Đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế bình dương (Trang 97)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi của một hoạt động được hiểu là khi triển khai hoạt động đó không bị sự cản trở nào của các yếu tố khách quan và chủ quan. Trong triển khai một hoạt động xã hội thường có sự cản trở dẫn đến những ách tắc từ nhiều yếu tố như: trái với cơ sở lý luận; không phù hợp với cơ sở thực tiễn; không đúng với các quy định của luật pháp, chính sách, điều lệ, quy chế hoạt động; không phù hợp với năng lực đội ngũ nhân lực; điều kiện về nguồn lực vật chất không đảm bảo; khoa học và công nghệ chưa phát triển; môi trường hoạt động thiếu thuận lợi...

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng y tế tỉnh Bình Dương được đề xuất phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học, dựa trên sự phân tích thực tiễn, đáp ứng với các yêu cầu thực tế để đảm bảo cho hoạt động người học đạt hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng cao với chi phí, thời gian và công sức thấp nhất; đồng thời phải đảm bảo tính khả thi cao, có thể vận dụng được vào thực tiễn giáo dục y đức ở các trường Cao đẳng Y tế ở miền Đông Nam bộ và trên địa bàn toàn

quốc.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Y tế Bình Dƣơng

3.2.1.Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, CNV và SV nhà trường về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục y đức cho sinh và SV nhà trường về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp nhằm giúp cho người quản lý, GV, CNV và SV nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, vai trò và sự cần thiết của hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng y tế tỉnh Bình Dương, để giúp SV phát triển một cách toàn diện về y thuật và y đức, giúp cho nhà trường hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn. Từ đó, thống nhất ý chí và hành động trong triển khai các biện pháp nhằm giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng y tế tỉnh Bình Dương, đảm bảo đạt được các mục tiêu sau:

Nâng cao nhận thức của Hiệu trưởng về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng y tế tỉnh Bình Dương.

Giúp CBQL, GV nhận thức đúng đắn về các biện pháp giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng y tế tỉnh Bình Dương.

Tăng cường năng lực cho CBQL, GV trong hoạt động vận dụng biện pháp giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng y tế tỉnh Bình Dương.

Đem lại lợi ích thiết thực cho đội ngũ CBQL, GV, CNV trong nhà trường:

+ Đối với SV: SV được chăm sóc, giáo dục trong một môi trường thân thiện, lành mạnh; SV tích cực, tự giác và đạt hiệu quả cao trong các hoạt động sinh hoạt, học tập;

+ Đối với phụ huynh: Được hài lòng và thỏa mãn với kết quả giáo dục con em mình; Xây dựng niềm tin và nâng cao vị thế, uy tín, hình ảnh của nhà trường.

+ Đối với nhà trường: Thiết lập được mối quan hệ cộng tác thân thiện, chia sẻ giữa các thành viên trong nhà trường; Giảm thiểu thời gian, công sức trong việc xử lý những hậu quả của giáo dục SV theo nề nếp kỷ luật áp đặt.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tập trung vào những vấn đề sau:

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về những ích lợi trước mắt cũng như lâu dài của hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành Y.

Tổ chức tuyên truyền phổ biến về những lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho mọi thành viên trong và ngoài nhà trường của các hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế tỉnh Bình Dương.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về những lợi ích thiết thực của hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế tỉnh Bình Dương.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực, có các nội dung sau: Giáo dục y đức gắn liền với giáo dục y thuật. Giáo dục y đức gắn với thực tiễn cuộc sống.

Giáo dục y đức gắn liền với truyền thống văn hóa, lịch sử… của địa phương. Tổ chức hoạt động nhóm trong giáo dục y đức.

Tổ chức cho SV tự đánh giá, đánh giá chéo, GV tham gia đánh giá trong quá trình giáo dục y đức…

3.2.1.3. Cách tiến hành biện pháp Bồi dưỡng nâng cao nhận thức

i) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt cho người quản lý, GV, CNV và SV về sự cần thiết phải giáo dục y đức cho SV nhà trường

Tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận, căng khẩu hiệu, dán băng rôn… để đi đến thống nhất những vấn đề sau:

Giáo dục y đức cho SV nhà trường là một vấn đề quan trọng, tối cần thiết đối với nhà trường trong giai đoạn hiện nay nhằm kế thừa và phát huy tinh thần y đạo của nền y học Việt Nam.

Giáo dục y đức cho SV nhà trường là nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhà trường. Vì vậy, mỗi thành viên trong nhà trường đều có trách nhiệm tham gia.

Nghiên cứu làm rõ vai trò, lợi ích của việc giáo dục y đức cho SV, đồng thời nghiên cứu việc ứng dụng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV nhà trường.

Tổ chức tập huấn cho GV về nội dung và quy trình thực hiện các phương pháp giáo dục y đức cho SV nhà trường.

