Những ưu điểm và hạn chế trong quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 47)

sự tác động, chi phối từ nhiều yếu tố khách quan, chủ quan. Những vấn đề lý luận cơ bản trên là cơ sở để khảo sát đối chiếu, so sánh với thực tế hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

1.3. Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trung họcphổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Để đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc phải căn cứ vào những nội dung quản lý; đối chiếu kết quả khảo sát với các nội dung đó để thấy rõ những ưu điểm, hạn chế; chỉ ra những nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế đó trên cơ sở những nhân tố quy định, tác động đến việc quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

1.3.1. Những ưu điểm và hạn chế trong quản lý hoạt động tự học củahọc sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Một là, thực hiện việc giáo dục xây dựng động cơ, trách nhiệm tự học cho học sinh.

Nhìn chung việc giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của tự học, thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh luôn được các cấp lãnh đạo, quản lý duy trì thường xuyên. Những năm vừa qua, các trường trường trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã quán triệt đầy đủ mục tiêu, yêu cầu của Bộ giáo dục - đào tạo, Sở giáo dục - đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc về nâng cao chất lượng đào tạo ở các nhà trường phổ thơng; thực hiện và cụ thể hóa các chỉ thị, văn bản hướng dẫn về giáo dục, đào tạo. Với mục tiêu tất cả vì học sinh, Ban Giám hiệu các Trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể, đề cao tính chủ

động sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Trước hết là xây dựng lịng tin, tình u với việc học tập; từ đó, xây dựng thái độ động cơ đúng đắn cho học sinh. Học sinh phần lớn đều thể hiện rõ trách nhiệm học tập với bản thân, gia đình và xã hội. Các nhà trường đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, mở các cuộc thi tìm hiểu để hướng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy giáo, cơ giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Từ đó, đẩy mạnh các phong trào đi đua: “Dạy tốt - học tốt” ; “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”... thu hút đơng đảo học sinh tham gia. Qua đó, xây dựng được tình u, niềm tin tưởng, sự kính trọng của học sinh với thầy cơ, với Nhà trường; từ đó, học sinh say mê học tập hơn.

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ln được quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Các Nhà trường đã làm tốt việc kết hợp giữa dạy học và giáo dục nhân cách; giáo dục truyền thống dân tộc, quê hương, tình yêu đất nước cho học sinh. Định hướng kế hoạch tự học cho học sinh, lồng ghép vào kế hoạch giảng dạy. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh nhằm hình thành nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh, với mục đích cao nhất là ươm mầm cho học sinh trở thành người tốt, có ích cho xã hội sau này. Xây dựng mối quan hệ nhân văn giữa thầy với thầy; giữa thầy với trị. Từ đó nhận thức của học sinh nâng lên rõ rệt, đại đa số đều có ý thức học tập tốt, chịu khó học hỏi, học thầy, hỏi bạn. Vấn đề tự học sau giờ lên lớp được duy trì có nền nếp, học sinh cảm nhận được sự cần thiết phải tự học để nắm chắc kiến thức, cởi bỏ được tư tưởng e ngại, miễn cưỡng khi cho rằng, chỉ vì sợ kết quả thấp, sợ thầy (cô) giáo kiểm tra nên phải học. Chính từ sự tự giác đó, mà kết quả học tập của học sinh được nâng lên.

Coi trọng đổi mới nội dung, phương pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng động cơ, ý thức trách nhiệm của học sinh trong hoạt động tự

học; quản lý tình hình tư tưởng của học sinh; tuyên truyền cổ động, khen thưởng, khích lệ phong trào tự học, tự nghiên cứu trong học sinh.

Đa số học sinh có ý thức tự học tập, rèn luyện, nhằm nắm vững kiến thức và hoàn thiện phẩm chất nhân cách theo nội dung chương trình quy định, đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ giáo dục. Kết quả khảo sát cho thấy: Việc phổ biến mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, nhiệm vụ năm học và các quy chế, quy định cho học sinh từ khi tựu trường đến khi tốt nghiệp, đã được 77,1% cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh đánh giá tần suất thực hiện thường xuyên; về chất lượng thực hiện, 58,2% đối tượng được hỏi đánh giá tương đối tốt.

Nâng cao nhận thức cho học sinh về mục tiêu giáo dục thơng qua cụ thể hố mục tiêu, yêu cầu của từng môn học được 47,9% cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh đánh giá tần suất thực hiện thường xuyên; về chất lượng thực hiện, 59,2% số người được hỏi đánh giá tương đối tốt.

Tuy nhiên, việc nhận thức, quán triệt về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhiệm vụ học tập ở một bộ phận học sinh còn chưa đẩy đủ. Nhiều học sinh còn xem nhẹ vai trò của tự học, còn 16,7% số người được hỏi cho rằng tự học chưa là một vấn đề được đề cập trong các sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể trong các trường trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhiều gia đình, chưa tích cực kết hợp với giáo viên, nhà trường tuyên truyền, giáo dục động viên nâng cao ý thức, tinh thần thái độ tự học cho học sinh.

