Các tiêu chí của môi trƣờng giáo dục

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 34 - 37)

- Sinh viên: Theo Luật Giáo dục năm 2005, sinh viên là người đang học tập tại các trường cao đẳng, trường đại học Nếu quan niệm sinh viên là tất cả

1.2.5.1. Các tiêu chí của môi trƣờng giáo dục

a. Các tiêu chí môi trường giáo dục tại gia đình

Gia đình là một trong những môi trường giáo dục quan trọng đầu tiên và thường xuyên của con người. Từ văn hóa gia đình, con người được tiếp nhận những giá trị nhân bản nhất, hình thành những cơ sở nền tảng của nhân cách. Gia đình có chức năng giáo dục quan trọng đối với mỗi người. Tôn trọng giá trị gia đình vừa là đạo lí, vừa là nét đẹp văn hóa, lối sống của người Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhân cách của mỗi con người được ảnh hưởng nhiều từ môi trường giáo dục gia đình. Phần lớn trẻ em, thậm chí thanh thiếu niên hư hỏng nguyên nhân chính bắt nguồn từ cấu trúc gia đình lỏng lẻo, cha mẹ không quan tâm đến con cái hoặc quá nuông chiều.

Muốn phát huy tính tự giác của người học nói chung, SV nói riêng thì trước nhất phải xây dựng cho được môi trường giáo dục gia đình theo những giá trị truyền thống và những chuẩn mực xã hội. Gia đình phải là nền tảng vững chắc, mục tiêu quan trọng để người học tu dưỡng, phấn đấu. Gia đình phải đảm bảo các tiêu chí như: Gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ và hạnh phúc. Các thành viên trong gia đình thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và nếp sống văn hoá nơi công cộng. Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư...Đặc biệt gia đình phải là nơi cổ vũ tinh thần tự học, sáng tạo của mỗi người.

b. Các tiêu chí môi trường giáo dục nhà trường

Nhà trường phải là nơi giáo dục cơ bản và quan trọng đối với mỗi con người; thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm giáo dục- đào tạo người học theo yêu cầu của xã hội. Muốn vậy nhà trường phải xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, đội ngũ, môi trường văn hóa, giáo dục văn minh, hiện đại...để đáp ứng nhiệm vụ giáo dục- đào tạo. Nhà trường phải là nơi ươm mầm, nuôi dưỡng và ghi nhận những giá trị tự học, sáng tạo của người học. Nhà trường phải thật sự là nơi đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giữ gìn và phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những di sản và bản sắc văn hoá dân tộc. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong mỗi người ...

c. Các tiêu chí môi trường giáo dục xã hội

Môi trường giáo dục xã hội (cộng đồng) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi người. Xã hội là môi trường định hướng và kiểm chứng nhận thức và hành động của mỗi người.

Hiện nay hầu hết SV ngoại trú đều tạm trú, sinh hoạt tại các gia đình kinh doanh nhà trọ. Điều này môi trường giáo dục tại các nhà trọ, khu dân cư có ảnh hưởng nhiều đến điều kiện học tập, đời sống văn hóa, tinh thần của mỗi SV. Đây là môi trường có tác động thường xuyên, mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của mỗi SV. Nếu môi trường tích cực, lành mạnh sẽ có tác dụng định hướng nhận thức và hành vi của SV theo những chuẩn mực của xã hội. Ngược lại, nếu môi trường văn hóa, giáo dục bị "ô nhiễm, xuống cấp" có ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và hành vi của SV.

Điều đó đòi hỏi khu dân cư phải có đời sống kinh tế ổn định và không ngừng phát triển. Văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú. Môi trường cảnh quan sạch đẹp. Mọi người gương mẫu thực hiện đầy đủ đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...Đây là môi trường lành mạnh và nguồn sức mạnh quan trọng cổ vũ SV tích cực tu dưỡng và học tập tiến bộ.

Đến đây có thể khẳng định rằng môi trường giáo dục xã hội (gia đình, nhà trường, nơi cư trú...) có ý nghĩa quyết định trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển đó còn phụ thuộc vào khả năng tự nhận thức và tự hành động của mỗi cá nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 34 - 37)