9. Cấu trúc của luận văn
1.4.5. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá giáo dục y đức
Trước hết, các nhà quản lý phải làm mọi cách giúp GV hiểu được triết lý về đánh giá: (1) đánh giá phải vì sự tiến bộ của HSSV; (2) đánh giá là một thành phần của quá trình giáo dục y đức; và (3) đánh giá về kết quả học tập, giáo dục y đức cho HSSV.
chương trình sang dạy học định hướng năng lực cho người học. Khi chương trình được xây dựng theo cách tiếp cận hình thành năng lực, thì người ta không quá xem trọng các tri thức nữa mà xem trọng phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học. Nhà quản lý cần kiểm tra, đánh giá theo hướng để giáo viên biết cách tạo tình huống, tạo môi trường tương tác thân thiện tích cực, giúp mọi học sinh đều có cơ hội bày tỏ quan điểm cá nhân, tranh luận, phản biện… nhờ đó tích cực hóa học sinh, nuôi dưỡng hứng thú, tự tin của các em tham gia hoạt động giáo dục y đức.
Kiểm tra cần đánh giá được quá trình chuyển đổi có tính mục đích mà ở đó giáo viên có thể truyền thụ những tri thức, kỹ năng… nhưng quan trọng nhất là tổ chức cho học sinh thực hiện những hoạt động và trên cơ sở những hoạt động ấy làm cho học sinh khám phá, trải nghiệm, tương tác, để rồi làm chủ được những tri thức, kỹ năng và thay đổi thái độ, tạo dựng được hứng thú, niềm tin và trên cơ sở đó là biến đổi chính chủ thể là người học. “Dạy học tích cực phải hình thành ở người học năng lực quan sát, thu thập thông tin, năng lực tự đánh giá, năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực trình bày miệng, năng lực tạo ra sản phẩm… Tuy nhiên tất cả các năng lực ấy đều phải được thể hiện, phản hồi trong quá trình đánh giá”.[14]
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Y tế
1.5.1.Yếu tố khách quan
Sự tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, sự giao lưu và hội nhập của đất nước với thế giới và khu vực đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có ngành y tế. Điều này đã dẫn đến nhiều điều kiện thuận lợi, tích cực cho SV ngành Y, trong đó có giáo dục y đức.
Sự biến đổi sâu sắc của môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời gian qua, cuộc di dân lớn trong vài chục năm qua từ các tỉnh thành về khu vực Tây nguyên và miền Đông Nam bộ, không chỉ ảnh hưởng đến mọi hoạt động xã hội mà còn tác động đến y đức của đội ngũ nhân viên ngành y, từ đó ít nhiều tác động đến hoạt động giáo dục y đức cho SV.
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của các tổ chức chính trị - xã hội dành cho SV nói chung và SV ngành Y nói riêng có tác dụng thúc đẩy ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện của SV, trong đó có hoạt động giáo dục y đức.
Các hoạt động ngoài xã hội đang diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp. Những yếu tố tích cực và tiêu cực ngoài xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục y đức trong các trường Y hiện nay.
1.5.2.Yếu tố chủ quan
trong giáo dục y đức. Sự quan tâm, chăm sóc về tinh thần lẫn vật chất của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Cấp ủy Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV…); Sự quan tâm của gia đình SV… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và có hiệu quả đến ý thức, tinh thần, thái độ rèn luyện y đức của SVHS.
Sự gương mẫu trong y đức của các CBQL, GV các y bác sĩ trực tiếp giảng dạy SV có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành y hiện nay.
Tính tích cực, chủ động tham gia các hoạt động giáo dục và tự giáo dục y đức cho SV.
Trên đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình giáo dục y đức cho SV. Cần phát huy những yếu tố có tác dụng giáo dục tích cực, ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất những yếu tố có tác dụng giáo dục tiêu cực ảnh hưởng xấu đến đạo đức, y đức của SV. Đặc biệt là những thói hư tật xấu đang luôn rình rập, tìm cách xâm nhập, lôi kéo rủ rê SV đi đến vi phạm, sa ngã. Chính vì thế, nhà trường phải cung cấp cho SV những kiến thức đủ để phòng tránh cho bản thân và cho bạn bè; gia đình và cộng đồng góp phần ngăn ngừa và đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra khỏi nhà trường.
Tiểu kết chƣơng 1
Tiếp cận tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài đi từ cái chung đến cái riêng, tác giả đã cập nhật những công trình khoa học được công bố mới gần đây. Nhìn chung, giáo dục y đức cho sinh viên ngành y đã và đang được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn có thể phân chia theo các hướng nghiên cứu như sau:
1. Hướng nghiên cứu về giáo dục y đức cho sinh viên ngành y: Các công trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề theo ba hướng, hướng thứ nhất nghiên cứu về tiêu chuẩn của người hành nghề y; hướng thứ hai nghiên cứu về vai trò của y đức; hướng thứ ba nghiên cứu về các thành tố của y đức. Trong hướng nghiên cứu này, các công trình đã làm rõ được khái niệm y đức, cụ thể hóa các tiêu chuẩn, vai trò và các thành tố của y đức, giúp nâng cao nhận thức về y đức cho đội ngũ cán bộ quản lý, bác sĩ, nhân viên ngành y trong quá trình hành nghề.
2. Hướng nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên ngành y: Các công trình nghiên cứu tiếp cận theo ba hướng, hướng thứ nhất nghiên cứu về lịch sử, truyền thống y đức nói chung và giáo dục y đức nói riêng của đội ngũ ngành y; hướng thứ hai nghiên cứu về vai trò của giáo dục y đức trong trường y hiện nay; hướng thứ ba nghiên cứu về các biện pháp giáo dục y đức. Trong phần nghiên cứu này, các công trình đã làm rõ được truyền thống giáo dục y đức, tầm quan trọng của giáo dục y đức và đặc biệt là các biện pháp đã thực hiện hiện nay nhằm giáo dục y đức cho sinh viên ngành y hiện nay ở các nước trên thế giới.
dục y đức cho sinh viên trường y.
Phần tiếp theo, luận văn đã nghiên cứu về cơ sở lý luận của hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên ngành y, bao gồm: Mục tiêu giáo dục y đức, nội dung giáo dục y đức, phương pháp và hình thức giáo dục y đức, và cuối cùng là kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục y đức.
Luận văn cũng đã nghiên cứu về cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường y, bao gồm: Quản lý mục tiêu giáo dục y đức, quản lý nội dung giáo dục y đức, quản lý phương pháp và hình thức giáo dục y đức, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá giáo dục y đức.
Trong phần các yếu tố ảnh hưởng, luận văn cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng chủ quan và các yếu tố ảnh hưởng khách quan.
Như vậy, chương 1 của luận văn đã xây dựng khung cơ sở lý luận về giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo dục y đức, giúp mọi người nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục y đức, từ có các giải pháp giáo dục y đức phù hợp, góp phần nâng cao y đức, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành y tế Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BÌNH DƢƠNG
2.1. Khái quát về trƣờng Cao đẳng Y tế Bình Dƣơng
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương là trường công lập duy nhất đào tạo nhân viên y tế trình độ Cao đẳng và Trung cấp của tỉnh Bình Dương. Trường được thành lập theo quyết định số 8022/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc thành lập Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương. Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương có bề dày lịch sử và truyền thống đào tạo nhân lực y tế có chất lượng, phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Lịch sử phát triển của Trường theo các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: 1976 - 1981
Tháng 10 năm 1976, tỉnh Sông Bé quyết định chuyển trường Sơ học Y tế ở vùng kinh tế Tàu Ô, huyện Bình Long về khu vực Bệnh viện 4 Dã chiến tại thị xã Thủ Dầu Một. Ngày 13 tháng 06 năm 1978, UBND tỉnh Sông Bé ban hành Quyết định số 326/QĐUB thành lập trường Trung học Y tế Sông Bé. Trong giai đoạn này, quy mô đào tạo khoảng 200 - 300 học sinh trung cấp và sơ cấp với đội ngũ giáo viên từ 40 đến 56 người. Trường Trung học Y tế Sông Bé có nhiệm vụ đào tạo y sĩ và cán bộ y tế sơ học; bổ túc văn hóa, ngoại ngữ, quản lý cho cán bộ trong ngành y tế tỉnh.
- Giai đoạn 2: 1982 - 1995
Xây dựng và mở rộng qui mô Trường, nâng các ngành sơ học lên trung cấp. Mục tiêu đào tạo cung cấp đội ngũ cán bộ y tế cho tỉnh Sông Bé. Trong giai đoạn này, quy mô đào tạo khoảng 300 - 500 học sinh trung cấp và sơ cấp với đội ngũ giáo viên từ 65 đến 83 người. Trường bổ sung nhiệm vụ đào tạo dược sĩ trung học, dược tá; điều dưỡng trung học, y tá sơ học; nữ hộ sinh trung học, hộ sinh sơ học và các lớp đào tạo lại.
- Giai đoạn 3: 1996 - 2001
Ngày 1/1/1997 tỉnh Sông Bé được tách thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước toàn bộ cơ sở vật chất của Trường Trung học y tế tỉnh Sông Bé được chuyển thành Trường Trung học y tế tỉnh Bình Dương. Quy mô đào tạo từ 400 - 600 học sinh.
- Giai đoạn 4: 2002 - 2005
Mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa các hình thức đào tạo trong và ngoài tỉnh: chính qui, tại chức, đào tạo theo địa chỉ. Số lượng học sinh hàng năm tăng 10-15%. Từ năm 2003 Trường thực hiện khoán biên chế và quản lý hành chính theo nghị định 10/2002/CP. Quy mô đào tạo từ 600 - 900 học sinh trung cấp và sơ cấp. Trong giai đoạn này Trường mở rộng hình thức đào tạo cho các lớp đại học và sau đại học (liên kết với các trường đại học y dược trong nước), đào tạo y sỹ cho ngành y tế cao su và khu công nghiệp, đào tạo nhân viên y tế thôn ấp và các lớp đào tạo lại.