Công tác giáo dục xây dựng động cơ, trách nhiệm tự học cho học sinh đơi lúc cịn chưa thường xun, liên tục, , nặng tính hình thức, nội dung đơn điệu, vì vậy dễ làm cho học sinh nhàm chán, từ đó họ khơng hứng thú với hoạt động tự học. Kết quả điều tra cho thấy, có 22,9% số người được hỏi thống nhất với nhận định này. Việc giáo dục ln cần có nhiều biện pháp, cả chung và riêng. Tuy nhiên, vấn đề xác định các biện pháp giáo dục đặc thù

phù hợp với từng đối tượng có lúc chưa được coi trọng, mà chủ yếu sử dụng các biện pháp giáo dục chung. Điều này vơ hình chung đã dẫn đến thực trạng, có khi tất cả các trường chỉ cùng một cách làm như nhau mà chưa tính đến đặc điểm đối tượng, các yếu tố bảo đảm của trường mình (sách, báo, internet…) có đủ để đáp ứng cho nhu cầu tự học của học sinh hay không?

Việc giáo dục sự say mê học tập cho học sinh nhìn chung đã có nhiều bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, khi định hướng hoạt động tự học cho học sinh, có khi lại thiên về các mơn khoa học tự nhiên (điều này học sinh sẽ dễ dàng tiếp nhận vì họ nghĩ rằng, các mơn học đó sau này sẽ dễ dàng kiếm việc làm) mà chưa quan tâm đúng mức đến định hướng học sinh yêu và say mê các môn học xã hội như: văn học, lịch sử, địa lý… trong khi chính các mơn này lại có vai trị riêng biệt và có ưu thế mạnh đối với việc hình thành nhân cách, phẩm giá con người Việt Nam. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: Mất văn hóa là mất tất cả. Do vậy, nảy sinh thực tế, đối với các mơn học xã hội, học sinh có lúc chỉ học đối phó, cố làm sao thuộc bài để thi kiểm tra có kết quả như mong muốn, thậm chí, cịn có những biểu hiện tiêu cực trong thi cử. Thêm vào đó, việc kết hợp giữa gia đình - nhà trường đối với hoạt động tự học của học sinh có thời điểm chưa tốt, có những phụ huynh vẫn cho rằng, việc dạy học là trách nhiệm của nhà trường, nên lơ là không quản lý hoạt động tự học của con em mình. Trong khi, hoạt động này diễn ra chủ yếu sau các giờ học chính khóa và ở tại các gia đình, lúc đó trách nhiệm của phụ huynh vơ cùng quan trọng.

Hai là, quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh

Nhận thức sâu sắc vai trò của tự học đối với việc chiếm lĩnh tri thức và hình thành nhân cách của học sinh, trong những năm vừa qua, Ban giám hiệu các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh quản lý việc lập kế hoạch tự học và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh.

Các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động trong tổ chức quản lý, xây dựng lịch giảng dạy, đúng tiến trình; điều chỉnh, hồn thiện chương trình, nội dung, quản lý chặt chẽ hoạt động dạy, học, ưu tiên thời gian cho hoạt động tự học của học sinh.

Ban Giám hiệu các Nhà trường và mọi cán bộ, giáo viên đặc biệt là những giáo viên chủ nhiệm đã thường xuyên định hướng, hướng dẫn cho từng học sinh lập kế hoạch tự học của cá nhân, 55,9% số người được hỏi thống nhất với đánh giá này. 57,5 số người được hỏi khẳng định định hướng, hướng dẫn cho từng học sinh lập kế hoạch tự học có tác dụng tốt và tương đối tốt. Kế hoạch tự học do từng học sinh lập để phù hợp với khả năng nhận thức từng người. Ban Giám hiệu các Nhà trường và mọi cán bộ, giáo viên đặc biệt là những giáo viên chủ nhiệm, theo dõi sát sao, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những học sinh không tuân thủ theo kế hoạch đã định. Tuy nhiên, khơng mang tính cứng nhắc, trong q trình thực hiện kế hoạch, học sinh có thể điều chỉnh cho phù hợp. Chính điều này đã đưa đến tâm lý thoải mái, hăng say cho học sinh khi thực hiện kế hoạch tự học.

Để học sinh thực hiện có nền nếp kế hoạch tự học, bên cạnh việc kiểm tra giám sát của giáo viên, sự phối kết hợp nhịp nhàng với gia đình, thì một yếu tố quan trọng khác chính là giáo viên phải làm tốt công tác định hướng nội dung, phương pháp tự học cho học sinh. Ý thức được vấn đề này, các nhà trường và đội ngũ giáo viên đã làm tốt công tác định hướng tự học cho học sinh, bồi dưỡng phương pháp học tập có hiệu quả cao nhất; phương pháp đó khơng áp dụng cứng nhắc cho mọi đối tượng, mà từ phương pháp chung, từng học sinh được khuyến khích tìm tịi, sáng tạo ra phương pháp học tập, tự học của riêng mình.

