học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Đối với các trường trung học phổ thơng nói chung, trường trung học phổ thông thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, hoạt động tự học của học sinh khơng chỉ diễn ra trong mơi trường sư phạm, có nội quy, kỷ luật, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của các lực lượng sư phạm; mà còn diễn ra ở tư gia của học sinh, thư viện... trên cơ sở nhu cầu, sự tự giác của học sinh. Những tác động của môi trường tới hoạt động tự học, cũng như quản lý, tự quản lý hoạt động tự học của học sinh là rất lớn và rất khác nhau, sự tác động này gắn bó hữu cơ với tính trội của yếu tố “hoạt động” trong tự học mang tính sáng tạo, linh hoạt của học sinh, do đó cần phải tạo lập mơi trường thuận lợi cho tự học của học sinh.
Để phát huy vai trị của mơi trường giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho tự học, cũng như quản lý, tự quản lý hoạt động tự học của học sinh, đòi hỏi các cấp quản lý của nhà trường cần tập trung thực hiện có hiệu quả một số nội dung sau:
Một là, giáo viên và các chủ thể quản lý quan tâm giúp đỡ học sinh
hoàn thành nhiệm vụ tự học. Trong hoạt động tự học của học sinh sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên và các chủ thể quản lý là hết sức cần thiết. Giáo viên và các chủ thể quản lý có thể tư vấn, giúp đỡ cho học sinh khi họ gặp khó khăn trong việc giải quyết nhiệm vụ tự học từ việc lựa chọn sách, tài liệu… đến cách thức giải quyết vấn đề của tự học. Mặt khác, các chủ thể quản lý có thể sử dụng, phát huy vai trị các tổ chức Đảng, Đồn, Hội tạo điều kiện thuận lợi giúp học sinh tự học đạt kết quả tốt.
Hai là, xây dựng các tổ phương pháp, đôi bạn học tập trong lớp học.
khả năng lựa chọn, vận dụng phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả nhất đối với bản thân của từng học sinh rất khác nhau. Khơng thể có một phương pháp học tập (tự học) hiệu quả nhất phù hợp với mọi học sinh, ở mọi nội dung học tập. Tuy nhiên, cũng khơng thể coi nhẹ vai trị của việc trao đổi, xây dựng, học hỏi những kinh nghiệm học tập hay trong tập thể học sinh với nịng cốt là các tổ phương pháp học tập, đơi bạn học tập, nhằm nâng cao kết quả học tập của mọi học sinh.
Ba là, tạo dựng phong trào “Tự học, tự đọc, tự nghiên cứu” trong tất cả
học sinh hướng tới mục đích từng bước gắn phương pháp tự học với phương pháp rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. Kích thích tâm lý thi đua tự giác học tập, rèn luyện giữa các lớp, chi đoàn và giữa các cá nhân học sinh, kích thích phát triển nhu cầu về tự khẳng định mình, nhu cầu được tơn trọng của mỗi thành viên trong tập thể để học sinh hăng say tự giác học tập, tự học.
Bốn là, quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các lực lượng trong
lớp, trong trường; thường xuyên làm tốt công tác động viên khen thưởng đối với những cá nhân tích cực tự học, có kết quả học tập cao. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên, các chủ thể quản lý phải tích cực tự học làm gương cho học sinh noi theo, qua đó tạo dựng bầu khơng khí học tập tích cực, động viên giúp đỡ nhau trong tập thể học sinh, tạo động lực thúc đẩy mỗi cá nhân học tập tích cực, tạo cho học sinh ý thức tự giác cao, luôn chủ động, sáng tạo trong tự học.
Năm là, đảm bảo tài liệu, cơ sở vật chất cho học tập. Đây là những yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh, khi chúng được quan tâm xây dựng, đảm bảo tốt, sẽ tác động tích cực đến nhận thức, trách nhiệm của học sinh; giúp họ tích cực, chủ động học tập tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo đề ra.
Tạo lập môi trường thuận lợi cho tự học của học sinh vừa nhằm xây dựng một mơi trường tự học thân thiện, lành mạnh, có văn hố cao đồng thời
góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của nhà trường đối với học sinh nói riêng và với tồn xã hội nói chung. Đây là vấn đề cần thiết, là sự đảm bảo mang tính quyết định khách quan, thể hiện năng lực, phẩm chất của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và của mỗi nhà trường.