Các con đƣờng cơ bản hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên ngoại trú

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 37 - 39)

- Sinh viên: Theo Luật Giáo dục năm 2005, sinh viên là người đang học tập tại các trường cao đẳng, trường đại học Nếu quan niệm sinh viên là tất cả

1.2.5.2. Các con đƣờng cơ bản hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên ngoại trú

của sinh viên ngoại trú

a. Con đường giáo dục

Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách của mỗi SV theo mục tiêu giáo dục và những yêu cầu của xã hội. Giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành mẫu người cụ thể cho xã hội.

Các nhà nghiên cứu xã hội đều cho rằng con người có hai phần đó là: Phần Con và phần Người. Phần Con do tự nhiên mà có (do bẩm sinh mà có). Phần Người do xã hội mà có (do giáo dục mà có). Nghĩa là con người chỉ phát triển và hoàn thiện nhân cách thông qua tác động của xã hội. Thông qua giáo dục mà thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội- lịch sử đã được kết tinh trong các sản phẩm của xã hội. Giáo dục giúp cho SV tiếp tục bổ sung, từng bước hoàn thiện những khiếm khuyết, hạn chế của mình; uốn nắn những lệch lạc về nhận thức cũng như hành vi trong quá trình học tập và rèn luyện của mình. Ngoài ra giáo dục còn có tác dụng hoạch định, định hướng phát triển nhân cách trong tương lai cho mỗi người.

b. Con đường hoạt động

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích và mạng tính xã hội sâu sắc. Thông qua hoạt động con người không những cải biến tự nhiên, xã hội mà còn cải biến chính bản thân mình.

Thông qua hoạt động giúp SV củng cố tri thức, hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ xảo, lĩnh hội những kinh nghiệm đồng thời biến những kinh nghiệm đó trở thành tri thức, kinh nghiệm của chính mình. Hoạt động vừa là phương tiện, vừa là động lực thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn c. Con đường giao tiếp

Giao tiếp là một trong những con đường hình thành và phát triển nhân cách của con người. Xã hội càng phát triển thì giao tiếp càng trở thành phương tiện quan trọng đối với con người. Thông qua giao tiếp SV có thể lĩnh hội một cách trực tiếp, nhanh chóng, cụ thể nhất những giá trị, kinh nghiệm của người khác cũng như của xã hội.

C. Mác đã từng khẳng định: Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao lưu một cách trực tiếp

hoặc gián tiếp với họ. Còn ông, cha ta thường nói: Đi một ngày đàng, học một

sàng khôn.

Có thể nói bằng con đường giao tiếp con người tham gia vào các quan hệ xã hội, tiếp thu những giá trị văn hóa xã hội biến nó thành phẩm chất và nhân cách của chính mình.

d. Con đường tập thể

Con người là một thực thể của xã hội. Chính vì vậy, nhân cách con người chỉ hình thành và phát triển thông qua hoạt động trong một môi trường xã hội nhất định. Môi trường xã hội đó được biểu hiện bằng nhiều môi trường cụ thể như: gia đình, làng xóm, tập thể, nhà trường, nhóm xã hội, cộng đồng mà thực thể đó là thành viên. Tập thể có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi thành viên. Sinh hoạt trong tập thể, mỗi cá nhân có điều kiện thuận lợi phát huy khả năng của mình. Vì vậy, ảnh hưởng của xã hội thường được thực hiện thông qua tập thể tác động tới từng cá nhân. Ngược lại, cá nhân muốn tác động đến cộng đồng, xã hội, cá nhân khác cũng thông qua tổ chức mà mình là thành viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 37 - 39)