Kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế bình dương (Trang 40)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.5. Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học bởi đối với người giảng viên, khi tiến hành quá trình dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả. Muốn biết có hiệu quả hay không, người giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ SV để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp SV điều chỉnh các phương pháp học. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học, đặc biệt là quá trình dạy và học liên quan đến y đức.

Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”… Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra sự thành công của mỗi SVHS không những về y thuật mà còn thành công về y đức trong tương lai.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Y tế

1.4.1.Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục y đức

Quản lý mục tiêu giáo dục y đức là làm cho quá trình làm cho hoạt động giáo dục y đức diễn ra có kế hoạch, có trọng tâm, đạt hiệu quả cao với các mục tiêu cụ thể. Cụ thể:

Đảm bảo đạt mục tiêu về nhận thức: Quản lý mục tiêu giáo dục y đức giúp cho các cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên trong tường đào tạo y khoa có nhận thức đúng đắn, cụ thể và nhất quán hơn về tầm quan trọng, vai trò của công tác giáo dục y đức và các nội dung liên quan đến vấn đề trên.

Đảm bảo đạt mục tiêu về thái độ: Quản lý mục tiêu giáo dục y đức giúp cho đội ngũ CBQL, GV và SV trong trường đào tạo y khoa có thái độ tích cực, đúng đắn hơn trong công tác giáo dục và tự giáo dục y đức.

Đảm bảo đạt mục tiêu về hành vi: Quản lý hoạt động giáo dục y đức giúp cho CBQL, GV, SV tự giác, tích cực tham gia các hoạt động về giáo dục y đức trong phạm

vi nhà trường và ngoài xã hội, đồng thời tự nghiên cứu, rèn luyện, nâng cấp phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của bản thân, theo những mục tiêu chung, cụ thể của ngành.

Tóm lại, quản lý mục tiêu giáo dục y đức giúp cho quá trình giáo dục y đức đạt hiệu quả cao hơn để sinh viên hình thành và nâng cao ý thức, tình cảm và niềm tin vào y đức, đồng thời tự lập được những hành vi và thói quen phù hợp với yêu cầu đạo đức nghề nghiệp.

1.4.2.Quản lý việc thực hiện nội dung giáo dục y đức

Trong quản lý việc thực hiện nội dung, đầu tiên , nhà quản lý cần nắm vững những nội dung giáo dục y đức mà người dạy và người học phải hướng tới.

Nội dung của y đức được nêu trong lời thề của Hippocrates hay trong lời thề tương tự của thầy thuốc và cán bộ y tế tốt nghiệp ở các nước. Các quy định của y đức thay đổi theo không gian và thời gian, tùy theo các yếu tố tâm lý, tín ngưỡng, phong tục, tập quán sống của mỗi cộng đồng xã hội.

Nội dung của công tác giáo dục y đức trước hết cần giúp cho SV nhận thức rõ và sâu sắc hơn về vai trò, tầm quan trọng của y đức trong học tập và trong suốt quá trình làm nghề sau này.

Nội dung giáo dục y đức cần giúp cho SV hiểu rõ hơn các quan điểm về y đức nổi bật từ trước đến nay.

Cụ thể, nội dung giáo dục y đức bao gồm:

17 nội dung trong “Quy ước đạo đức của những người làm ngành y” (Y đức) mà Hiệp hội Y khoa thế Giới (World Medical Association) đã đưa ra.[4]

Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế sau đây chính là những nội dung cốt lõi của hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên các trường y hiện nay:

1- Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

2- Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.

3- Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

4- Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.

5- Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đun đẩy người bệnh.

6- Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

7- Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.

8- Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.

9- Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.

10- Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

11- Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.

12- Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế).[4]

Quản lý việc thực hiện nội dung giáo dục y đức sẽ giúp GV thực hiện đầy đủ những nội dung giáo dục y đức trong chương trình, tránh tình trạng bỏ sót, gây ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động giáo dục y đức trong nhà trường hiện nay, ảnh hưởng đến y đức của SV khi ra trường, góp phần nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế.

1.4.3.Quản lý việc thực hiện phương pháp giáo dục y đức

Quản lý phương pháp giáo dục đạo đức nói chung và hoạt động giáo dục y đức nói riêng là quản lý cách thức tổ chức, điều khiển và tự tổ chức, điều khiển các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng của giảng viên và SV (với tư cách là nhà giáo dục và đối tượng giáo dục) nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục y đức phù hợp với mục đích, mục tiêu của giáo dục y đức đã đặt ra trước đó.

đức cho HSSV. Từ đó mới có khả năng quản lý các phương pháp giáo dục y đức cho HSSV phù hợp.

