Phương pháp giáo dục y đức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế bình dương (Trang 37 - 38)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Phương pháp giáo dục y đức

Tùy theo mục tiêu và nội dung giáo dục y đức cụ thể mà nhà giáo dục áp dụng các phương pháp, hình thức giáo dục y đức phù hợp nhằm tác động hiệu quả nhất đến tâm tư, tình cảm, nhận thức và hành động của sinh viên ngành y. Trong các nhóm phương pháp thì phương pháp nêu gương được nhiều người đánh giá khá cao.

1.3.3.1. Nhóm các phương pháp nêu gương

Là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục giáo dục y đức cho sinh viên bằng tấm gương y đức của chính người dạy, hoặc qua những câu chuyện có thật về y đức của một tập thể, một cá nhân… nhằm kích thích tính tích cực hoạt động, tu dưỡng rèn luyện y đức của đối tượng giáo dục, động viên, khuyến khích họ phấn đấu làm theo những gương tốt đó.

1.3.3.2. Nhóm các phương pháp thuyết phục

Phương pháp thuyết trình: Là phương pháp trong đó nhà giáo dục dùng lời nói chân thành, điềm đạm để khuyên bảo, giải thích, phân tích … nhằm giúp sinh viên

hiểu rõ khái niệm, mục tiêu, vai trò, quy tắc… của y đức, động viên, khuyến khích sinh viên thực hành thường xuyên khi ra trường.

Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục trong các trường y được khéo léo tổ chức các cuộc trao đổi, thảo luận, tranh luận về một chủ đề nhất định nào đó có liên quan đến y đức. Phương pháp đàm thoại có thể tạo cơ hội để phát huy tính tích cực hoạt động của mỗi cá nhân SV khi họ trực tiếp tham gia giải thích, tranh luận, thảo luận, nhận xét, đánh giá và tự rút ra những kết luận cho bản thân về các tình huống có liên quan tới những quy tắc, chuẩn mực của y đức, từ đó hình thành và phát triển niềm tin, thói quen và hành vi phù hợp trong thực hành nghề y.

1.3.3.3. Nhóm các phương pháp tổ chức trải nghiệm

Phương pháp tổ chức hoạt động theo chủ đề: là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục soạn thảo những chủ đề phù hợp với các nhiệm vụ và nội dung giáo dục y đức có tác dụng lôi cuốn, thu hút đông đảo sinh viên tham gia, qua đó các em có điều kiện rèn luyện và thể hiện năng lực tự tổ chức hoạt động, tự giáo dục và rèn luyện phẩm chất, hành vi, thói quen, đặc biệt là những kinh nghiệm ứng xử trong thực hành nghề y.

Phương pháp rèn luyện: là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục tổ chức các loại hình hoạt động đa dạng theo những nội dung giáo dục y đức nhất định nhằm tạo điều kiện, tạo môi trường thực để học sinh tự thể nghiệm y đức... trong các tình huống cụ thể, đa dạng của thế giới ngành y.

Phương pháp luyện tập: Là phương pháp nhằm củng cố ổn định bền vững những hành vi, thói quen đã được hình thành và rèn luyện trong thực tiễn hoạt động giáo dục y đức. Đó là quá trình tổ chức ôn luyện một cách có hệ thống, đều đặn, có kế hoạch các hành động, các thói quen ứng xử, biến nó thành những thuộc tính về y đức của nhân cách.

1.3.3.4. Nhóm các phương pháp kích thích tích cực hoạt động và điều chỉnh hành vi

Phương pháp động viên, khuyến khích, khen thưởng: Là phương pháp phản ánh sự đánh giá tốt nhất của nhà giáo dục về những phẩm chất, những nét tính cách, những hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa về y đức mà đối tượng giáo dục đã đạt được thông qua các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và tự giáo dục.

Phương pháp trách phạt: Là phương pháp nhà giáo dục trong đó phản ánh sự không đồng tình, sự phản đối, sự chê trách, phê phán của nhà giáo dục hay các cấp quản lý giáo dục đối với những biểu hiện sai trái về phẩm chất nhân cách, về hành vi ứng xử thiếu văn hóa,... về y đức của đối tượng giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế bình dương (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)