Phát huy khả năng tự quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 73 - 78)

Học sinh là chủ thể trực tiếp quản lý hoạt động tự học, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong việc học của bản thân. Việc tự học không chỉ diễn ra ở nhà mà ngay cả trong giờ lên lớp, khi học sinh trực tiếp làm việc với giáo viên. Nếu trong giờ học trên lớp, giáo viên chỉ đạo hoạt động dạy học hay đến mấy mà học sinh khơng tích cực, tự giác thì kết quả dạy học cũng khơng đạt được mục đích đặt ra; ngược lại, nếu học sinh tích cực, tự giác, giáo viên khơng cần làm việc nhiều cũng thu được kết quả khả quan, trình độ nhận thức của học sinh sẽ nâng lên rõ rệt. Muốn phát huy vai trò, khả năng tự quản lý hoạt động tự học của học sinh, các cấp quản lý cần tập trung thực hiện một số vấn đề cụ thể sau:

Một là, Chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao nhận thức cho học sinh về hoạt động tự học và tự quản lý hoạt động tự học. Mỗi học sinh phải biết được thế nào là tổ chức tự học? tổ chức tự học để làm gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới tổ chức tự học? Từ đó học sinh có định hướng, xây dựng được kế hoạch tổ chức tự học hợp lý dựa trên cơ sở nội dung môn học, năng lực và điều kiện thực tế của bản thân. Như vậy, học sinh phải hình dung trước được kết quả hoạt động tự học, đó là những tri thức khoa học sẽ được tiếp thu để làm giàu vốn kinh nghiệm, phát triển nhân cách, đáp ứng được các yêu cầu khi lên lớp, chuyển cấp, vào học nghề và hành nghề của bản thân. Cho nên họ phải cố gắng để thoả mãn nhu cầu hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.Việc đánh thức khơi dậy tiềm năng của học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng; các chủ thể quản lý cần chú ý làm tốt nội dung này và thường xuyên tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể như: Tuyên truyền giáo dục về các tấm gương tự học để học sinh có ý thức phấn đấu, đồng thời ln có sự theo dõi, phát hiện và nhân rộng điển hình học tập trong nhà trường.

Hai là, mỗi học sinh phải biết tự vạch cho mình kế hoạch học tập.

Trước khi làm bất cứ việc gì cũng nên có kế hoạch để xác định điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó, mặt khác nếu khơng có kế hoạch thì khơng làm chủ được thời gian, nhất là khi có việc đột xuất xảy ra. Thực tế cho thấy, một kế hoạch học tập tốt được ví như chiếc phao cứu hộ. Bất cứ ai cũng có 168 giờ mỗi tuần, nhưng nếu có kế hoạch cụ thể thì việc sử dụng quĩ thời gian sẽ hiệu quả hơn. Vì vậy mỗi học sinh tự liệt kê tất cả các công việc và hoạt động trong ngày, sau đó tổng cộng các thời gian, nếu thấy cịn ít hơn 30 giờ mỗi tuần để tự học thì có nghĩa là việc sử dụng thời gian đang bị lãng phí.

Mỗi học sinh tùy vào nhu cầu của mình sẽ lập kế hoạch học tập riêng, việc lập kế hoạch là để giúp học sinh có thói quen học tốt hơn và khi đó việc lập kế hoạch sẽ trở nên dễ dàng hơn; kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, đừng lo ngại khi phải sửa đổi kế hoạch. Vì kế hoạch chỉ là cách dự tính sẽ dùng quĩ thời gian cho mình như thế nào, cho nên một kế hoạch khơng hiệu quả ta có thể sửa đổi nó, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra.

Ba là, học sinh phải xác định được nội dung hoạt động tự học. Nội dung

tự học gồm những đơn vị kiến thức, những kỹ năng, kỹ xảo cần có được trong chương trình đào tạo. Học sinh phải xác định học đến đâu nắm chắc đến đó, tức là phải nắm vững kiến thức theo các mức độ: hiểu; nhớ; vận dụng và sáng tạo. Học sinh có thái độ tích cực hoạt động tự học. Hoạt động tự học phải trở thành nhu cầu của bản thân, chủ động, độc lập kiên trì khắc phục khó khăn để hồn thành nhiệm vụ tự học đặt ra. Đồng thời phải xác định hình thức tự học như thế nào để mang lại kết quả cao. Đây chính là học sinh thực hiện kế hoạch tự học, việc này có thể gặp nhiều khó khăn, địi hỏi họ phải tự giác, kiên trì, có kỹ năng thực hiện tự học đạt hiệu quả. Đồng thời, họ phải biết thường xuyên tự kiểm tra, điều chỉnh hoạt động học của mình để đi tới mục tiêu học tập đề ra.