Trong bài viết Giáo dục đạo đức, nhân cách cho sinh viên đại học ở nước ta hiện nay – quan niệm, vấn đề và giải pháp tác giả Hoàng Chí Bảo đã nhấn mạnh: “Giáo dục đại học và trường đại học, thầy giáo đại học phải coi giáo dục đạo đức, nhân cách cho sinh viên là nền tảng và giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ hoạt động giáo dục – đào tạo”. Muốn vận dụng quan điểm đó vào thực tiễn thì mọi phương diện của quá trình giáo dục đều phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo con người, đều phải hướng vào chủ đích rèn luyện đạo đức, nhân cách sinh viên. Mọi tổ chức, lực lượng giáo dục trong nhà trƣờng đều phải cộng đồng trách nhiệm, phối hợp tác động tích cực, cùng chiều vào sự chuyển biến đạo đức, lối sống, nhân cách sinh viên. Bên cạnh đó, mọi hình thức và biện pháp giáo dục đều phải đƣợc dẫn dắt và nhất quán với yêu cầu giáo dục đạo đức – nhân cách sinh viên, xây dựng nhà trường thành môi trường văn hóa đạo đức và văn hóa nhân cách để thúc đẩy, cảm hóa sinh viên rèn luyện đạo đức, nhân cách. Và điều kiện không thể thiếu để tiến hành giáo dục đạo đức sinh viên là cần xây dựng các tập thể, tổ chức sinh viên, tạo ra các thiết chế văn hóa và các hình thức hoạt động văn hóa phù hợp đặc điểm, nhu cầu của tuổi trẻ...[2]

Tác giả Trần Sỹ Phán (2016) trong cuốn Giáo dục đạo đức với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay đã đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDĐĐ cho sinh viên, trong các trường đại học và cao đẳng, để tạo ra những nhân cách sinh viên phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...[21]

Nhiều bài viết trong Hội thảo giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam vào năm 2012 của Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã thể hiện sự quan tâm của các tác giả về phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho sinh viên trong ối cảnh hiện nay như: Những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay của tác giả Trần Mai Ước; [29]Vai trò người giảng viên trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng của Ngô Minh Oanh... [20] Tác giả Mai Thị Dung (2014), Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đã phân tích thực trạng có tính hai mặt của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam, đã chỉ ra mâu thuẫn giữa việc nâng cao hiệu quả giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với hiện thực cuộc sống đang diễn tiến phức tạp, xã hội tồn tại nhiều rất công nghịch lý đã gây khó khăn cho công tác giáo dục đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với những hạn chế của lực lượng giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục hiện nay; mâu thuẫn giữa truyền thống với hiện đại trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống

dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.[6]

Những công trình nghiên cứu trên góp phần thúc đẩy, cung cấp giải pháp cho các nhà quản lý trong quản lý phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường đại học nói chung và sinh viên trường y nói riêng.

1.4.4.Quản lý việc thực hiện hình thức giáo dục y đức cho sinh viên

Quản lý hình thức giáo dục y đức cho HSSV là quản lý về không gian giáo dục (trong lớp, trong trường hay trong bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế...), số lượng HSSV tham gia hoạt động giáo dục y đức (cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn, toàn lớp hay toàn trường...).

Mỗi hình thức giáo dục đều gắn kết với nội dung và phương pháp giáo dục một cách hợp lý nhất. Do đó, nhà quản lý cần nắm vững các nội dung trên để điều khiển quá trình giáo dục y đức trong nhà trường đạt hiệu quả cao nhất.

Từ cách tiếp cận hệ thống xã hội, tiếp cận mô hình, chức năng quản lý giáo dục, tác giả Nguyễn Thị Hoàng Anh trong Xây dựng mô hình quản lý công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường Đại học Sư phạm trong giai đoạn hiện nay [1] đã phân tích thực trạng đạo đức sinh viên, thực trạng công tác GDĐĐ cho sinh viên trong các trường Đại học bao gồm: thực trạng về nội dung GDĐĐ, về hình thức GDĐĐ, thực trạng các biện pháp GDĐĐ. Căn cứ vào các mô hình quản lý tổ chức GDĐĐ cho sinh viên đang được thực hiện trong các trường Đại học, tác giả đã đưa ra đề xuất mô hình quản lý mới đòi hỏi sự tương tác chặt chẽ giữa các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, lực lượng, đối tượng, điều kiện, môi trường, bộ máy, văn bản, quy chế quản lý tổ chức GDĐĐ và một cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong và ngoài trường. Cuối cùng tác giả đưa ra những biện pháp triển khai mô hình quản lý công tác giáo dục sinh viên: tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho thầy trò, cán bộ quản lý và các tổ chức xã hội về GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho sinh viên; quản lý sử dụng hợp lý cơ sở vật chất và sự đóng góp của các lực lượng xã hội vào công tác GDĐĐ cho sinh viên; tạo dựng các phong trào thi đua học tập, rèn luyện đối với thầy và trò trong nhà trường và cụ thể hóa các tiêu chí thi đua khen thưởng, kiểm tra đánh giá, xếp loại sinh viên.

Có thể thấy, qua các công trình nghiên cứu, thì hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên nói chung và y đức cho sinh viên trường y nói riêng phải đa dạng, linh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý của người học. Đó là một gợi ý để các nhà quản lý có biện pháp quản lý hình thức giáo dục y đức hiệu quả cho sinh viên trong nhà trường của mình.

1.4.5.Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá giáo dục y đức

Trước hết, các nhà quản lý phải làm mọi cách giúp GV hiểu được triết lý về đánh giá: (1) đánh giá phải vì sự tiến bộ của HSSV; (2) đánh giá là một thành phần của quá trình giáo dục y đức; và (3) đánh giá về kết quả học tập, giáo dục y đức cho HSSV.

chương trình sang dạy học định hướng năng lực cho người học. Khi chương trình được xây dựng theo cách tiếp cận hình thành năng lực, thì người ta không quá xem trọng các tri thức nữa mà xem trọng phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học. Nhà quản lý cần kiểm tra, đánh giá theo hướng để giáo viên biết cách tạo tình huống, tạo môi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế bình dương (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)