Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của các

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 59 - 62)

xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của các Nhà trường và đối tượng quản lý

Đây là một trong những yêu cầu cơ bản của cơng tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thơng thị xã Phúc n, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng về giáo dục. Đồng thời còn thể hiện phương châm gắn kết chặt chẽ lý luận và thực

tiễn. Công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc chỉ được thực hiện có hiệu quả khi nội dung, yêu cầu, biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện và đối tượng (cơ sở vật chất, vị trí địa lý, vùng miền, con người…) của các Trường.

Một điều dễ nhận thấy là học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đang có những thay đổi về tâm sinh lý. Khơng hẳn cịn là trẻ nhỏ, nhưng chưa hình thành đầy đủ các phẩm chất, nhân cách của một người trường thành, do vậy dễ có những biến động về mặt tâm lý. Do đó, q trình thực hiện cơng tác quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đòi hỏi các chủ thể quản lý phải:

Nắm vững trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi người học. Đây là vấn

đề có ý nghĩa rất quan trọng. Muốn tiến hành quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiệu quả thì cần phải hiểu được trình độ nhận thức của người học,phân loại đối tượng và lựa chọn nội dung, phương pháp tác động phù hợp nhằm định hướng, hướng dẫn các hoạt động tự học của học sinh đúng mục đích, hiệu quả. Đối tượng người học rất đa dạng và phong phú, học sinh lớp 10, lớp 11, lớp 12, mỗi lứa tuổi có sự phát triển về tâm sinh lý, thể chất khác nhau, nhu cầu hoạt động giao tiếp ngày càng cao, họ rất dễ bị phân tâm, chi phối bởi ngoại cảnh, những người xung quanh... đòi hỏi các chủ thể quản lý phải nắm vững đặc điểm này giáo dục, giữ vững động cơ, ý chí tự học cho học sinh; biết tổ chức hoạt động sư phạm cũng như các tác động quản lý tự học phù hợp mới mang lại hiệu quả thiết thực.

Quan tâm đến thái độ học sinh. Đời sống cảm xúc, tình cảm học sinh

khá phong phú và đa dạng, diễn biến tình cảm phát triển theo những thang bậc, độ tuổi của học sinh. Nếu cảm xúc, tình cảm phát triển lành mạnh sẽ giúp học sinh say mê học tập, là cơ sở để bồi dưỡng niềm tin, ý chí quyết tâm của tự học cho học sinh. Ngược lại, người học có tình cảm tiêu cực thì dễ chán nản, thiếu hứng thú, khơng kích thích được tính tích cực, chủ động,

sáng tạo trong tự học. Hiểu rõ đời sống cảm xúc, tình cảm của học sinh chính là cơ sở để các chủ thể quản lý điều chỉnh cảm xúc, bồi dưỡng, phát triển tình cảm tích cực cho các em trong q trình tự học. Do đó, địi hỏi các chủ thể quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải quan sát thái độ, hành vi của học sinh qua ánh mắt, cử chỉ, mức độ tập trung chú ý trong tự học và iệu quả giải quyết các nhiệm vụ học tập. Trên cơ sở đó, các chủ thể quản lý cần có biện phápđiều chỉnh cảm xúc học sinh theo chiều hướng tích cực.

Đánh giá đúng năng lực tự học của học sinh. Quản lý hoạt động tự học

của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là cách thức chủ thể quản lý lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra... hoạt động tự học của học sinh nhằm làm cho hoạt động này có hiệu quả, góp phần hồn thành mục đích, nhiệm vụ học tập, đáp ứng với mục tiêu đào tạo của các Nhà trường. Do đó nếu khơng đánh giá đúng năng lực tự học của học sinh thì khơng thể xác định nội dung, yêu cầu, biện pháp tác dộng hiệu quả, phù hợp đến đối tượng quản lý.

Năng lực tự học của học sinh là khả năng của họ trong hoạt động tự học, đó là tổng hợp những thuộc tính tâm lý phù hợp với yêu cầu của hoạt động nhận thức nhằm tiếp thu và hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển sáng tạo tri thức mới với hiệu quả cao nhất trong điều kiện hoàn cảnh nhất định. Năng lực tự học của học sinh trước hết được thể hiện ở năng lực tư duy, đó là khả năng tiến hành các thao tác tư duy tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá; khả năng sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ của tư duy như khái niệm, phán đốn, suy luận, các cơng thức, định lý, định luật để nắm bắt lĩnh hội cái cốt lõi cái bản chất, nội dung học tập và giải quyết các hiệm vụ học tập trong quá trình tự học.

Năng lực tự học còn được thể hiện ở phương pháp tự học của học sinh. Phương pháp tự học của người học sinh là tổng hợp những cách thức, biện pháp mà học sinh sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ trong học tập trong quá trình tự học. Phương pháp tự học của học sinh biểu hiện ở việc xây dựng kế hoạch tự học của cá nhân, cách thức, biện pháp thu thập thông tin, hệ thống hoá các kiến thức thu thập được từ bài học, từ nghiên cứu tài liệu, từ thực tế theo một trình tự lơgíc nhất định, cách thức biện pháp trong ghi chép, làm bài tập, vận dụng lý thuyết vào thực hành để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo theo mục tiêu giáo dục đặt ra. Phương pháp học luôn mang sắc thái riêng của từng cá nhân học sinh, phù hợp với khả năng của từng người và đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn nhận thức. Thực tế, có phương pháp học phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với người khác trong hoạt động tự học.

Đánh giá đúng năng lực tự học của học sinh trong quản lý hoạt động tự

học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, các chủ thể quản lý sẽ thực hiện tốt q trình cá biệt hóa trong cơng tác quản lý. Từ đó, lựa chọn biện pháp tác động phù hợp để dẫn dắt, hướng các em phát huy tính tích cực trong tự học.

Có thể khẳng định rằng: Hiểu học sinh là một trong những đòi hỏi tất yếu của quá trình quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Do đó, các chủ thể quản lý phải nắm vững được kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học; những kiến thức thực tiễn cuộc sống trong hoạt động của tập thể học sinh, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý giáo dục ở các Nhà trường.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w