Thực tế điều tra cho thấy, đa số học sinh đã có ý thức và trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch tự học của mình, bước đầu đáp ứng được nhu

cầu hoạt động tự học, tương đối phù hợp thời gian biểu và quỹ thời gian cho phép. Công tác hướng dẫn, quản lý thực hiện kế hoạch tự học của học sinh được triển khai khá đồng bộ, bước đầu đã có sự quan tâm nắm và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học của học sinh.

Có thể nói, nhờ làm tốt cơng tác xây dựng kế hoạch, thực hiện nghiêm túc, định hướng rõ ràng với phương pháp linh hoạt, nên trong những năm qua chất lượng học tập của học sinh được nâng lên.

Bảng 1: Chất lượng giáo dục tồn diện của học sinh trung học phổ thơng thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Năm học Số Lượng học sinh Hạnh kiểm Học lực Tốt SL % Khá SL % TB SL % Yếu SL % Giỏi SL % Khá SL % TB SL % Yếu SL % Kém SL % 2009-2010 4180 3123 74,71 847 20,26 191 4,57 19 0,46 623 14,91 1841 44,04 1570 37,56 145 3,47 1 0,02 2010-2011 3828 2890 75,50 727 18.99 169 4,41 42 1,1 560 14,63 1847 48,25 1307 34,14 110 2,87 4 0,11 2011-2012 3609 2843 78,78 588 16,29 145 4,02 33 0,91 555 15,38 1761 48,79 1187 32,89 102 2,83 4 0,11 2012-2013 3499 2859 81,71 517 14,78 96 2,74 27 0,77 550 15,72 1739 49,70 1148 32,81 61 1,74 1 0,03 2013-2014 3368 2740 81,35 495 14,70 95 2,82 38 1,13 672 19,95 1516 45,01 1053 31,27 127 3,77 0 0

(Nguồn số liệu: Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Phúc Yên)

Báo cáo tổng kết năm học 2012 - 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2013 - 2014 của Sở giáo dục - đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ rõ: “Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đại trà ngày một nâng lên, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm yếu, kém giảm so với năm trước… Cấp trung học phổ thông:

92,5% số học sinh được xếp hạnh kiểm loại khá và tốt; 96,4% được xếp loại học lực từ trung bình trở lên, trong đó, loại giỏi: 7%; khá: 50,1%”[39; tr. 27]. Trong đó, các trung học phổ thơng trên địa bàn thị xã Phúc Yên, số học sinh xếp hạnh kiểm loại khá và tốt là 3235 em chiếm 96,05%, cao hơn mặt bằng chung phân loại hạnh kiểm khá và tốt của học sinh trung học phổ thơng tồn tỉnh là 3,55%; Có 3241 học sinh xếp loại học lực từ trung bình trở lên, chiếm 96,23%, trong đó, loại giỏi là 672 em, chiếm 19,95%, cao hơn mức phân loại học lực giỏi của học sinh trung học phổ thơng tồn tỉnh là 12,95%.

Hình 1: Tỷ lệ phân loại học lực của học sinh trung học phổ thông

thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2013 – 2014

(Nguồn số liệu: Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Phúc Yên)

Chất lượng học tập của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần làm cho “số lượng và chất lượng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế của Tỉnh tiếp tục ổn định ở mức cao. Trong kỳ

thi chọn học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 trung học phổ thông năm 2012 - 2013, Vĩnh Phúc có 62/73 học sinh dự thi ở 10 mơn đạt giải, chiếm 84,9%; trong đó có 01 học sinh giải nhất, 12 giải nhì, 25 giải ba và 24 giải khuyến khích” [39; tr. 27]. Có 2 học sinh trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc đoạt huy chương trong các kỳ thi quốc tế, đó là Hồng Đỗ Kiên, đoạt huy chương bạc mơn Tốn quốc tế được tổ chức tại Cơlơmbia và Nguyễn Thị Hải Anh, đoạt huy chương đồng môn Sinh học quốc tế lần thứ 25 được tổ chức tại Cộng hòa Thụy Sĩ. Các Nhà trường cũng đã làm tốt công tác ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12, xây dựng kế hoạch cụ thể về thời gian, thời lượng ôn tập, phân công cụ thể giáo viên giảng dạy ôn thi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh còn bộc lộ một số hạn chế như: học sinh xây dựng kế hoạch tự học chưa thường xun, cịn có biểu hiện chống đối và thực hiện khơng đúng kế hoạch. Một bộ phận lớn học sinh không làm kế hoạch tự học, nếu có cũng chỉ là mang tính hình thức. Một số giáo viên chủ nhiệm, chủ thể quản lý cũng không kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh kịp thời việc xây dựng kế hoạch tự học của học sinh. Qua khảo sát cho thấy, 21,4 số người được hỏi cho rằng việc kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh không thường xuyên; 15,5 cho rằng chưa bao giờ kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh. Do vậy, nhiều học sinh không xác định được nội dung tự học cho từng tháng, từng tuần, thậm chí cho từng buổi học...

Công tác chỉ đạo, hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học, công tác quản lý kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch tự học của học sinh chưa cụ thể, tổ chức rút kinh nghiệm tự học chưa kịp thời. Đội ngũ chủ thể quản lý chưa thường xuyên nắm và kiểm tra thực hiện kế hoạch giờ tự học của học

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w