Quản lý chặt chẽ công tác giáo dục, xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 63 - 69)

học tập đúng đắn cho học sinh

Học sinh muốn tự học tốt phải có mục đích, động cơ học tập đúng. Từ đó họ nảy sinh lịng ham học, tính tự giác tích cực, tự lực say mê tìm tịi nghiên cứu, Đây là động lực bên trong của việc tự học. Khơng có hoặc thiếu mục đích động cơ tự học mạnh mẽ thì học sinh khơng thể có hoạt

động tự học đích thực. Quản lý chặt chẽ cơng tác giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của tự học và thường xuyên thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh bằng nhiều biện pháp thích hợp sẽ giúp duy trì hứng thú, tạo ra sự chú ý liên tục ở người học sinh, giúp họ có được ý chí, nghị lực vượt khó khăn, đạt tới mục tiêu học tập đã định.

Để đạt được mục tiêu, ý nghĩa nêu trên, quản lý công tác giáo dục, xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải tập trung vào những nội dung và cách thức thực hiện sau:

Một là, tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, giúp học sinh nhận

thức đúng đắn về quan điểm đường lối của đảng về nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo; vị trí vai trị, tầm quan trọng của việc học và tự học với xã hội nói chung và đối với người học nói riêng. Ngay từ đầu khố học, năm học, nội dung nhận thức về tự học của học sinh phải được đề cập đến như là một vấn đề trọng tâm. Ngoài ra trong các buổi sinh hoạt tập thể, các phong trào của đoàn thanh niên cũng cần dành một vị trí nhất định để thảo luận trao đổi kinh nghiệm học tập, nhắc lại hoặc nhấn mạnh tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động tự học.

Hai là, thường xuyên tổ chức tốt việc bồi dưỡng động cơ, ý chí tự

học cho học sinh nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của học sinh trong vươn lên để chiếm lĩnh tri thức. Động cơ, ý chí tự học của học sinh phải được cụ thể hoá trong các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và nhiệm vụ học tập. Trước hết là tập trung giáo dục cho học sinh về truyền thống của nhà trường và truyền thống của dân tộc, trong đó có truyền thống “Tơn sư, trọng đạo”, truyền thống “Hiếu học”.

Ba là, quản lý chặt chẽ việc phổ biến, quán triệt mục tiêu, yêu cầu,

tiếp tục cụ thể hố vào từng mơn học nhằm chuẩn hóa kế hoạch đào tạo, bảo đảm lơgic hóa q trình lĩnh hội của học sinh trong quá trình đào tạo. Đây là việc làm cần được tổ chức thật chu đáo, cụ thể, giúp cho từng học sinh nhận thức một cách rõ ràng nhiệm vụ nặng nề của họ trong quá trình học tập, họ hình dung được cái đích cần đạt tới của từng bài học, mơn học, cũng như sau năm học, khố học, từ đó hình thành trong học sinh động lực mạnh mẽ, nỗ lực tích cực, chủ động tự học.

Đội ngũ các chủ thể quản lý các cấp cần thường xuyên nắm chắc động cơ học tập của học sinh, thúc đẩy học sinh tham gia các hoạt động tự học theo một cơ chế quản lý vừa có tính chất hành chính vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tự học tập, tự rèn luyện. Xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của người học sinh để họ thấy rõ mình vừa là đối tượng quản lý, vừa là chủ thể trong tự quản lý hoạt động học tập. Từ đó, khắc phục tư tưởng ỷ lại, chây lười, trung bình chủ nghĩa trong học tập; thúc đẩy học sinh biết tự xây dựng cho mình ý thức sáng tạo, tích cực hoạt động tự học, chủ động tìm kiếm tri thức và tham gia các hoạt động nhận thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu giáo dục.

Bốn là, coi trọng phát huy vai trò giáo viên đối với việc xây dựng động cơ, nâng cao ý thức tự học của học sinh. Trong quá trình thực hiện kế hoạch giảng dạy người thầy phải ln định hướng nhận thức và xây dựng tâm thế cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh ý thức được đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ học tập, sẵn sàng thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ học tập đó. Giáo viên phải phối hợp, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm kích thích tính tích cực nhận thức và phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh; đồng thời cũng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực chất kết quả hoạt động tự học của học sinh. Nội dung này nhằm khích

lệ động viên kịp thời những học sinh có ý thức tự học và đạt kết quả cao trong học tập và có những biện pháp chấn chỉnh, uốn nắn những học sinh chưa tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập và tự học. Từ đó hình thành ở người học niềm tin, sự hy vọng, tính tích cực nhận thức, ý chí phấn đấu vươn lên đạt thành tích cao trong học tập và tự học.

Nhận thức, ý chí cá nhân và động cơ là yếu tố bên trong thúc đẩy hoạt động của con người. Vì vậy, khi học sinh ý thức đúng, đầy đủ về vai trò của hoạt động tự học, họ sẽ tự điều chỉnh động cơ, thái độ học tập theo hướng tích cực. Do đó tăng cường giáo dục, xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh là rất cần thiết, là biện pháp hàng đầu cần phải quan tâm tiến hành thường xuyên.

