Chỉ tiêu đánh giá kết quả tín dụng của ngân hàng đối với hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Luan van nguyen trung thanh 18CHQT2 (Trang 35 - 42)

doanh của hầu hết các hộ sản xuất. Các chính sách của chính phủ sẽ tạo cơ sở để vốn tín dụng ngân hàng tiếp cận đến các hộ sản xuất.

Chính sách của ngân hàng: Trong sản xuất kinh doanh, mục tiêu

hàng đầu của ngân hàng là đạt được lợi nhuận và an toàn trong kinh doanh. Mức độ rủi ro đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn cao, trong khi tỷ suất lợi nhuận thấp vì chi phí lớn, do đó hạn chế nhiều trong việc mở rộng tín dụng và giảm hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất. Đối với NHNo, hộ sản xuất là khách hàng truyền thống, là đối tượng phục vụ chính, vì thế chính sách tín dụng của ngân hàng có ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng các hộ sản xuất.

Sự phát triển của hộ sản xuất: Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách

hàng vay vốn là quan hệ hai chiều. Khả năng sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng tín dụng của ngân hàng. Vì hiện nay đa phần hộ sản xuất có năng lực sản xuất kinh doanh thấp kém do kinh nghiệm còn hạn chế, kinh tế hộ còn trong giai đoạn tự cung tự cấp, sản xuất nhỏ, sản xuất hàng hố cịn chưa phát triển, người nơng dân cịn chưa thực sự đặt quá trình sản xuất của mình trong nền kinh tế hàng hố.

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả tín dụng của ngân hàng đối với hộsản xuất sản xuất

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT Việt Nam, hộ sản xuất được xác định là khách hàng chính của NHNo Việt Nam. Trong q trình cung ứng sản phẩm của mình cho hộ sản xuất, một việc làm quan trọng và cần thiết là ngân hàng phải đánh giá được chất lượng sản phẩm cung ứng của mình mà cụ thể là chất lượng tín dụng hộ sản xuất. Việc đánh giá này phải thông qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cụ thể sau:

Trong quá trình đánh giá chất lượng tín dụng ngồi những chỉ tiêu có thể lượng hóa được thì cịn có rất nhiều yếu tố khơng lượng hóa được, đó là các chỉ tiêu định tính. Các chỉ tiêu định tính như quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng, sự hài lịng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp, độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng…

Số lượng khách hàng đến vay tại ngân hàng: Số lượng khách hàng

đơng thể hiện sự tín nhiệm của khách hàng với ngân hàng đồng thời thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng tốt hay khơng.

Uy tín của ngân hàng: Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lịng khách

hàng, là niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Uy tín của ngân hàng được xây dựng, hình thành trong suốt q trình hoạt động, phát triển.Việc tín dụng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tỷ lệ thu hồi nợ của ngân hàng cao, bảo hiểm tiền gửi làm tăng độ an toàn, năng lực vốn lớn mạnh, lợi nhuận hàng năm tăng…tất cả các hoạt động của ngân hàng đều có thể làm tăng uy tín, tăng niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Các NHTM ngày nay muốn có lợi thế, hình ảnh tốt trong mắt khách hàng phải ln có những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh của mình để đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Những ngân hàng có uy tín ln chiếm được lịng tin của khách hàng cũng như là tiền đề để ngân hàng phát triển, mở rộng hoạt động tín dụng của mình.

Thủ tục tín dụng: Nếu ngân hàng áp dụng một quy trình tín dụng linh

hoạt, đơn giản, nhanh gọn, thuận tiện, tiết kiệm được thời gian đi lại và chi phí giao dịch cho khách hàng mà vẫn đảm bảo an tồn cho ngân hàng thì ngân hàng đó sẽ khơng những làm hài lòng những khách hàng hiện tại của ngân hàng mà còn thu hút nhiều hơn nữa các khách hàng tìm đến ngân hàng. Một thủ tục tín dụng hấp dẫn, ngắn gọn phù hợp với từng nhóm khách hàng, từng loại vay, cũng như kỹ thuật tín dụng nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết nhưng không gây phiền hà cho khách hàng, đồng thời tiết kiệm thời gian cho cả hai bên như rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, hướng

