Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc phải dựa trên cơ sở tư tưởng giáo dục của

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 56 - 59)

xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc phải dựa trên cơ sở tư tưởng giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng

C.Mác- Ph.Ăngghen và sau này là V.I.Lênin khi thừa nhận vai trị to lớn của giáo dục đối với việc hình thành nhân cách của những con người cộng sản chủ nghĩa đối nghịch với tư tưởng chiếm hữu tư nhân của giai cấp tư sản, do vậy, các ơng đã có những quan điểm cơ bản về giáo dục đối với con người. Ph.Ăngghen đã đề xuất một chiến lược giáo dục: “Công tác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năng nắm vững nhanh chóng tồn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn, làm cho họ có thể lần lượt chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất nọ tuỳ theo nhu cầu của xã hội hoặc tuỳ theo sở thích của bản thân họ. Do đó, cơng tác giáo dục sẽ làm cho họ thốt khỏi tình trạng một chiều mà sự phân công lao động hiện nay đang buộc mỗi một người phải theo. Như vậy, là một xã hội tổ chức theo nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa, sẽ làm cho những thành viên trong xã hội đó có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển tồn diện của mình” [27; tr. 10]

Cơng tác giáo dục đó, theo Ph.Ăngghen sẽ làm cho con người thốt khỏi tình trạng một chiều mà sự phân công lao động hiện đang buộc mỗi người phải theo, một xã hội tổ chức theo nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa sẽ làm cho những thành viên trong xã hội có khả năng sử dụng một cách tồn diện năng lực của mình để phát triển một cách hài hoà, toàn diện. Đồng quan điểm với Ph.Ăngghen, C.Mác khẳng định: “Những người công dân tiên tiến nhất cũng hoàn toàn nhận thức được rằng tương lai của giai cấp họ, và do đó, của cả lồi người, hồn tồn tuỳ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên” [28; tr. 262]. C.Mác còn khẳng định: Nền giáo dục tương lai, nó sẽ kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục đối với tất cả những trẻ em trên một lứa tuổi nào đấy, coi đó khơng chỉ là một phương pháp để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội mà còn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện nữa.

V.I.Lênin đã kế thừa, vận dụng và phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về giáo dục và đào tạo trong thực tiễn cách mạng nước Nga, V.I.Lênin nói:“ Sự nghiệp của nhà trường chúng ta cũng là đấu tranh đánh đổ giai cấp tư sản; chúng ta tuyên bố công khai rằng: nói nhà trường đứng ngồi cuộc sống, ngồi chính trị, là nói dối và lừa bịp” [21; tr. 92]; “Những người lao động khao khát có tri thức, vì tri thức cần cho họ để chiến thắng. Chín phần mười quần chúng lao động đã hiểu rõ rằng tri thức là một vũ khí trong cuộc đấu tranh tự giải phóng của họ, rằng sở dĩ họ thất bại là do thiếu học thức; rằng giờ đây việc làm cho mọi người có thể thực sự được học hành, là do bản thân họ quyết định. Sự nghiệp của chúng ta sẽ thắng vì bản thân quần chúng đã bắt tay xây dựng một nước Nga mới, xã hội chủ nghĩa” [21; tr. 93].

Như vậy, cả C.Mác, Ph.Ănghen và V.I.Lênin đều khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và sự tác động trở lại của phát triển kinh tế - xã hội đối với giáo dục và đào tạo, chỉ

rõ ý nghĩa lớn lao và vai trò quyết định của giáo dục và đào tạo đối với việc phát triển con người, nguồn lực nói chung và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia nói riêng. Những quan điểm ấy có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của các nước xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những tư tưởng đúng đắn về giáo dục nước nhà, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" ở nước ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực.

Tuy Hồ Chí Minh khơng để lại cho chúng ta một tác phẩm, một hệ thống lý luận về phương pháp giáo dục, nhưng những việc làm thiết thực, những bài viết ngắn gọn, súc tích của Người đã hàm chứa các phương pháp giáo dục mẫu mực. Người lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục. Nguyên tắc này được Người sử dụng trong việc giáo dục cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên, công nhân, nông dân, bộ đội, trí thức, học sinh, sinh viên… Nó được coi như "kim chỉ nam" để lồng dẫn nhận thức, hành động và bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho tất cả mọi người. Hơn nữa, ngun tắc này có tính chất quyết định trong việc chuyển hướng giáo dục và trở thành đặc trưng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Người nhấn mạnh: "Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”. Để nâng cao trình độ nhận thức của người lao động, Hồ Chí Minh cho rằng cần có quan điểm dân chủ, thẳng thắn, khơng nhồi sọ và cần có sự đối thoại trong q trình học tập, nhận thức. Người chỉ rõ: "Mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc khơng đúng cũng vậy. Song khơng được nói gàn, nói vịng

quanh". "Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý". Từ đó, Hồ Chí Minh kêu gọi cán bộ, nhà giáo phải biết tôn trọng ý kiến người khác, không nên có thành kiến đối với các ý kiến trái với ý kiến của mình.

Đường lối, quan điểm của Đảng về giáo dục được bắt nguồn từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực tiễn xã hội Việt Nam và yêu cầu đào tạo “con người mới” cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục đích của giáo dục là đào tạo ra những thế hệ con người Việt Nam có kiến thức tồn diện, có nhân sinh quan, thế giới quan mácxít chân chính, có lịng tự tơn dân tộc, hồi bão và khát vọng vươn lên, lý tưởng cao đẹp, phẩm giá trong sáng… Muốn đạt được những yêu cầu trên thì việc giáo dục con người Việt Nam ngay từ lúc cịn ở trường phổ thơng là rất quan trọng. Hơn nữa, ở các trường học của nước ta nói chung, trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Phúc Yên nói riêng đều dựa trên nguyên tắc thống nhất giữa tính đảng, tính khoa học, tính thực tiễn trong q trình giáo dục. Chính vì vậy, cơng tác giáo dục và hoạt động quản lý hoạt động tự học của học sinh nhất thiết phải dựa trên nền tảng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, đó là nguyên tắc bất di bất dịch.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w