9. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu chung của giáo dục Việt Nam là "đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Trong khi đó, y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh. Đối với đa số những người làm ngành y, thì việc nâng cao y đức trước tiên là việc nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ nghiên cứu, chẩn đoán, làm chủ trang thiết bị hiện đại để có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây bệnh, biện pháp điều trị và cách điều trị. Cùng với đó là việc nâng cao tinh thần trách nhiệm để tận tuỵ với người bệnh. Như vậy, điều cốt lõi nhất của y đức vẫn là sự xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm của những người Thầy Thuốc. Mỗi sinh viên ngành Y không chỉ là một nhà trí thức, mà còn là người chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Do đó, đối với sinh viên ngành Y, giỏi y thuật thôi chưa đủ, còn phải có một y đức sáng nữa. Song y đức sáng không phải là một cái gì đó có sẵn cũng không phải chỉ đến khi trở thành người thầy thuốc thực thụ thì mới biết thế nào là y đức. Trái lại, y đức là kết quả của một quá trình học tập, trau dồi và rèn luyện từ khi các em ngồi trên ghế giảng đường và cả trong quá trình làm việc. Y đức chính là một trong hai mục tiêu mà mọi người hành nghề y đều phải tu dưỡng, rèn luyện.
Do đó, giáo dục y đức phải đảm bảo tính mục tiêu nhằm đào tạo ra các thế hệ thầy thuốc vừa giỏi về y thuật vừa có y đức, góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân một cách tốt nhất theo chủ trương của nhà nước và nguyện vọng của mọi người dân.