Hoạt động của sinh viên ngoại trú

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 52 - 56)

- Sinh viên: Theo Luật Giáo dục năm 2005, sinh viên là người đang học tập tại các trường cao đẳng, trường đại học Nếu quan niệm sinh viên là tất cả

2.2.3.3. Hoạt động của sinh viên ngoại trú

Con người là thực thể của xã hội. Chính vì vậy, nhân cách con người chỉ hình thành và phát triển thông qua hoạt động trong môi trường xã hội. Hoạt động là phương thức quan trọng để con người tồn tại và phát triển. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích và có tính xã hội sâu sắc. Thông qua hoạt động con người không những cải biến xã hội mà còn cải biến chính bản thân mình. Hoạt động giúp SV củng cố tri thức, hình thành nhân cách và phát triển kĩ năng, kĩ xảo, đồng thời biến những tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng… đó trở thành của chính mình. Hoạt động là phương tiện và động lực thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển nhân cách của mỗi SV.

Trên địa bàn có hơn 20 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Nhiều phường, xã có tới 3 đến 4 trường nằm trên địa bàn. Chính vì vậy, hầu hết các khu dân cư của Thành phố Thái Nguyên đều có SV ngoại trú. Các xã, phường có đông SV ngoại trú như: phường Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Đồng Quang, Tân Thịnh, Thịnh Đán, xã Tích Lương và Xã Quyết Thắng. Nhiều phường, xã có 4.000 đến 5.000 SV ngoại trú trên địa bàn như: phường Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Đồng Quang, xã Tích Lương... Với những đặc điểm đó là điều kiện thuận lợi để các đối tượng phạm pháp lẩn trốn, hoạt động, tệ nạn xã hội tồn tại. Hàng năm trên địa bàn đã xảy ra vài trăm vụ án hình sự và hàng nghìn vụ việc phải xử hành chính có liên quan tới SV. Đặc biệt, có một số vụ gây rối trật tự công cộng mang tính chất tập thể giữa SV địa phương này với SV địa phương khác, lôi kéo hàng trăm SV của nhiều trường tham gia. Có SV phạm tội hình sự như: giết người, cướp của, trộm cắp, cố ý gây thương tích… Có SV bị các thế lực thù địch lôi kéo tham gia các tổ chức chống phá Đảng và Nhà nước ta. Chúng vận động SV tham gia biểu tình, phản đối vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đông, vấn đề liên doanh với Trung Quốc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên v.v…nhằm mục đích vu cáo Đảng, Nhà nước ta bán đất, dâng biển cho Trung Quốc, bôi nhọ, hạ uy tín, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; công khích nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm tạo ra hoài nghi, gây chia rẽ nội bộ; lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo để vu cáo Việt Nam vi phạm tự do, dân chủ và nhân quyền. Mặt khác thông qua hệ thống truyền thông quốc tế, đặc biệt qua mạng Internet, để chúng chuyển tải các tài liệu chiến tranh tâm lí phá hoại tư tưởng, lôi kéo SV tham gia vào các tổ chức phản động, như: “Công đoàn độc lập Việt Nam”, “Đảng Việt Tân”, “Đảng dân chủ”…; kích động, kêu gọi SV bãi khoá, xuống đường biểu tình gây bạo loạn nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thậm chí chúng còn vận động SV xuống đường biểu tình tẩy chay, phản đối một số lễ hội, hội nghị quốc tế được tổ chức tại Việt Nam v.v...[36].

Quan sát và nghiên cứu thực tế chúng tôi nhận thấy SV thường lựa chọn ngoại trú tại những nơi có người cùng lớp, cùng khoa, cùng trường, cùng lứa, cùng quê hương, cùng chí hướng, v.v…Tuy nhiên, việc lựa chọn này cũng rất khó khăn, phức tạp, bởi mỗi SV có những điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu, sở thích, lối sống… khác nhau. Chính điều này mà không ít SV thường xuyên thay đổi chỗ ở, khu vực ở, bạn ở cho phù hợp mục đích, yêu cầu của cá nhân. Điều đó đòi hỏi sự thích nghi, kiến tạo môi trường sống cho mình là sự lựa chọn lâu dài, chủ yếu đối với SV ngoại trú. Phương pháp này ngày càng phù hợp với xã hội mà nhiều giá trị, chuẩn mực đã dần thay đổi, một số giá trị mới đang dần hình thành và được xã hội chấp nhận. Vấn đề cốt yếu dù điều kiện, môi trường thuận lợi hay khó khăn thì người SV trong xã hội hiện đại phải nêu cao tinh thần tự giác trong rèn luyện, học tập và các hoạt động khác. Đây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

là năng lực, tố chất quan trọng đối với SV, cũng như mọi công dân trong giai đoạn hiện nay.

Do nhu cầu thuê phòng trọ của SV ngày càng đa dạng và phong phú, bởi vậy các chủ nhà trọ có xu hướng “chiều lòng” SV. Nhiều chủ nhà trọ không những sẵn sàng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo nhu cầu của SV mà còn dễ dàng chấp nhận cách sống, lối sống trong chính các khu trọ, phòng trọ. Có chủ nhà trọ chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế đơn thuần, ít quan tâm đến môi trường sống, các điều kiện ăn ở, học tập, đạo đức, lối sống của SV.

