VÀI NÉT VỀ ĐỊA PHƢƠNG

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 44 - 46)

- Sinh viên: Theo Luật Giáo dục năm 2005, sinh viên là người đang học tập tại các trường cao đẳng, trường đại học Nếu quan niệm sinh viên là tất cả

2.1. VÀI NÉT VỀ ĐỊA PHƢƠNG

Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khu Việt Bắc nói riêng, vùng trung du miền núi đông bắc nói chung. Là cửa ngõ giao lưu kinh tế, xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Phía Bắc tiếp giáp với Tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Diện tích tự nhiên của tỉnh 3.531,02 km². Dân số trên 1,131 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương với 180 xã, phường, trong đó có 125 xã vùng cao, miền núi, 55 xã đồng bằng, trung du.[8].

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Tỉnh Thái Nguyên, đồng thời được xem là trung tâm văn hoá, y tế, giáo dục các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại 1, với diện tích 187,7 km2

, dân số hơn 308.650 người, có 28 đơn vị hành chính cấp xã (18 phường, 10 xã) với 623 tổ nhân dân, xóm. Phía bắc giáp Huyện Đồng Hỷ và Huyện Phú Lương, phía đông giáp Thị xã Sông Công, phía tây giáp Huyện Đại Từ, phía Nam giáp Huyện Phổ Yên và Huyện Phú Bình. Là đầu mối giao thông trực tiếp với Thủ đô Hà Nội và cách sân bay quốc tế Nội Bài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

50 km; cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với hệ thống đường bộ, đường sắt kết nối các tỉnh, thành phố phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Là trung tâm giáo dục, văn hóa, y tế, thương mại, dịch vụ của các tỉnh miền núi phía Bắc, vì vậy trên địa bàn thường xuyên có trên 121.000 người từ các địa phương khác về đây công tác, học tập, làm ăn, sinh sống. Trên địa bàn Thành phố có 7 trường đại học, 1 khoa đào tạo đại học, 10 trường Cao đẳng, 4 trường trung cấp chuyên nghiệp với trên 100.000 học sinh, sinh viên.[6]. Thành phố còn là trung tâm y tế với 9 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của Trung ương và địa phương, có trên 3.000 giường bệnh với hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật y tế chuyên sâu, hiện đại đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khám, chữa bệnh và điều trị cho nhân dân trong vùng. Điều này khiến cho việc quản lí cư trú, nhất là tạm trú trên địa bàn vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn. Hàng năm trên địa bàn Thành phố đã xảy ra vài trăm vụ án hình sự và hàng nghìn vụ việc phải xử lí hành chính như: giết người, cố ý gây thương tích, cướp tài sản, vận chuyển trái phép các chất ma túy, tàng trữ trái phép các chất ma túy, gây rối trật tự công cộng, tổ chức bán số đề, đánh bạc, vi phạm Luật Giao thông v.v...

Thành phố Thái Nguyên là một trong những địa phương có số người nghiện ma túy đông. Đây là một trong những người góp phần làm cho tình hình tệ nạn, an ninh trật tự, môi trường xã hội đặc biệt phức tạp. Cuối năm 2010, trên địa bàn có 2.437 người nghiện ma túy trong danh sách quản lí. Hoạt động mua bán, tàng trữ, sử dụng ma túy có ở tất cả các xã, phường của Thành phố nhưng chủ yếu ở các khu vực xã Đồng Bẩm, phường Tân Long, phường Quan Triều, Bến xe khách Thái Nguyên, đầu cầu Gia Bảy, đê công viên Sông Cầu, phía nam khu Công ty Gang thép Thái Nguyên... Năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trên địa bàn đã xảy ra 302 vụ án hình sự, trong đó có 32 vụ án có liên quan đến HSSV.[32]. Phạm tội chủ yếu như: Cướp giật tài sản, hủy hoại tài sản người khác, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, trộm cắp tài sản, đánh bạc v.v... Trong năm cũng đã xử phạt hành chính vài trăm HSSV với nhiều lỗi khác nhau. Thực trạng đó hàng ngày có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của mọi người dân, trong đó có môi trường sống và học tập của SV ngoại trú. Điều đó đòi hỏi cần phải xây dựng môi trường cho SV ngoại trú làm cơ sở, động lực thúc đẩy tinh thần tự giác học tập và rèn luyện đối với SV. Đây không những là yêu cầu của xã hội mà còn là năng lực không thể thiếu đối với lực lượng trí thức trong xã hội hiện đại.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 44 - 46)