Nội dung và phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế bình dương (Trang 111 - 112)

9. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát

Nội dung khảo sát là đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của sáu biện pháp đã đề xuất (Chi tiết bảng hỏi nêu trong Phụ lục 3):

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, CNV và SV nhà trường về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên

Biện pháp 2: Tích hợp hoạt động giáo dục y đức cho SV thông qua các môn học trên lớp

Biện pháp 3: Tổ chức đa dạng các hình thức giáo dục y đức cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa

Biện pháp 4: Chỉ đạo công tác phối hợp giáo dục y đức cho sinh viên giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục y đức trong và ngoài nhà trường

Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác giáo dục y đức cho sinh viên

Phương pháp khảo sát là phát phiếu khảo sát (GV, CBQL), trên mỗi phiếu có ghi các mức độ: Rất cấp thiết, cấp thiết, bình thường, không cấp thiết, hoàn toàn không cấp thiết. Rất khả thi, khả thi, bình thường, không khả thi, hoàn toàn không khả thi.

Để thuận lợi trong việc so sánh tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp, thang đo đánh giá các biện pháp được quy ước tại bảng 3.1, cụ thể:

Bảng 3.1. Quy ước thang đo đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Điểm trung bình Mức độ khả thi Mức độ cấp thiết

Từ 1.0 đến dưới 1.80 Hoàn toàn không khả thi Hoàn toàn không cấp thiết

Từ 1.81 đến dưới 2.60 Không khả thi Không cấp thiết

Từ 2.61 đến dưới 3.40 Bình thường Bình thường

Từ 3.41 đến dưới 4.20 Khả thi Cấp thiết

Từ 4.21 đến 5.00 Rất khả thi Rất cấp thiết

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế bình dương (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)