9. Cấu trúc của luận văn
3.4.5. Tính khả thi của các biện pháp được đề xuất
Kết quả khảo sát và thống kê mô tả các biện pháp về tính cấp thiết được thể hiện tại bảng 3.4 và bảng 3.5
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp
Nội dung Rất Khả thi Khả thi Bình thƣờng Không khả thi Hoàn toàn không khả thi Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận
thức cho đội ngũ CBQL, GV, CNV và SV nhà trường về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên
64 20 0 0 0
Biện pháp 2: Tích hợp hoạt động giáo dục y đức cho SV thông qua các môn học trên lớp
61 23 0 0 0
Biện pháp 3: Tổ chức đa dạng các hình thức giáo dục y đức cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa
53 27 4 0 0
Biện pháp 4: Chỉ đạo công tác phối hợp
Nội dung Rất Khả thi Khả thi Bình thƣờng Không khả thi Hoàn toàn không khả thi
trường, gia đình và xã hội
Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục y đức trong và ngoài nhà trường
64 20 0 0 0
Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác giáo dục y đức cho sinh viên
53 27 3 1 0
Bảng 3.5. Thống kê mô tả mức độ khả thi của các biện pháp
Biện pháp Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ tự Mức độ khả thi Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức
cho đội ngũ CBQL, GV, CNV và SV nhà trường về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên
4.76 0.43 1 Rất khả thi
Biện pháp 2: Tích hợp hoạt động giáo dục y
đức cho SV thông qua các môn học trên lớp 4.73 0.45 4 Rất khả thi
Biện pháp 3: Tổ chức đa dạng các hình thức giáo dục y đức cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa
4.58 0.59 5 Rất khả thi
Biện pháp 4: Chỉ đạo công tác phối hợp giáo dục y đức cho sinh viên giữa nhà trường, gia đình và xã hội
4.74 0.49 3 Rất khả thi
Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục y đức trong và ngoài nhà trường
4.76 0.43 1 Rất khả thi
Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác giáo dục y đức cho sinh viên
4.57 0.63 6 Rất khả thi
Kết quả khảo sát và thống kê cho thấy các biện pháp được đánh giá ở mức độ rất khả thi, điểm trung bình của các biện pháp dao động từ 4.57 đến 4.76, độ lệch chuẩn dao động từ 0.43 đến 0.63 điều này chứng tỏ mức độ thống nhất của những người được khảo sát là rất cao. Những biện pháp được đánh giá với điểm trung bình cao nhất
là biện pháp 1 và biện pháp 5 với ( ̅=4.76), các biện pháp còn lại cũng được đánh giá ở mức độ rất khả thi với điểm trung bình từ 4.57 đến 4.74.
Như vậy tác giả có thể kết luận các biện pháp đưa ra được sự đồng thuận rất cao và là những biện pháp rất khả thi trong hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Bình Dương, tỉnh Bình Dương hiện nay.
Tiểu kết chƣơng 3
Xuất phát từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý GD y đức cho SV trường Cao đẳng y tế Bình Dương để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý GD y đức cho SV đề tài đề xuất các biện pháp quản lý sau:
Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, CNV và SV nhà trường về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên
Biện pháp 2: Tích hợp hoạt động giáo dục y đức cho SV thông qua các môn học trên lớp
Biện pháp 3: Tổ chức đa dạng các hình thức giáo dục y đức cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa
Biện pháp 4: Chỉ đạo công tác phối hợp giáo dục y đức cho sinh viên giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục y đức trong và ngoài nhà trường
Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác giáo dục y đức cho sinh viên
Qua đội ngũ CBQL, GV, CNV và SV, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Các biện pháp quản lý đề xuất trên đều mức độ rất cấp thiết và rất khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài đã được trình bày trong luận văn, tác giả xin được rút ra một số kết luận như sau: Trong luận văn này, tác giả đã tổng quan những nghiên cứu của các nhà khoa học trong cũng như ngoài nước, góp phần làm sáng tỏ vị trí, vai trò, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục y đức. Tác giả cũng phân tích những khái niệm cơ bản về công tác quản lý, về y đức, giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo dục y đức.
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, đề tài đã khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quản lý giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng y tế Bình Dương. Có thể thấy đa số CBQL và GV trường Cao đẳng y tế Bình Dương đều có nhận thức đúng đắn, tích cực về tầm quan trọng, ý nghĩa và nội dung của công tác giáo dục y đức cho SV và quản lý giáo dục y đức cho SV. Bên cạnh đó vẫn có một số nhận thức chưa cụ thể, rõ ràng và tích cực. Các nội dung, các hoạt động trong công tác quản lý giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng y tế Bình Dương đã được tổ chức, diễn ra thường xuyên, liên tục nhưng hiệu quả chưa cao.