- Giai đoạn 5: 2006 - 2019
Tháng 12/2007 Trường được Bộ GD&ĐT nâng cấp thành trường CĐYT Bình Dương. Quy mô đào tạo gia tăng nhanh chóng 2.000 - 3.000 học sinh cao đẳng, trung cấp và đào tạo liên tục. Hàng năm tuyển sinh khoảng 1.000 sinh viên. Đội ngũ giảng viên từ 160 đến 250 người, bao gồm giảng viên cơ hữu, giảng viên hợp đồng dài hạn và thỉnh giảng.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đào tạo cho tỉnh Bình Dương và các tỉnh trong khu vực được trên 3.200 nhân viên y tế trình độ cao đẳng và trên 10.000 nhân viên y tế trình độ trung cấp.
2.1.2.Chức năng nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính trị của Trường là đào tạo nguồn nhân lực y tế cho tỉnh Bình Dương và cho các tỉnh lân cận. Theo Quyết định số 1450/QĐ - UBND ngày 12 tháng 5 năm 2008 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương, Trường có các chức năng chủ yếu sau:
Đào tạo cán bộ y tế có trình độ cao đẳng, dưới cao đẳng về chuyên ngành y, dược.
Bồi dưỡng cán bộ quản lý các cơ sở y tế.
Liên kết đào tạo liên thông bậc đại học và sau đại học với các trường đại học y dược và các đại học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân và quốc tế.
2.1.3.Cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên
Cơ cấu bộ máy tổ chức bao gồm Ban Giám hiệu; 5 phòng chức năng gồm: Phòng Đào Tạo, Phòng Công tác Học sinh-Sinh viên, Phòng Tổ chức-Cán bộ, Phòng Hành Chính-Quản trị và Phòng Kế toán; 4 khoa gồm: Khoa Dược, Khoa Điều dưỡng, Khoa Lâm sàng, Khoa Khoa học cơ bản và các tổ chức đoàn thể như Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên.
Tổng số cán bộ, viên chức năm 2019 gồm 142 người, trong đó đội ngũ giảng viên cơ hữu là 114 người với 48 giảng viên có trình độ sau đại học (Tiến sĩ, Thạc sĩ, CK II, CK I), 53 người có trình độ đại học; một số giảng viên còn lại của Trường hiện đang theo học tại các Trường Đại học để đảm bảo trình độ chuẩn. Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu về số lượng và cơ cấu chuyên môn, đủ trình độ theo quy định, có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề.
2.1.4.Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo
Để đáp ứng được nhiệm vụ dạy/học và các hoạt động đào tạo, Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất. Hiện tại, Trường có khu giảng đường với tổng số 29 phòng học lý thuyết, diện tích mỗi phòng 196 m2
. Các phòng học được trang bị máy chiếu, phục vụ cho hoạt động giảng dạy của giảng viên; có một Hội trường lớn với tổng diện tích 725 m2
cho 700 người, một nhà thể thao đa chức năng phục vụ cho các hoạt động thể dục, thể thao.
Các ngành nghề đào tạo của Trường đặc thù thuộc nhóm ngành sức khỏe Y - Dược, do vậy Trường đã luôn chú trọng đến công tác giảng dạy thực hành, thực tập tay nghề cho HSSV. Trong những năm qua, Trường đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy/học thực hành. Hiện nay, Trường có khu thực hành gồm 19 phòng, tổng diện tích là 2.042 m2. Các phòng thực hành được trang bị các trang thiết bị, mô hình cơ bản đáp ứng cho chương trình đào tạo trình độ cao đẳng. Các giảng đường, phòng học, phòng thực hành được trang bị máy chiếu phục vụ cho việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy.
Trường luôn quan tâm đầu tư cho phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động của Trường. Hiện tại các khoa, phòng, thư viện đều được trang bị lắp đặt máy tính và được kết nối mạng Internet tốc độ cao, phục vụ thuận lợi cho việc cập nhật thông tin, cho công tác chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo và cho thực hiện công việc của các khoa, phòng. Trường có 02 phòng thực hành máy tính gồm 200 máy tính đồng bộ, lắp đặt hệ thống máy điều hòa, mạng đường truyền tốc độ cao phục vụ tốt, đáp ứng yêu cầu cho việc học tập của sinh viên. Trường đã lập trang Web, được đăng tải thường xuyên các thông tin, hoạt động của Trường và phổ biến rộng rãi cho toàn thể cán bộ, giảng viên, HSSV.
Trường có thư viện, phòng đọc, có máy tính nối mạng, cơ bản đáp ứng tốt nhu