9. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Hình thức giáo dục y đức
Hình thức giáo dục y đức phải phù hợp với nội dung và phương pháp giáo dục y đức. Các hình thức giáo dục y đức sau:
dung mang tính lý thuyết, phương pháp đàm thoại, thuyết trình. Hình thức này chủ yếu cung cấp kiến thức, quy định, quy chế, quy tắc ứng xử với người bệnh, với bản thân và đồng nghiệp trong ngành.
Ngoài lớp: Hình thức giáo dục y đức này được tiến hành chủ yếu tại phòng khám, bệnh viện, các cơ sở y tế... nơi HSSV trực tiếp tiếp xúc với người bệnh, đối diện với những tình huống thật, nhờ đó giúp nhà giáo dục đánh giá được y đức “thật’ của HSSV.
Cá nhân: Hình thức giáo dục y đức cá nhân là hình thức mà nhà giáo dục trực tiếp tiếp cận người học, nắm rõ tâm tư nguyện vọng người học, nắm rõ đặc điểm nhân cách của người học, từ đó đề ra các biện pháp giáo dục y đức phù hợp nhất.
Nhóm nhỏ, nhóm lớn: Hình thức giáo dục y đức cho nhóm là hình thức mà nhà giáo dục giao hoạt động để nhóm tìm hiểu, chia sẻ, thảo luận... sau đó thống nhất một nhiệm vụ về y đức mà nhà giáo dục muốn hình thành cho các nhóm, nội dung chủ yếu phù hợp với hoạt động chuyên môn của từng khoa, từng chuyên ngành.
Toàn lớp, toàn trường: Hình thức giáo dục y đức cho toàn lớp, toàn trường phù hợp với nội dung cốt lõi mà toàn bộ cán bộ, nhân viên ngành y tế đề phải tuân thủ. Đây là hình thức cần ít thời gian nhưng có hiệu quả khá cao.
1.3.4.1. Giáo dục y đức cho SV tại bệnh viện: Bệnh viện là nơi SV thực hành thăm, khám, chữa bệnh. Được tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, SV có điều kiện để vận dụng những kiến thức mang tính lý thuyết, “trường lớp” ngay trong thực tế. SV có điều kiện thử thách sự kiên trì, nhẫn nại, đồng cảm với nỗi đau của bệnh nhân. Đây là môi trường thực hành y đức tốt nhất và cũng là dịp để các thầy cô trường y kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục y đức của nhà trường nhằn có sự điều chỉnh cần thiết khi có biểu hiện kém hiệu quả hoặc chệch choạc trong thực hiện.
1.3.4.2. Giáo dục y đức thông qua nhà trường: Nhà trường với tư cách là nơi chuyên trách việc giáo dục - đào tạo nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho SV vì vậy nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục y đức cho SV. Việc giáo dục y đức cho SV trong nhà trường có thể được thực hiện thông qua các môn học và tổ chức các hoạt động ngoại khóa:
Giáo dục y đức cho SV thông qua các môn học.
Giáo dục y đức cho SV qua quá trình học thực tế lâm sàng: đặc thù của quá trình đào tạo SV tại trường Cao đẳng y là vào cuối năm thứ nhất và trước khi tốt nghiệp, SV sẽ tham gia hoạt động thực tế lâm sàng tại các cơ sở y tế trong địa phương, các bệnh viện, trạm y tế. Qua quá trình thực tế lâm sàng các em sẽ được thực hành các kỹ năng chuyên môn, đồng thời được tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, với các cán bộ y tế. Đây là một môi trường thuận lợi để giáo dục y đức cho SV.
Giáo dục y đức cho SV thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1.3.4.3. Giáo dục y đức thông qua gia đình: Gia đình là môi trường giáo dục thường xuyên và giáo dục suốt đời cho SV. Gia đình có thể kết hợp với nhà trường
giáo dục y đức cho SV thông qua việc tạo điều kiện học tập tốt nhất cho SV, bản thân bố mẹ và những người thân trong gia đình phải là tấm gương về lòng yêu thương con người, về sự thật thà, thẳng thắn và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác.
1.3.4.4. Giáo dục y đức thông qua các hoạt động xã hội: Giáo dục y đức cho SV thông qua các hoạt động từ thiện, các hoạt động xã hội mang đậm tính nhân văn và gắn bó mật thiết với ngành y như: hiến máu nhân đạo, cơm từ thiện cho bệnh nhân nghèo, các hoạt động từ thiện khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em, cho đồng bào dân tộc miền núi vùng sâu vùng xa, các hoạt động xã hội kỹ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam...