Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 47 - 53)

động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

* Nguyên nhân của những ưu điểm trong quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Đảng uỷ, Ban Giám hiệu các Trường đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ

đạo kịp thời và toàn diện hoạt động tự học của học sinh; có Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo về nâng cao chất lượng tự học của học sinh. Thực hiện phân cấp quản lý một cách hợp lý giữa Ban Giám hiệu Nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên đứng lớp, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, nhằm thống nhất

quản lý từ trên xuống dưới và nâng cao tính chủ động của các chủ thể trong quản lý hoạt động tự học của học sinh.

- Nhìn chung, đội ngũ chủ thể quản lý đặc biệt là đội ngũ giáo viên đảm bảo được số lượng, chất lượng, tích cực, chủ động, trách nhiệm trong giảng dạy và trong cơng tác quản lý hoạt động dạy học nói chung, quản lý hoạt động tự học của học sinh nói riêng. Tích cựu đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập, tự học.

- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, nền nếp, chế độ, chất lượng tự học của học sinh được duy trì, quản lý khá thường xuyên và chặt chẽ.

- Là các trường trung học phổ thông đứng chân trên địa bàn Thị xã nên có điều kiện, mơi trường thuận lợi nhất định cho tự học của học sinh và quản lý hoạt động tự học của học sinh. Các trường trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ln được lãnh đạo, chính quyền, nhân dân và đồn thể Thị xã và Tỉnh quan tâm, ưu tiên đầu tư nâng cấp phòng học và trang thiết bị dạy học, đặc biệt là các phòng học bộ mơn, phịng học chức năng. Thống kê cho thấy, bốn trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có tổng số 20 phịng học bộ mơn và 35 phịng học chức năng.

* Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc tuy đã được đổi mới, song phương pháp dạy học tích cực chưa trở thành phương pháp phổ biến đối với mọi giáo viên.

Các hình thức xây dựng bài giảng và thực hành giảng dạy còn chậm đổi mới theo hướng dạy học tích cực, cịn chậm đổi mới về phương pháp giảng dạy gắn với quản lý hoạt động tự học của học sinh nên chưa phát huy được ý thức trách nhiệm, năng lực tự học và rèn luyện của học sinh. Đa phần giáo viên, học sinh chưa thích nghi được với cách dạy học mới ở trung học phổ thông hiện nay, giáo viên định hướng, hướng dẫn, gợi mở là chính. Họ vẫn giữ thói quen cách học cũ (thầy đọc, trò ghi), tạo nên sức ỳ trong học tập. Kinh nghiệm quản lý và tổ chức chỉ đạo hoạt động phương pháp của một số giáo viên còn hạn chế so với yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo hiện nay; ý thức tự học nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của một số giáo viên cịn hạn chế; chưa tích cực tu dưỡng, rèn luyện, đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác.

Việc khai thác và sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên chưa được sôi nổi và chưa phát huy tối đa hiệu suất của các phịng học bộ mơn, chỉ mới ở mức độ lựa chọn các bài để sử dụng phịng bộ mơn.

- Nhận thức, năng lực, phẩm chất nhân cách các chủ thể quản lý và cơ chế phối hợp hoạt động giữa các chủ thể quản lý ở các trường trung học phổ thơng thị xã Phúc n, tỉnh Vĩnh Phúc cịn chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ quản lý.

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục còn thiếu về số lượng, ở một số lớp, trường giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cịn hạn chế về trình độ và năng lực quản lý, tỷ lệ giáo viên có học hàm, học vị chưa cao. Số liệu thống kê cho thấy, hiện nay, tỷ lệ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các trường trung học phổ thông thị xã Phúc n, tỉnh Vĩnh Phúc có trình độ sau đại học chỉ từ 18,03% đến 28,94%. Điều này đã ảnh hưởng nhất định đến vai trò chủ thể của đội ngũ giáo viên trong chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh. Một số giáo viên chưa có thói quen kết hợp giảng dạy với quản lý hoạt

động tự học của học sinh, khả năng sử dụng các biện pháp chỉ đạo tự học trong giảng dạy còn hạn chế.

Mặt khác, do chưa xác định cụ thể việc quản lý hoạt động tự học của từng đối tượng học sinh, nên ở một số lớp, trường và phụ huynh, gia đình học sinh chưa đạt được sự thống nhất, cịn lúng túng trong quản lý tự học của học sinh. Sự phối hợp giữa cán bộ quản lý và giáo viên, phụ huynh, gia đình trong quản lý tự học chưa thật chặt chẽ nên chưa phát huy hết vai trò của các tổ chức, cá nhân trong quản lý tự học của học sinh.

Việc quản lý nền nếp, chế độ học tập của học sinh chưa thường xun, cịn có biểu hiện cứng nhắc, thiếu linh hoạt, sáng tạo. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa nắm chắc kết quả tự học và chưa đánh giá được cụ thể q trình ơn tập của từng học sinh; giúp đỡ học sinh hoàn thành nhiệm vụ tự học cịn hạn chế. Học sinh chưa có đủ năng lực để tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của bản thân. Kết quả khảo sát cho thấy: Về quản lý nền nếp, chế độ học tập của học sinh có 45,1% số người được hỏi đánh giá tần suất thực hiện không thường xuyên và chưa bao giờ; có 49,2% đánh giá mức độ thực hiện là bình thường và chưa tốt. Về hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của bản thân có 45,5% học sinh, 55,0% cán bộ quản lý và 52,3% giáo viên đánh giá tần suất thực hiện khơng thường xun; có 35,5% học sinh, 48,3% cán bộ quản lý và 33,8 giáo viên đánh giá mức độ thực hiện chưa tốt.