2.2.2. Tổ chức đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy

theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Giáo viên là chủ thể hoạt động dạy, có vai trị định hướng, điều khiển toàn bộ hoạt động học - hoạt động lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng của học sinh. Cùng với hoạt động dạy - truyền thụ tri thức khoa học, giáo viên còn là người định hướng trong sự phát triển phẩm chất nhân cách của người học, đưa họ vào các tình huống nhận thức, giúp họ có được các hình thức, phương pháp học tập, rèn luyện hiệu quả. Sự phát triển phẩm chất năng lực của học sinh ln có sự tác động thường xuyên, trực tiếp của người giáo viên vào hoạt động giảng dạy. Vì vậy, tổ chức đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh có ý nghĩa to lớn trong quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp giảng dạy một chiều, áp đặt trong quá trình dạy học, bắt người học tuân theo những

chân lý có sẵn, khơng cịn phù hợp nữa. Vì nó khơng những khiến cho người học thụ động máy móc trong lĩnh hội tri thức mà nó cịn khơng thể chuyển tải hết nội dung dạy học theo mục tiêu, yêu cầu đã xác định, nhất là trong điều kiện tri thức nhân loại không ngừng gia tăng hiện nay. Thực trạng giáo dục, ở các trường trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay cho thấy, phương pháp phổ biến, chủ đạo của giáo viên vẫn là chuyển tải, giảng giải, thông báo các kiến thức cho người học, mới chú ý đến chức năng truyền thụ, chưa chú ý đến chức năng tổ chức định hướng, điều khiển hoạt động nhận thức của người học. Vì vậy, trước u cầu “đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục đào tạo hiện nay” và để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu nội dung đào tạo ở bậc trung học phổ thông, phải nâng cao phẩm chất năng lực sư phạm, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong giảng dạy, người giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp như nêu vấn đề, hệ thống, gợi mở, trực quan, thông qua những dẫn chứng cụ thể, đồng thời đặt ra những yêu cầu cao đối với từng nội dung dạy học... đó là điều kiện tốt nhất để học sinh tự học tích cực, tự giác, kết quả cao.

Để tổ chức đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh nhằm quản lý tốt hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, cần phải:

Một là, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nghĩa là nâng

cao phẩm chất năng lực của họ cả về số lượng và chất lượng. Phẩm chất năng lực của đội ngũ giáo viên thể hiện ở việc nắm vững tri thức khoa học dạy học, khoa học giáo dục, nắm vững tri thức chuyên ngành và các khoa học có liên quan; có khả năng truyền thụ một cách có hiệu quả tri thức khoa học, giúp học sinh có phương pháp nhận thức đúng đắn, hiệu quả, hoàn thiện nhân cách ở họ. Đồng thời với năng lực sư phạm, người giáo viên cịn phải

có phẩm chất nghề nghiệp đó là lý tưởng niềm tin, lịng say mê, hứng thú, tận tâm, lòng yêu thương con người, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, sự chuẩn mực trong lối sống, đạo đức. Năng lực sư phạm của người giáo viên chỉ có thể phát huy được tối ưu khi họ có lý tưởng niềm tin và lịng say mê yêu nghề. Mặt khác phẩm chất nghề nghiệp sẽ được phát triển khi người giáo viên có năng lực sư phạm. Địi hỏi ở người giáo viên phải hội tụ cả "đức" và "tài", "hồng" và "chuyên", có như vậy mới đào tạo nên những sản phẩm vừa "hồng" vừa "chuyên" theo nhu cầu thực tiễn.

Hai là, các trường trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

cần phối hợp với các sở, ban, ngành các cấp tiếp tục xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ, giáo viên, bảo đảm đủ số lượng theo biên chế và chất lượng theo yêu cầu nhiệm vụ giáo dục của trường. Tăng cường bảo đảm các điều kiện hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp, đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại, tài liệu học tập, mạng internet...

Ba là, tiếp tục động viên, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên có đủ

tiêu chuẩn đi đào tạo ở bậc cao hơn để nâng cao trình độ, thực hiện chuẩn hố đội ngũ giáo viên theo yêu cầu từng cấp đào tạo; đồng thời phát huy tinh thần tự học tập, nghiên cứu, rèn luyện nâng cao năng lực, phẩm chất người giáo viên.

Bốn là, phát huy vai trị của bộ mơn, cán bộ giáo viên ở các trường trung

học phổ thông trên địa bàn Thị xã trong việc nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực cho đội ngũ giáo viên của các Nhà trường. Bằng các hình thức cụ thể như tổ chức tập huấn, trao đổi, mạn đàm về phương pháp giảng dạy tích cực; tham quan, dự giảng mẫu; mời các chuyên gia đầu ngành nói chuyện, phổ biến kinh nghiệm...

Phát huy tinh thần độc lập, sáng tạo của mỗi giáo viên trong nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng phương pháp dạy học mới - dạy

học tích cực trong giảng dạy để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ trực tiếp đặt ra yêu cầu, tác động đến nội dung tự học của học sinh, khiến người học phải tự khép mình vào q trình tự học mà cịn góp phần hình hành, phát triển phương pháp tự học cho người học, qua đó nâng cao chất lượng tự học, bảo đảm mục tiêu của công tác quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w