Cập nhật thường xuyên và giới thiệu kịp thời các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước về giáo dục y đức cho SV, ứng dụng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV nhà trường đến đội ngũ CBQL, GV và CNV.

ii) Làm cho mọi thành viên trong nhà trường nhận thức rõ:

Chỉ đạo các thành viên trong Ban giám hiệu tự nghiên cứu, bồi dưỡng về các phương pháp giáo dục y đức, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý, nâng cao ý thức trách nhiệm để có khả năng quản lý hoạt động giáo dục y đức trong nhà trường.

Giới thiệu một số mô hình quản lý hoạt động giáo dục y đức ở các trường Y thành công để mọi thành viên trong nhà trường nhận thức rõ hoạt động giáo dục y đức là trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường nhằm giáo dục, hoàn thiện nhân cách cho SV, đồng thời cũng là trách nhiệm đối với xã hội khi không để những sản phẩm lỗi của nhà trường phát tán ra ngoài xã hội.

Xây dựng chính sách động viên, thi đua, khen thưởng, tạo điều kiện nhằm khuyến khích GV, CNV trong nhà trường nỗ lực học tập, nâng cao trình độ, vận dụng được các biện pháp giáo dục y đức cho SV nhà trường.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực

Lập kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nguyên tắc, nội dung, biện pháp giáo dục y đức cho SV nhà trường;

Thành lập ban tổ chức: Hiệu trưởng là trưởng ban, phó Hiệu trưởng là phó ban, GV chủ nhiệm và GV bộ môn là ủy viên.

Ban tổ chức lựa chọn một số GV cốt cán, có uy tín, có năng lực để tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Bộ Y tế, Sở Y tế… tổ chức.

Tổ chức bồi dưỡng và tập huấn lại cho các GV, SV ở trường. Sau đó, tiến hành kiểm tra, đánh giá cho CBQL, GV, CNV.

Triển khai các hoạt động dạy học và giáo dục theo các nguyên tắc phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực SV:

+ Không bạo lực và tôn trọng SV; thực hiện các tác động giáo dục phù hợp với nhu cầu, trạng thái của SV, giúp SV khắc phục nhận thức, hành vi chưa đúng của bản thân;

+ Tập trung động viên, khuyến khích, hạn chế trừng phạt.

+ Tạo cho SV có cảm giác an toàn, thân thiện và được tôn trọng bằng việc “lắng nghe tích cực” và khích lệ SV, giúp các em có khả năng vượt qua các rào cản về tâm lý, giảm bớt sự căng thẳng trong học tập và cuộc sống cá nhân;

Tăng cường sự tham gia của SV trong những vấn đề liên quan đến các em: Học tập, dã ngoại, văn nghệ, thể dục thể thao, …

Tổ chức giáo dục các kỹ năng sống cơ bản cho SV nhằm gia tăng năng lực hoạt động và cơ hội thành công cho SV;

Xây dựng mối quan hệ thầy trò theo hướng chia sẻ, hợp tác; biến định hướng của GV thành hành vi tự giác của SV.

Tổ chức hội thảo, chuyên đề, dự giờ thăm lớp…trong phạm vi nhà trường nhằm học tập, phổ biến kinh nghiệm, đôn đốc, điều chỉnh, cập nhật… các nguyên tắc của giáo dục y đức trong sinh hoạt, dạy học và giáo dục, đảm bảo các nguyên tắc này phải dần tiến tới mức độ “thẩm thấu” mọi hoạt động trong nhà trường.

Ban tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, rà soát các vấn đề còn vướng mắc, đề ra biện pháp khắc phục, chú ý những vấn đề sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện: GV lơ là trong hoạt động giáo dục y đức, GV vẫn còn sử dụng biện pháp trừng phạt tinh thần như mắng chửi, bỏ mặc, cô lập SV; HS chưa biết cách giải quyết xung đột theo nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt…

Tổ chức sơ kết trong từng học kỳ và tổng kết năm học vào cuối năm học, chú ý việc thực hiện các tiêu chuẩn đã được đề xuất, kịp thời rà soát để điều chỉnh, khắc phục hiệu quả những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Khen thưởng các cá nhân tập thể có đóng góp thiết thực, hiệu quả trong công tác dạy học và giáo dục giáo dục y đức. Lưu ý nhắc nhở những cá nhân, nhóm chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác này.

3.2.1.4. Các điều kiện thực hiện biện pháp

Để biện pháp này thực hiện đạt kết quả tốt, Hội đồng trường, Hiệu trưởng nhà trường cần:

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho người quản lý, GV, CNV về hoạt động giáo dục y đức cho SV trong nhà trường; đồng thời phải kiểm tra, giám sát việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ quản lý, GV, CNV về quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trong nhà trường.

Huy động sự tham gia của tất cả mọi thành viên trong nhà trường trong công tác giáo dục y đức.

Tập trung động viên, khuyến khích, khen thưởng khi SV thực hiện tốt hoạt động học tập, sinh hoạt, đặc biệt là hoạt động rèn luyện y đức.

Nhà trường cần thường xuyên tổ chức lấy ý kiến công khai, chính thức, lắng nghe, tôn trọng tất cả mọi ý kiến và điều chỉnh theo những ý kiến đóng góp xây dựng để mọi hoạt động của nhà trường đều phù hợp với các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trong nhà trường.

