TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 80 - 85)

TT

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝHOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃPHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ 1.Tính cấp thiết 2. Tính khả thi 3. Có tác dụng lâu dài Thứ tự ưu tiên 1 2 3 I

Tăng cường giáo dục, xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh

4,58 4,05 4,58 1

II

Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh

3,8 4,25 4,25 5

III Nâng cao phẩm chất, năng lực và hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa các chủ thể quản lý hoạt động tự học

của học sinh

IV Phát huy khả năng tự quản lý hoạt động

tự học của học sinh 4,48 3,75 4,38 3

V Tạo lập môi trường thuận lợi cho tự học

của học sinh 4,26 4,02 4,32 4

Bảng 2: Kết quả khảo sát tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp

Qua kết quả tổng hợp về sự cần thiết và tính khả thi của hệ thống các biện pháp (Phụ lục 4), tác giả luận văn nhận thấy, đa số cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh, gia đình học sinh được tham khảo ý kiến đều biểu thị sự nhất trí cao. Hầu hết các biện pháp đưa ra đều được tỷ lệ tán thành trên 4,0 điểm trở lên (tính theo thang điểm 5). Thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết của các biện pháp từ cao đến thấp là biện pháp: 3; 1; 4; 5; 2. Về tính khả thi là 2; 1; 5; 3; 4. Về tính lâu dài của tác dụng là 1; 3; 4; 5; 2.

Hình 2: Biểu đồ minh họa tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp

Tuy nhiên, còn một số ý kiến phân vân về sự cần thiết và tính khả thi, của một vài nội dung ở một số biện pháp cụ thể:

Biện pháp 3: Có ý kiến cịn phân vân về tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao phẩm chất, năng lực các chủ thể quản lý và hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa các chủ thể quản lý vì cho rằng việc

nhận thức và phát huy trách nhiệm của mỗi chủ thể là không giống nhau. Nhiều phụ huynh học sinh bận rộn, mải mê với việc mưu sinh, khoán trắng cho nhà trường; khơng ít học sinh có hồn cảnh gia đình éo le, khuyết thiếu. Cách giải quyết phân vân này làm điều đó càng nói lên sự cần thiết phải nâng cao nhận thức, năng lực và tạo lập cơ chế phối hợp hoạt động giữa các chủ thể quản lý, để phát huy trách nhiệm và tạo ra sự đồng thuận, cộng hưởng nội lực và ngoại lực từ các chủ thể. Học sinh trung học phổ thông đều là những người dưới 18 tuổi bởi vậy cho dù hồn cảnh gia đình khuyết thiếu hay éo le thế nào chăng nữa, học sinh vẫn có người ni dưỡng. Vấn đề là ở chỗ cơ chế phối hợp hoạt động giữa các chủ thể chỉ khả thi trên cơ sở trách nhiệm của các chủ thể, nề nếp chế độ phối hợp hoạt động phải thành quy chế có tính pháp lý của mỗi nhà trường.

Biện pháp 4: Một số ý kiến cho rằng học sinh chưa thể tự quản lý hoạt động tự học của chính mình vì đặc điểm tâm lý, lứa tuổi của học sinh trung học phổ thông rất dễ bị tác động, chi phối bởi các yếu tố ngoại cảnh và cám dỗ khác. Giải đáp ý kiến này tác giả cho rằng, quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có hiệu quả thực sự khi bằng những biện pháp, tác động của chủ thể quản lý để khơi dậy, phát huy vai trị tự quản lý của chính bản thân người học. Thực tế, hầu hết các học sinh trung học phổ thơng đều có thể tự quản lý hoạt động tự học của chính mình nếu như họ có động cơ học tập đúng đắn và có năng lực xác định và giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy hệ thống các biện pháp mà tác giả luận văn đề xuất để quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là cơ bản phù hợp với thực tiễn của các trường hiện nay, được đa số các ý kiến tán thành. Điều đó cho phép chúng tơi đi đến khẳng định, việc xác định hệ thống các biện pháp là có cơ sở khoa

học và có thể áp dụng trong thực tiễn quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.

*

* *

Như vậy, quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay muốn đúng hướng, thiết thực, hiệu quả đòi hỏi phải dựa trên cơ sở tư tưởng giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng; phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của các Nhà trường và đối tượng quản lý; đồng thời phải đảm bảo tính kế thừa, tính đồng bộ, tính khả thi và mang tính sư phạm cao. Tăng cường giáo dục, xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh; Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh; Nâng cao nhận thức, năng lực, phẩm chất nhân cách các chủ thể quản lý và khơng ngừng hồn thiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa các chủ thể quản lý hoạt động tự học của học sinh; Phát huy khả năng tự quản lý hoạt động tự học của học sinh; Tạo lập môi trường thuận lợi cho tự học của học sinh.

Hệ thống các yêu cầu, biện pháp nêu trên được xác lập từ những cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Mỗi yêu cầu, biện pháp đặt ra những đòi hỏi và phạm vi nội dung riêng, nhưng chúng là một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng với nhau và cùng hướng đến đích chung là quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường hiện nay. Mặt khác, hiệu quả quản lý hoạt động cũng chỉ có được khi hoạt động này được đặt trong mối quan hệ tổng thể với các nhân tố khác của quá trình quản lý và các mặt hoạt động ở các trường. Do đó, Ban giám hiệu các trường, cán bộ

khoa, bộ môn cũng như mỗi học sinh và phụ huynh, gia đình học sinh, tùy theo chức trách nhiệm vụ của mỗi lực lượng và điều kiện, hồn cảnh cụ thể mà có cách tổ chức thực hiện các biện pháp hợp lý, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng đối tượng học sinh để đem lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w