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực trạng quản lý giáo dục y đức cho SV, đề tài đưa ra 6 biện pháp quản lý giáo y đức cho sinh viên trường Cao đẳng y tế Bình Dương, tỉnh Bình Dương hiện nay. Đề tài đã khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất và nhận được sự thống nhất cao về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.
2. Khuyến nghị 2.1. Với Bộ Y tế
Cần xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, các văn bản chỉ đạo cụ thể việc quản lý hoạt động giáo dục y đức.
Cần có các chính sách đãi ngộ phù hợp để khuyến khích tinh thần học tập, nghiên cứu và làm việc của các Cán bộ y tế.
Xử lý nghiêm minh, công bằng, minh bạch đối với những trường hợp vi phạm về y đức.
Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy chế chuyên môn trong hệ thống y tế nhà nước và việc hành nghề y dược tư nhân.
2.2. Với Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với vai trò là thành viên của Hội đồng tiền lương quốc gia cần tham gia đã phân tích, đánh giá thực tế, thương lượng, thống nhất phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng và khuyến nghị với Chính phủ công bố mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu, cũng như mức trợ cấp cho đội ngũ nhân viên ngành y tế, đảm bảo mức sống khá để họ có thể yên tâm thực hiện y đức trong quá trình hành nghề.
2.3. Với UBND tỉnh Bình Dƣơng
Hỗ trợ kinh phí trong xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất trường học, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập của SV nhà trường.
Có chế độ đãi ngộ, thi đua khen thưởng đối với đội ngũ CBQL, GV và SV thực hiện tốt công tác giáo dục y đức trong dạy học cũng như trong thực tiễn.
2.3. Với nhà trƣờng
Nhà trường cần xác định việc giáo dục y đức cho SV là một mục tiêu đào tạo và trách nhiệm giáo dục của nhà trường.
Cần xây dựng kế hoạch giáo dục y đức cho SV một cách thường xuyên và cụ thể. Xây dựng chế độ khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác giáo dục y đức. Nhắc nhở, phê bình, kỹ luật nghiêm khắc với những trường hợp vi phạm.
Đẩy mạnh công tác “xã hội hóa giáo dục”, huy động kinh phí từ nhiều nguồn đầu tư cho công tác giáo dục y đức của nhà trường. Có sự đầu tư về tài chính cho công tác giáo dục y đức cho SV.
Chủ động, tăng cường phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động sức mạnh từ các lực lượng này.
2.4. Với các cơ sở y tế trong tỉnh
Các cơ sở y tế trong tỉnh cần phát động thi đua kêu gọi các cán bộ y tế đang công tác tại cơ sở đều phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, của Bộ Y tế về nhưng giá trị phẩm chất đạo đức của người làm nghề y.
Quan tâm đến đời sống của các cán bộ y tế đang làm việc tại cơ sở
Phối hợp chặt chẽ với các trường đào tạo y khoa tại địa bàn trong công tác giáo dục y đức cho SV
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm về các giá trị y đức. Đồng thời có những hình thức tuyên duyên, khen thưởng và động viên những tấm gương đạo đức tốt trong nghề nghiệp và trong cuộc sống.
Tổ chức các hoạt động tập thể, văn hóa, văn nghệ tại đơn vị để tăng cao tinh thần đoàn kết giữa các cán bộ y tế công tác trong đơn vị.
2.5. Với GV trong trƣờng
GV thường xuyên rèn luyện để luôn là tấm gương tốt về đạo đức nghề nghiệp và về lối sống lành mạnh để sinh viên noi theo.
GV cần tự ý thức trong việc trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và các vấn đề về y đức.
Thường xuyên và tích cực tham gia các hoạt động giáo dục y đức cho SV và các chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV về kỹ năng giáo dục y đức cho SV.
Quan tâm, chia sẻ với SV về sinh hoạt, học tập, về tâm tư nguyện vọng của các em.
2.6. Với SV trong trƣờng
SV cần có ý thức không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức rèn luyện hoàn thiện phẩm chất nhân cách của bản thân.
SV cần tích cực tham gia các hoạt động giáo dục y đức do nhà trường tổ chức. SV cần từ hình thành cho mình một lối sống văn minh, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, của nhà trường và của cơ sở y tế thực tập
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Hoàng Anh (2011), Xây dựng mô hình quản lý công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trong các trường Đại học Sư phạm trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Hà Nội.
[2]. Hoàng Chí Bảo (2000), “Giáo dục đạo đức, nhân cách cho sinh viên đại học ở nước ta hiện nay – quan niệm, vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Lý luận sinh hoạt chính trị (39), tr. 31–35.
