Kết quả đạt đƣợc:

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 67 - 71)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mọi SV ngoại trú được nâng cao trách nhiệm cá nhân trước yêu cầu giáo dục; tự ý thức, trách nhiệm về nhận thức và hành động của mình trước tập thể, cộng đồng và xã hội.

Biện pháp 2: Quy định các điều kiện kinh doanh, điều kiện cơ sở vật chất, môi trƣờng sinh thái, văn hoá, xã hội tối thiểu đối với nhà trọ SV; quyền và nghĩa vụ của ngƣời cho thuê và ngƣời thuê phòng trọ.

- Mục tiêu:

+ Quản lí chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh nhà trọ, nhất là kinh doanh nhà trọ SV.

+ Quy định các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với cơ sở vật chất, môi trường sinh thái, môi trường xã hội tại các khu trọ, phòng trọ SV.

- Nội dung và cách thức thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên căn cứ vào các Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/02/2001, Quyết định số 1718/2007/QĐ-UB ngày 28/8/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên và đặc điểm, điều kiện thực tế trên địa bàn cần ban hành quy định các điều kiện hoạt động kinh doanh phòng trọ SV đối với các cá nhân, hộ gia đình;

+ Quy định các điều kiện không gian sử dụng chung, diện tích phòng ở, cơ sở vật chất, môi trường sinh thái, môi trường văn hoá, xã hội… tối thiểu đối với các phòng trọ của SV, như: diện tích phòng ở, chất lượng nhà ở, công trình vệ sinh, điện, nước, an toàn cháy nổ, môi trường sinh thái, tiếng ồ, điều kiện hưởng thụ văn hoá, Internet, không gian sử dụng chung v.v…;

+ Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của SV đi thuê nhà trọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Mọi hoạt động kinh doanh nhà trọ (cho thuê và đi thuê) phải được quy định rõ ràng và quản lí chặt chẽ bằng các quy pháp pháp luật.

Biện pháp 3: Thành lập Tổ SV ngoại trú tự quản tại khu dân cƣ

- Mục tiêu:

+ Mọi SV ngoại trú có quyền và có nghĩa vụ sinh hoạt tại các Tổ SV tự quản.

- Nội dung và cách thức thực hiện:

+ Uỷ ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên cần có quy định, hướng dẫn việc thành lập, nội dung và phương thức hoạt động của Tổ SV tự quản. Tổ SV tự quản có Tổ trưởng, Tổ phó và các tổ viên. Tổ trưởng, tổ phó do các tổ viên tín nhiệm bầu ra.

+ Tổ SV tự quản có quyền và trách nhiệm phối hợp với Tổ nhân dân (xóm) tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh cho SV; phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu của SV trong học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động chính trị, xã hội tại cộng đồng; vận động SV tham gia tích cực vào các phong trào, cuộc vận động tại nơi ngoại trú, như: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; Phong trảo bảo vệ an ninh – trật tự xã hội; Phong trào khuyến học; Phong trào thể dục - thể thao; Phong trào bảo vệ môi trường sinh thái; chấp hành các định của Nhà nước, địa phương; Tổ SV tự quản có quyền và trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của SV ngoại trú nếu bị xâm hại.

- Kết quả đạt đƣợc:

+ Tất cả các Tổ nhân dân (xóm) có từ 3 SV ngoại trú trở lên đều thành lập Tổ SV tự quản và SV sinh hoạt trong Tổ SV tự quản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, Internet) giữa các khu trọ của SV với chính quyền địa phƣơng, nhà trƣờng

- Mục tiêu:

+ Nâng cao điều kiện phục vụ học tập, giao tiếp, giải trí và nâng cao hiểu biết cho SV;

+ Đổi mới và đẩy nhanh tính cập nhật, trao đổi thông tin quản lí SV ngoại trú giữa các lực lượng quản lí SV ngoại trú với nhau, giữa lực lượng quản lí với cộng đồng xã hội và giữa các Tổ SV tự quản với các lực lượng quản lí.

- Nội dung và cách thức thực hiện:

+ Tại các khu trọ của SV cần có hệ thống Internet để SV có điều kiện thuận lợi làm quen, tiếp cận, sử dụng và khai thác thông tin từ phương tiện hiện đại này nhằm phục vụ tích cực cho nhiệm vụ học tập, nâng cao hiểu biết về mọi mặt và giải trí.

+ Nâng cao khả năng giao tiếp, tự học và nghiên cứu khoa học của SV; hướng SV tiếp xúc và khả năng lựa chọn những thông tin phong phú, đa chiều, thậm chí trái ngược trên Internet. Qua đây SV có những suy nghĩ, bộ lộ quan điểm riêng và tự khẳng định mình.

+ Hàng tuần Tổ trưởng Tổ SV tự quản có trách nhiệm phản ảnh tình hình thực hiện Quy chế ngoại trú của các thành viên, tình hình an ninh, trật tự xã hội tại khu trọ, nhà trọ với nhà trường và với chính quyền địa phương thông qua mạng Internet.

+ Chính quyền địa phương cùng với nhà trường, chủ nhà trọ thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình chấp hành pháp luật, quy định của địa phương, đạo đức, lối sống của SV ngoại trú thông qua mạng Internet hoặc điện thoại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Kết quả đạt đƣợc:

+ Phát huy tác dụng của Internet, điện thoại vào công tác quản lí nhà nước nói chung, quản lí SV ngoại trú nói riêng.

+ Công khai các thông tin quản lí SV ngoại trú trên các địa chỉ website của địa phương, nhà trường để mọi người được biết; cổ vũ, động viên những SV tiêu biểu, tích cực, đồng thời phê phán những SV có hành vi tiêu cực, thiếu lành mạnh…

+ Từng bước nâng số SV, người dân được sử dụng Internet để nâng cao hiểu biết về mọi mặt, phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học, v.v…

Biện pháp 5: Nâng cao trách nhiệm phối hợp quản lí SV ngoại trú giữa nhà trƣờng - chính quyền phƣờng (xã) và chủ nhà trọ

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 67 - 71)