1. Kết luận
Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của các trường trung học phổ thơng là một địi hỏi khách quan và có tính cấp thiết trong bối cảnh “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo” hiện nay. Tự học, tự nghiên cứu là mục đích của q trình giáo dục - đào tạo, là phương thức chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, là yếu tố phát triển nội lực, lâu dài, bền vững mỗi người. Vì vậy, cần phải phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, công tác quản lý là một yếu tố quan trọng tác động nhằm tăng hiệu quả của hoạt động này.
Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là một khâu quan trọng, một trong những giải pháp căn bản để nâng cao chất lượng dạy học. Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là cách thức chủ thể quản lý lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra... hoạt động tự học của học sinh nhằm làm cho hoạt động này có hiệu quả, góp phần hồn thành mục đích, nhiệm vụ học tập, đáp ứng với mục tiêu đào tạo của các nhà trường.
Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc chịu sự tác động của mục tiêu, yêu cầu, nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học; chất lượng hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên các trường; nhận thức, năng lực, phẩm chất nhân cách, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các chủ thể quản lý; môi trường, điều kiện tự học và quản lý hoạt động tự học... Mặc dù việc quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã được quan tâm song còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là việc xây dựng các văn bản hướng dẫn; bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của học sinh. Tình hình đó địi hỏi cần đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh với những biện pháp cụ thể, khả thi, đồng bộ, thiết thực và hiệu quả.
Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, từ sự phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn; tác giả luận văn đã xác định 5 biện pháp cơ bản đó là: giáo dục, xây dựng động cơ tự học cho học sinh; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh; nâng cao nhận thức, năng lực, phẩm chất nhân cách các chủ thể quản lý và không ngừng hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa các chủ thể quản lý; phát huy khả năng tự quản lý hoạt động tự học của học sinh và tạo lập môi trường thuận lợi cho tự học của học sinh. Việc áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay cần được nghiên cứu và vận dụng một cách nghiêm túc, dựa trên những cơ sở khoa học, căn cứ sư phạm và điều kiện thực tế của từng trường.
Chất lượng học tập của học sinh phản ánh chất lượng quản lý của nhà trường, quản lý hoạt động học tập nói chung, hoạt động tự học của học sinh nói riêng là một vấn đề lớn, hệ trọng và cũng không phải nghiên cứu một lần là xong. Những nghiên cứu của tác giả cũng chỉ là khám phá bước đầu, dưới một giác độ nhất định. Vấn đề đòi hỏi sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cấp nhiều ngành và các thầy cô giáo.
2. Kiến nghị
Để những biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc phát huy được tác dụng trong thực tiễn, tác giả luận văn kiến nghị:
- Thứ nhất, Bộ giáo dục và đào tạo, cần cạo điều kiện để các cơ sở giáo
dục trung học phổ thông chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh.
- Thứ hai, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Sở, Phòng giáo dục và đào
tạo, Ban Giám hiệu các trường trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cần tăng cường quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm để khơng lãng phí thời gian tự học của học sinh. Đảm bảo nguyên tắc: Không dạy thêm cho học sinh của lớp chính khóa mà giáo viên đang giảng dạy tại trường, trừ trường hợp giáo viên các trường phổ thơng dạy thêm tại chính trường mình do hiệu trưởng nhà trường phân cơng; Khơng cắt giảm nội dung chương trình chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; khơng dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thơng chính khóa; Ngồi ra, các tổ chức và cá nhân tham gia dạy thêm, học thêm phải tuân thủ các nguyên tắc dạy thêm, học thêm theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thứ ba, Ban Giám hiệu, đội ngũ giáo viên và cán bộ các trường trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cần chú trọng quản lý, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011; Phối hợp giữa các giáo viên và với gia đình học sinh, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong quản lý hoạt động tự học của học sinh. Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm cần đề cao trách nhiệm tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ mơn, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong quản lý hoạt động tự học của học sinh lớp mình chủ nhiệm.
- Thứ tư, phụ huynh, gia đình học sinh trung học phổ thơng thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cần đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm, thường xuyên giữ mối liên lạc, phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường, các tổ chức và cá nhân nhằm thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh là con em mình; xây dựng mơi trường, điều kiện tự học cho học sinh./.