[3]. Nguyễn Thị Hòa Bình (2013),“Phát huy vai trò tri thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới”, Luận án tiến sĩ, Viện Triết học, Hà Nội.
[4]. Bộ Y tế (1998), Bàn về y đức, Nxb Y học, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, Tập bài giảng, Hà Nội.
[6]. Mai Thị Dung (2014), Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[7]. Bùi Đại (1997), Y đức trong xã hội mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bảo vệ sức khỏe, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[8]. Lâm Văn Đồng, trong “Giáo dục y đức cho cán bộ y tế ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(83) – 2014.
[9]. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
[10]. Hội Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh (1997), “Hải Thượng Lãn Ông - Y tông tâm lĩnh" tập 2, Nxb Y học, sách tái bản lần 2.
[11].https://ypy.edu.vn/sinh-vien/coi-trong-giao-duc-y-duc-cho-sinh-vien-nganh-y- 118.html.
[12]. Phạm Mạnh Hùng (2002), "Y đức và nâng cao y đức", Tạp chí Cộng sản, số 7/2002.
[13]. Ngô Gia Hy (1999), Y đức và đức sinh học - Nguồn gốc và sự phát triển", Nxb Y học, Hà Nội.
[14]. Nguyễn Công Khanh (2019), Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh, tạp chí Giáo dục.
[15]. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí Giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục.
[16]. Hà Thị Loan (2004), “Vai trò của y đức trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ y tế ở nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[17]. Lê Thị Lý (2010), "Nâng cao đạo đức người thầy thuốc ở nước ta hiện nay", Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
[18]. Phạm Công Nhất (1999), "Mâu thuẫn giữa mặt trái của cơ chế thị trường với bản chất nhân đạo của ngành y tế Việt Nam hiện nay", Tạp chí Giáo dục lí luận, số 6/1999.
[19]. Hà Thị Kim Oanh (2008), "Y đức và vấn đề nâng cao hiệu quả giáo dục y đức cho sinh viên ngành y", Tạp chí Triết học số 5(204), tháng 5/2008.
[20]. Ngô Minh Oanh (2012), Vai trò người giảng viên trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, Hội thảo giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. [21]. Trần Sỹ Phán (2016), Giáo dục đạo đức với sự phát triển nhân cách sinh viên
Việt Nam hiện nay, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
[22]. Đỗ Nguyên Phương (1998), “Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam”, Nxb Y học, Hà Nội.
[23]. Quyết định số 2526/1999/QĐ-BYT ngày 21/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế. [24]. Nguyễn Quang Thẩm (2012), Nâng cao y đức cách mạng của cán bộ nhân viên
trong các bệnh viện quân y hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội]
[25]. Nguyễn Văn Thang (2001), Hải Thượng Lãn Ông - Nhà y học, văn hóa lớn, Nxb Thông tin, Hà Nội.
[26]. Lê Hữu Trác. Hải Thượng y tông tâm lĩnh, t.2, Hội Y học dân tộc Tp. Hồ Chí Minh kết hợp tái bản, 1987, tr.309.
[27]. Nguyễn Quốc Triệu, Nguyễn Đức Hinh (2011), Đạo đức y học, Nxb Y học, Hà nội.
[28]. Nguyễn Thanh Tịnh (2014), Tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế và đạo đức người thầy thuốc
[29]. Trần Mai Ước (2012), Những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM trong giai đoạn hiện nay, Hội thảo giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam, Viện nghiên cứu Giáo dục, Trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi đánh giá quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên Trƣờng Cao đẳng Y tế Bình Dƣơng (phiếu dành cho CBQL và GV)
PHIẾU TRƢNG CẦU Y KIẾN
ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BÌNH DƢƠNG
(Phiếu dành cho CBQL và GV)
Chào Quý Thầy/Cô!
Hiện nay tôi đang tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp với nội dung đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương ”. Bảng câu hỏi này là một phần quan trọng trong nghiên cứu. Do đó, rất mong Quý Thầy/Cô vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây. Các thông tin được thu thập sẽ được bảo mật một cách nghiêm túc và chỉ dùng cho việc nghiên cứu.
Quý Thầy/Cô vui lòng cho biết cho ý kiến của mình về các phát biểu dưới đây bằng cách đánh dấu “X” vào các ô tương ứng. Mỗi câu hỏi trong bảng sẽ đƣợc đánh giá theo 5 mức độ: Rất tốt, Tốt, Bình thƣờng, Chƣa tốt , Hoàn toàn không tốt.
A. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO
ĐẲNG Y TẾ BÌNH DƢƠNG
1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về hoạt động giáo dục y đức