Một số giáo viên chưa say mê với công việc, chưa thực sự chú ý tới đối tượng học sinh, chưa thực sự tâm huyết với nghề. Việc tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên vẫn cịn yếu. Cơng tác quản lý hoạt động tự học của học sinh cịn nặng về quản lý hành chính, chưa thường xun và mang tính hình thức, chưa đi sâu vào quản lý qui trình, nội dung tự học của học sinh. Thực tế điều tra có 73,8% số người được hỏi cho rằng đây là nguyên nhân rất quan trọng, 22,6% cho rằng quan trọng, 3,6% cho rằng không quan trọng.

Nhận thức về trách nhiệm, xây dựng động cơ, ý thức phát huy tính tích cực, tự giác trong tự quản lý, tự học tập, tự rèn luyện của một bộ phận học sinh chưa cao. Học sinh chưa thực hiện nghiêm kế hoạch, qui trình tự học, kỹ năng tự học cịn nhiều hạn chế. Có 19,1% số người được hỏi cho đây là nguyên nhân rất quan trọng; 64,5% cho rằng quan trọng; 16,4% cho rằng khơng quan trọng. Nhiều học sinh vẫn cịn lúng túng khi sử dụng các kỹ năng tự học, từ kỹ năng định hướng, kỹ năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học, đến kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. Phương pháp tự học của học sinh chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế, do đó hoạt động tự học của học sinh vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Kết quả khảo sát, cho thấy, tỉ lệ học sinh tự học từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày chiếm khá cao. Tính chủ động nhìn chung cịn ở mức độ thấp. Học sinh chưa có thói quen sắp xếp kế hoạch học tập một cách khoa học, chưa tự đánh giá được năng lực của mình. Nhiều học sinh cịn để lãng phí thời gian tự học. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy có 72,2% học sinh khẳng định là nguyên nhân chủ yếu, 23,0% cho là nguyên nhân cơ bản, 5,8% cho là nguyên nhân bình thường. Thời gian tự học của học sinh cịn bị chi phối vào những cơng việc, hoạt động khác, dẫn đến không đủ thời gian để nghiên cứu thấu đáo, sâu sắc khối lượng lớn nội dung được học trong chương trình. Khảo sát cho thấy, trên 2/3 số học sinh trung học phổ thơng đi học thêm ngồi giờ lên lớp. Nhiều học sinh, học thêm 3 đến 4 môn (chủ yếu là các mơn thi đại học). Cịn có học sinh, một mơn nhưng học thêm nhiều nơi. Thời gian học thêm cũng đa dạng, nhưng một ca học thêm thường là 90 đến 120 phút. Có hiện tượng nhiều học sinh đi học trên lớp về nhà chưa kịp ăn cơm thì đã phải tức tốc đạp xe đi học thêm vì sợ trễ giờ, có những học sinh học thêm từ 14 giờ chiều đến tận 21 giờ tối. Như vậy, một học sinh trung học phổ thơng bình thường, mỗi ngày học từ 4 đến 5 tiếng ở trường. Nếu khơng tính những buổi học thể dục, qn sự hay những buổi học ngoại khóa thì học sinh có thể dành ra 6 đến 7 tiếng cho việc

tự học ở nhà. Còn nếu là học sinh chuyên “học thêm”, mỗi ngày ít nhất họ sẽ học 1 đến 2 ca, tức là phải mất 4 tiếng cho việc học thêm và số giờ tự học sẽ giảm xuống chỉ còn 2 tiếng mỗi ngày. Trong khi số lượng bài tập trên lớp cũng đã rất nhiều.

- Môi trường, điều kiện tự học và quản lý hoạt động tự học của các trường trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc còn hạn chế nhất định.

Việc xây dựng các quy chế, quy định trong giáo dục - đào tạo, quản lý chưa được hoàn thiện, đồng bộ. Các cơng trình nghiên cứu về hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học chưa nhiều, chưa tập trung thống nhất và cụ thể hoá thành các văn bản pháp quy trong hệ thống các trường phổ thông trên địa bàn. Chương trình giáo dục cịn nặng nề, dàn trải, chưa chú trọng đến tự học của học sinh. Kết quả khảo sát có 64,8% số người được hỏi cho rằng đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hạn chế trong tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Hệ thống giảng đường, phòng học chun dùng cho tự học cịn ít, bàn ghế thiếu so với lưu lượng học sinh. Hệ thống sân, bãi tập cho học tập, ôn luyện thực hành trong giờ tự học còn thiếu, chưa đồng bộ. Hệ thống tài liệu giáo khoa, sách tham khảo chưa đầy đủ, phong phú, có nội dung cập nhật chưa kịp thời... Kết quả khảo sát cho thấy có 16,7% số người được hỏi đánh giá việc đảm bảo cơ sở vật chất, tài liệu cho việc tự học trên lớp là chưa tốt; tỷ lệ người người được hỏi cho rằng việc đảm bảo cơ sở vật chất, giáo khoa, giáo trình, tài liệu cho việc tự học ở nhà chưa tốt là 20,9%.

Việc bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện phục vụ cho nhiệm vụ giáo dục - đào tạo và quản lý hoạt động tự học của cơ quan cấp trên chưa đáp ứng kịp so với nhu cầu của thực tế. Phịng học bộ mơn có diện tích nhỏ, thiết bị phục vụ cho giảng dạy cũng hay bị hỏng, các chất hóa học, sinh học khơng mua được nên số lượng ít. Đang đợi đưa vào sử dụng nhà học bộ môn mới,

các thiết bị thí nghiệm lý, hóa, sinh mới được cung cấp chưa thể triển khai với phòng học bộ mơn cịn để dành cho học ứng dụng cơng nghệ thông tin.

Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh, địi hỏi phải được đánh giá sát, đúng, để tìm những biện pháp khắc phục có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w