3.2.2.Biện pháp 2: Tích hợp hoạt động giáo dục y đức cho SV thông qua các môn học trên lớp

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Giáo dục y đức cho SV trường Y là một thành tố trong nhiều thành tố của quá trình giáo dục tổng thể, là nền tảng cơ bản để giáo dục nhân cách cho SV, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt đẹp, đáp ứng yêu cầu của người bệnh, của xã hội. Bên cạnh đó dạy học là con đường để SV nắm vững kiến thức, đồng thời thông qua đó cũng góp phần hình thành nhân cách con người. Nếu tích hợp hoạt động giáo dục y đức cho SV thông qua các môn học trên lớp sẽ giúp cho những kiến thức, kỹ năng về y đức đến với SV hàng ngày, hàng giờ, một cách tự nhiên, khoa học, hệ thống, toàn diện hơn. Từ đó, y đức thấm vào người của SV, để khi ra trường y đức là một vấn đề thuộc về bản chất của SV chứ không còn là những bài học khô cứng trên lớp nữa.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Thông qua nội dung bài học của từng môn học, GV tiến hành tích hợp các nội dung giáo dục y đức cho SV. Nhà trường cần xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và là một hình thức cơ bản nhất, thường xuyên và hiệu quả cao để giáo dục y đức cho SV. Trước hết GV cần thống nhất với các tổ chuyên môn để xác định cụ thể những môn học, những bài học, những phần nội dung có liên quan và thích hợp để tích hợp nội dung giáo dục y đức cho SV. Kế đến, các tổ chuyên môn sẽ làm việc với nhà trường để thống nhất nội dung tích hợp, phương pháp tích hợp và tiến trình giảng dạy. Từ đó nhà trường và các tổ chuyên môn có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, chi tiết để hoạt động giáo dục y đức cho SV có tính hệ thống, tính khả thi và tính hiệu quả cao.

3.2.2.3. Cách tiến hành biện pháp

Nhà trường xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hoạt động tích hợp các nội dung giáo dục y đức với các môn học trên lớp cho mọi GV, mọi tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn và GV xác định mức độ tích hợp, nội dung tích hợp, phương pháp tích hợp hoạt động giáo dục y đức vào môn học phù hợp với đặc trưng môn học, theo từng bài, từng chương và phù hợp với tâm sinh lý của SV.

Chỉ đạo các tổ, nhóm bộ môn ngay từ đầu năm học xác định những bài có nội dung giáo dục y đức cho SV. Chỉ đạo sinh hoạt tổ, nhóm thường kì tổ chức trao đổi, thống nhất nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để giáo dục y đức qua những bài, chương và học phần đã xác định. Ví dụ: Khi giới thiệu về các bài thuốc của ngành Đông y, GV có thể phân tích cho SV hiểu rõ hơn về những quan điểm, tư tưởng, nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông, của Tuệ Tĩnh… đối với người làm nghề y. Hay thông qua học phần “Pháp luật tổ chức quản lý y tế và y đức” GV có thể chuyển tải đến SV những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế về những phẩm chất đối với người làm nghề y, đồng thời phân tích sâu cho SV những nội dung về y đức hay chỉ ra những tấm gương “Lương y như từ mẫu” trong xã hội hiện nay để SV có ý thức không ngừng học tập rèn luyện nâng cao y đức của bản thân.

Chỉ đạo thiết kế giáo án và tổ chức giờ dạy mẫu các giáo án có nội dung giáo dục y đức; đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm trong giảng dạy những nội dung này. Đưa nội dung giáo dục y đức vào bài dạy là một đơn vị kiến thức khi đánh giá giờ dạy của giáo viên. Thống nhất kế hoạch kiểm tra chuyên môn của nhà trường với việc kiểm tra giáo dục y đức cho SV thông qua các giờ dạy chính khóa.

Tổ chức cho GV và SV tham quan, dự giờ giao lưu học tập kinh nghiệm đồng nghiệp và ở các trường bạn về việc tổ chức dạy và nội dung giáo dục y đức. Chú trọng các tiết dạy chuyên đề sinh hoạt cụm trường.

Tổ chức mời chuyên gia, chuyên viên, giáo viên giỏi về bồi dưỡng kiến thức và phương pháp sư phạm cho giáo viên trực tiếp giảng dạy nội dung giáo dục y đức. Động viên giáo viên tự tìm tài liệu, luôn sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp, hình thức giảng dạy.

3.2.2.4. Các điều kiện thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu nhà trường cần có kế hoạch cụ thể và sự chỉ đạo kịp thời đến tổ chuyên môn thực hiện việc lồng ghép nội dung giáo dục y đức vào các môn học phù hợp, các học phần có nội dung liên quan. Có chính sách động viên, thi đua khen thưởng kịp thời đối với tổ, nhóm, GV thực hiện tốt hoạt động tích hợp giáo dục y đức vào các môn học.

GV cần được cung cấp, cập nhật tài liệu, giáo trình giáo dục y đức. GV cần được

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế bình dương (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)