Có chủ nhà trọ không thường xuyên theo dõi, giáo dục, quản lí SV trú trọ, phó mặc việc hướng dẫn, giáo dục, quản lí SV cho các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm của địa phương hoặc tự SV quản lí. Thực trạng này dẫn đến nhiều khu trọ, phòng trọ không đảm bảo về điều kiện vật chất, môi trường tự nhiên, xã hội; có SV lợi dụng sự quản lí lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm của chính quyền, nhà trường, chủ nhà trọ thiếu rèn luyện, tu dưỡng, ăn chơi đua đòi, sa ngã vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Tình hình tội phạm, các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, số đề, trộm cướp, mại dâm, rượu chè bê tha,…ngoài xã hội, thậm chí cả trong các khu nhà trọ đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống, học tập của SV. Hiện tượng SV “sống thử”, “góp gạo thổi cơ chung”, rượu chè bê tha, cờ bạc,…không còn là hiếm, nhất là tại các nhà trọ đơn lẻ hoặc các nhà trọ có chủ nhà dễ tính, thiếu trách nhiệm. Có chủ nhà trọ tâm sự:

“Nếu mình khắt khe SV lại đi thuê chỗ khác cũng vậy”(?!).

Nghiên cứu, tìm hiểu nhiều SV ngoại trú sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật được biết hầu hết trước khi đến trường học tập đều là những người có đạo đức, lối sống lành mạnh. Nguyên nhân nhiều SV ngoại trú sa ngã vào lối sống thiếu lành mạnh, vi phạm pháp luật chủ yếu thiếu sự quản lí của gia đình, nhà trường cộng với sự bắt chước, ăn chơi đua đòi, tác động tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cực của môi trường xung quanh. Điều đặc biệt chính bản thân thiếu ý chí, năng lực vượt quá khó khăn, trở ngại, tích cực tu dưỡng, học tập.

Từ đầu năm 2006 đến cuối năm 2009 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 02 SV bị các thế lực thù địch lôi kéo tham gia tổ chức “Công đoàn độc lập Việt Nam”; 02 SV có quan hệ, đăng kí tham gia “Đảng dân chủ Việt Nam”; 01 SV tải và đưa lên trang website của nhà trường với nội dung nói xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đã manh nha hình thành tổ chức bất hợp pháp trong SV với 45 thành viên của 25 trường đại học, cao đẳng tham gia. 77 vụ SV vi phạm pháp luật, trong đó có 05 vụ giết người, 07 vụ cướp tài sản, 17 vụ cố ý gây thương tích, 11 vụ gây rối trật tự nơi công cộng….[36]. Năm 2010 trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 302 vụ án hình sự, trong đó có 32 vụ án với 42 SV có liên quan (tăng 8 vụ 13 SV so với năm 2009).[32]. Điển hình các vụ án có liên quan đến SV là:

Vụ 1: Vào hồi 23 giờ ngày 06/9/2008 tại khu vực kí túc xá Trường Cao đẳng Cơ khí luyện kim Thái Nguyên đã xảy ra vụ gây rối trật tự công cộng giữa 71 HSSV quê hương Cao Bằng với 210 HSSV quê hương Hà Tĩnh. Nguyên nhân do mâu thuẫn giữa nhóm HSSV Cao Bằng với nhóm HSSV Hà Tĩnh. Vụ việc trên còn khích động lôi kéo thêm khoảng 300 HSSV Trường Cao đẳng Cơ khí luyện kim tham gia.

Vụ 2: Khoảng 12 giờ ngày 28/10/2009, Đỗ Văn Sơn- sinh năm 1991 là SV lớp K6-81B1 Trường Cao đẳng Kinh tế Thái Nguyên đi học về thì bị 3 đối tượng (Đỗ Quốc Ngọc, Nguyễn Văn Vỹ và Vũ Xuân Bách là SV lớp K33- Trường Cao đẳng Kinh tế- Kĩ thuật Thái Nguyên) gọi vào quán doạ nạt, sau đó Đỗ Quốc Ngọc dùng dao nhọn đâm vào bả vai trái của Đỗ Văn Sơn làm cho SV này tử vong.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vụ 3: Khoảng 14 giờ ngày 24/6/2011, tại phòng 401, Nhà nghỉ Hà Trang thuộc phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên đã xảy ra án mạng. Hậu quả làm SV Triệu Thị Hoàn (Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên) tử vong và Nguyễn Văn Minh, sinh năm 1988 bị thương nặng. Nguyên nhân vụ án đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Bảng 4. Kết quả khảo sát các hoạt động của SV ngoại trú Đơn vị tính % TT Tần suất hoạt động Hình thức hoạt động Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1 Tự học 91 8 1 2 Tự quản 63 16 21

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục (Trang 52 - 56)