo dục năm 2005, sinh viên là người đang học tập tại các trường cao đẳng, trường đại học Nếu quan niệm sinh viên là tất cả

1.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN NGOẠI TRÖ

NGOẠI TRÖ

1.3.1. Đặc điểm

Đa số SV là những người ở độ tuổi từ 18 đến 25. Đây là thời kì có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập nhân cách, tiếp thu tri thức của đời người. Đặc điểm của SV ngoại trú là những muốn độc lập, tự do nhằm thoả mãn sở thích, nhu cầu, khả năng nhận thức và hành động của cá nhân; tiếp tục nhận thức và lí giải nhiều vấn đề thực tiễn mà trong nhà trường chưa đủ luận cứ để chứng minh, giải đáp thoả đáng; từng bước định hình và tạo dựng phong cách, nhân cách của riêng mình.

SV là những người đang ở giai đoạn, lứa tuổi nhiều vấn đề về tâm lí, tri thức, kinh nghiệm chưa được tích luỹ và phát triển toàn diện, ổn định; đời sống nội tâm cũng khá phong phú, phức tạp và dễ thay đổi. Tuy vậy, SV ngoại trú hầu hết là những người có ý chí, nghị lực trong cuộc sống.

Đối với SV ngoại trú, đa số sống và sinh hoạt tại các hộ gia đình ở khu dân cư. Họ có thể ở riêng hoặc ở chung tại các phòng trọ riêng biệt hoặc dãy nhà trọ tập trung. SV có thể ở cùng với SV khác hoặc không phải là SV. Tuy nhiên, đa số SV lựa chọn người ở cùng là những SV cùng lớp, cùng khoa, cùng khoá, cùng trường, cùng quê v.v…Người ở cùng cơ bản đều là những người có động cơ, mục đích, lối sống…phù hợp hoặc tương đối phù hợp với bản thân.

Cho dù SV ngoại trú sinh sống với cha mẹ, người thân hay không thì SV cũng ít chịu sự quản lí của nhà trường so với SV ở nội trú. Điều đó đòi hỏi ngoài sự quản lí của cha mẹ, người thân, chủ nhà trọ, chính quyền địa phương, xã hội thì mỗi SV cần tự ý thức xây dựng cho mình động cơ sống và học tập theo những chuẩn mực, yêu cầu của xã hội. Vì vậy, cuộc sống và hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động của SV ngoại trú ít mang tính tập thể như SV nội trú. Chủ yếu được định hướng theo những tiêu chí, mục đích cá nhân.

SV ngoại trú hầu hết là những người có ý chí, nghị lực, xác định rõ động cơ học tập và rèn luyện của mình; có tư tưởng khá thực tế trong việc lựa chọn ngành nghề, cũng như cuộc sống của mình. Nhiều người còn vừa học, vừa làm nhằm tăng thêm thu nhập, tích luỹ kinh nghiệm, mở rộng quan hệ, nâng cao hiểu biết, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Nhìn chung đối với SV ngoại trú hầu hết là những người sống có ý chí, mục đích trong hành động, ít ảo tưởng trong nhận thức và hành động. Do hình thức ngoại trú mang tính độc lập nên có ảnh hưởng đến việc xác lập tư tưởng cá nhân ngày một rõ nét. Nhiều SV có ý thức đề cao vai trò, lợi ích hơn nghĩa vụ cá nhân; sự quan tâm, chia sẻ và hy sinh vì người khác có xu hướng thấp dần. Điều đó xuất hiện thái độ bàng quan với xung quanh ở một bộ phận không nhỏ SV ngoại trú.

Cuộc sống và hoạt động của SV ngoại trú tuy có tính cộng đồng nhưng vì mục đích cá nhân là chủ yếu. Bởi vậy, quản lí SV ngoại trú khó có những tiêu chí, quy định cụ thể như quản lí SV nội trú. Điều đó muốn nói quá trình hình thành và phát triển nhân cách của SV ngoại trú chịu sự ảnh hưởng chủ yếu của “môi trường ngoại trú”.

Hầu hết SV ngoại trú sinh sống tại các nhà trọ, phòng trọ độc lập của các khu dân cư. Hơn nữa SV là những người trẻ tuổi, rất năng động, sáng tạo, thích thay đổi và khám phá những gì mới lạ. Điều đó, quản lí SV ngoại trú cần phải mềm dẻo, linh hoạt để vừa đảm bảo tính pháp lí và tính hợp lí của quản lí, đồng thời phát huy khả sáng tạo, kiến tạo môi trường ngoại trú của SV.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 39 - 40)