Bốn là, học sinh phải có phương pháp tự học phù hợp: Muốn tự học tốt,

học sinh phải có phương pháp học tập (tự học) khoa học thì họ mới tiết kiệm được thời gian, sức lực và mang lại hiệu quả cao. Việc tự học có thể diễn ra bất kỳ nơi nào, nhưng tốt nhất là phải có tài liệu và không gian học tập; quan trọng là nơi đó khơng làm phân tán sự tập trung trong khi học. Mặt khác, cũng nên học vào lúc thoải mái nhất, vào đúng khoảng thời gian đã lên kế hoạch để tự học, khơng nên học ngốn vào giờ chót trước khi lên lớp; khơng nằm dài trên giường để học vì rất rễ ngủ quên và lâu dần sẽ tạo thành thói quen lười biếng.

Một số phương pháp tự học mà học sinh cần có được là: Phương pháp chọn tài liệu; phương pháp đọc tài liệu; phương pháp ghi chép khi đọc tài liệu; phương pháp nghe giảng, ghi bài giảng trên lớp; phương pháp xử lý thông tin; phương pháp làm các dạng, các loại bài tập; phương pháp chuẩn bị thực hành... Phương pháp học tập (tự học) hiệu quả có thể chia làm 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn thứ nhất, trước khi học cần phải có sự nhận thức, nghĩa là

phải hiểu được u cầu mà q trình học địi hỏi. Tiếp đó phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bản thân để tự kiểm sốt mình trong q trình học cho phù hợp. Bước tiếp theo là lên kế hoạch, phân chia thời gian cụ thể để học từng nội dung cho hợp lý. Tốt nhất nên bắt đầu học từ những vấn đề yêu thích nhất để tạo sự hứng khởi, say mê trong học tập.

Giai đoạn thứ hai, trong quá trình học tập, gồm các bước lựa chọn và

thực hiện. Đây là giai đoạn đòi hỏi sự linh hoạt để đưa ra những lựa chọn đúng đắn giúp cho quá trình học tập đạt được hiệu quả như mong muốn.

Giai đoạn thứ ba, sau khi học song cần có sự tổng kết, tóm tắt một

cách hệ thống các vấn đề đã học để ghi nhớ phục vụ cho q trình học tập tiếp theo được thuận lợi hơn.

Muốn có được phương pháp tự học khoa học, mỗi học sinh phải tìm tịi học hỏi, khi có phương pháp rồi cũng chưa đủ, cần phải tự học với tinh thần

tự giác, chăm chỉ và phát huy óc sáng tạo. Các yếu tố: phương pháp tự học và tính tự giác, chăm chỉ, sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau giúp học sinh học tốt. Học phương pháp cũng chính là học phương pháp tư duy, vận dụng những điều đã biết vào những tình huống mới và do đó kết quả học tập của mỗi học sinh sẽ được nâng lên.

Cán bộ quản lý giúp học sinh quản lý tốt quỹ thời gian tự học. Thời gian là một nhân tố vô cùng quan trọng trong hoạt động của những người lao động trí óc, bao gồm cả học sinh. Do đó họ cần phải biết sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹ thời gian hiện có, trên cơ sở đã phân phối nó theo nhiệm vụ một cách khoa học. Thực hiện được điều này sẽ giảm được sức ép trong học tập, duy trì được hoạt động tự học dẻo dai bền bỉ trong suốt quá trình học tập, đồng thời vẫn giữ gìn tốt sức khoẻ và tham gia được các hoạt động khác. Mỗi học sinh phải tự tổ chức quá trình tự học trên cơ sở xây dựng các kỹ năng và thói quen học tập.

Mỗi học sinh phải xây dựng cho mình chương trình tự học hợp lý, để tối ưu hoá hoạt động tự học của bản thân, đạt kết quả cao. Phải căn cứ trên cơ sở kế hoạch tự học đã xác định, đảm bảo đầy đủ khối lượng công việc cần thiết, giữ sự cân đối giữa hoạt động tự học và các hoạt động khác như sinh hoạt, giải trí thể thao... Các chủ thể quản lý giáo dục, nhất là phụ huynh, gia đình cần chú ý quan tâm giúp đỡ học sinh làm tốt công việc này, coi đó như một biện pháp giúp họ thể hiện tính độc lập, tích cực cao hơn trong tự học đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường.

Phát huy vai trò, khả năng tự quản lý hoạt động tự học của học sinh cần phải có sự tác động nhiều chiều, thường xuyên và liên tục. Trong đó, chú trọng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của mỗi học sinh trong hoạt động nhận thức. Tự học ln phải đi đơi với tự quản lý, có như vậy mới thực

hiện đầy đủ mục đích, mục tiêu của tự học, tự quản lý; tránh được tính tự phát, vơ tổ chức kỷ luật nhưng vẫn đạt được hiệu quả học tập.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w