dẫn làm hồ sơ tại nhà. Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi tham gia vay vốn ngân hàng. Bởi lẽ, trước nay người dân Việt Nam thường quan niệm việc đến vay vốn ngân hàng là rất rườm rà, phức tạp nên họ chỉ tìm đến ngân hàng khi cần lượng vốn lớn, điều này ảnh hưởng lớn đến các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do vậy, khi thủ tục tín dụng của ngân hàng nhanh gọn, thuận lợi, đơn giản, sẽ xóa dần sự ngần ngại của khách hàng tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn.

Cơng nghệ và trình độ của cán bộ ngân hàng: Trong xu thế tồn cầu

hóa hiện nay thì khoa học cơng nghệ là một trong những yếu tố rất cần thiết và quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng phải luôn đổi mới trang thiết bị và cơng nghệ hiện đại mới có thể đáp ứng các giao dịch với khách hàng được nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo an tồn, chính xác. Để tiếp thu được khoa học cơng nghệ mới cán bộ ngân hàng phải tăng cường trình độ và kĩ thuật nghiệp vụ. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng cùng với công nghệ hiện đại sẽ ngày càng thỏa mãi hơn những nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, trong quá trình giao tiếp với khách hàng, cán bộ tín dụng cũng như các bộ phận hỗ trợ khác phải thể hiện được sự năng động, cởi mở, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng. Điều này sẽ góp phần tăng cường hình ảnh và chất lượng tín dụng của ngân hàng trong đánh giá của khách hàng.

Chất lượng tín dụng đối với khách hàng là các hộ sản xuất là một chỉ tiêu tổng hợp, phải được đánh giá trên quan điểm của ba chủ thể: ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Vì thế, chất lượng tín dụng tốt là phải dung hịa được lợi ích của ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế, có như vậy ngân hàng mới hoạt động và phát triển bền vững được. Chỉ tiêu định tính chỉ là căn cứ để đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất của ngân hàng một cách khái qt. Để có được những kết luận chính xác hơn thì cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụ thể.

Chất lượng của hoạt động tín dụng là một khái niệm hoàn toàn tương đối. Bên cạnh mặt trừu tượng mà chỉ có thể đánh giá qua các chỉ tiêu định tính thì mặt cụ thể của nó có thể đánh giá qua các chỉ tiêu định lượng sau:

Tổng dư nợ tín dụng hộ sản xuất

Tổng dư nợ tín dụng hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền ngân hàng cho các hộ sản xuất vay trong thời kỳ nhất định thường là một năm, bao gồm tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, tín dụng ủy thác. Tổng dư nợ phản ánh qui mô hoạt động của ngân hàng. Tổng dư nợ thấp đồng nghĩa với qui mô hoạt động hẹp, khả năng mở rộng tín dụng kém. Tuy vậy tổng dư nợ cao chưa chắc chất lượng tín dụng đã tốt.

Tỷ lệ tín dụng hộ sản xuất = Tổng dư nợ tín dụng hộ sản xuất x 100 (%) Tổng doanh số tín dụng

• Tỷ lệ thu nợ hộ sản xuất

Ngân hàng phản ánh tình hình thu nợ thơng qua chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ thu nợ hộ sản xuất = Doanh số thu nợ hộ sản xuất x 100 (%) Tổng doanh số tín dụng hộ sản xuất

Hệ số thu nợ hộ sản xuất đánh giá khả năng thu hồi vốn từ nguồn vốn ngân hàng tín dụng. Hệ số thu nợ này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ hộ sản xuất của ngân hàng càng hiệu quả đồng thời thể hiện ý thức trả nợ của hộ sản xuất, đồng vốn được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nếu hệ số này thấp cho thấy hoạt động tín dụng có khả năng gặp rủi ro do hộ sản xuất không trả nợ đúng hạn đồng thời thể hiện công tác thu hồi nợ của ngân hàng chưa cao, cơng tác thẩm định tín dụng cịn lỏng lẻo, chủ quan.

Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất

Dư nợ quá hạn hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền ngân hàng chưa thu hồi được sau một thời hạn nhất định kể từ ngày khoản tín dụng đó đến hạn thanh tốn tại thời điểm đang xtác giả xét.

Bên cạnh chỉ tiêu tuyệt đối, ngân hàng thường xuyên sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất:

Tỷ lệ nợ quá hạn HSX = Dư nợ quá hạn HSX x 100 (%) Tổng dư nợ HSX

Đây là chỉ tiêu tương đối được sử dụng chủ yếu để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với hộ sản xuất. Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng đều chứa đựng nhiều rủi ro tác động đến lợi nhuận và sự an toàn kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, việc đảm bảo thu hồi đủ vốn tín dụng và đúng hạn, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý ngân hàng liên quan đến sự sống còn của ngân hàng.

Nếu tỷ lệ này cao biểu hiện khả năng mất vốn có thể tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và khả năng thanh toán của ngân hàng.

Để tác giả xét chi tiết hơn khả năng không thu hồi được nợ người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ khó địi.

Tỷ lệ khó địi = Tổng nợ khó địi x 100 (%) Tổng nợ quá hạn

Đây cũng là một chỉ tiêu tương đối. Tỷ lệ này ở mức cao là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mất vốn cao do các khoản tín dụng khơng có khả năng trả nợ.

Tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất, chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất cũng thường được sử dụng để phản ánh tình hình tín dụng đối với hộ sản xuất

Chỉ tiêu này cho biết tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu tín dụng, đơn đốc thu hồi nợ hộ sản xuất đối với các khoản vay. Tỷ lệ

Tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất = Nợ xấu hộ sản xuất x 100 (%) Tổng dư nợ hộ sản xuất

nợ xấu hộ sản xuất càng cao thể hiện nợ khó địi và nguy cơ mất vốn càng lớn đồng thời hiệu quả tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng càng kém và ngược lại. Tùy thuộc vào tình hình thực tế của hộ sản xuất mà ngân hàng có thể đưa ra những biện pháp khác nhau để giải quyết nợ xấu từ gia hạn nợ tới phát mại TSĐB.3

• Vịng quay vốn tín dụng hộ sản xuất

Vịng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong điều kiện kinh doanh bình thường. Đây là một chỉ tiêu quan trọng xtác giả xét chất lượng tín dụng hộ sản xuất, phản ánh tần suất sử dụng vốn. Vịng quay càng lớn với số dư nợ ln tăng chứng tỏ đồng vốn ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

Giá trị bình quân của 1 hộ sản xuất được vay

Đề phản ánh số tiền mỗi lượt hộ sản xuất được vay, ngân hàng sử dụng chỉ tiêu:

Giá trị bình quân 1 HSX được vay = Doanh số tín dụng HSX x 100 (%) Tổng số HSX vay vốn

Khi số tiền vay của mỗi hộ sản xuất càng cao thì sức sản xuất cũng như quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sẽ được tăng lên. Tuy nhiên, ngân hàng tín dụng HSX nhiều hơn cần đảm bảo khả năng thu hồi vốn và có lãi.

Tỷ lệ tín dụng ngắn hạn hộ sản xuất

Đề phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của hộ sản xuất đề mở rộng sản xuất kinh doanh, ngân hàng sử dụng chỉ tiêu:

Tỷ lệ tín dụng ngắn hạn HSX = Dư nợ tín dụng ngắn hạn HSX x 100 (%) Tổng dư nợ HSX

Vịng quay vốn tín dụng HSX = Doanh số thu nợ HSX x 100 (%) Dư nợ bình quân HSX

Hộ sản xuất thường được hình thành từ hộ gia đình, vì vậy đa phần là chưa có bảng báo cáo kết quả kinh doanh, tiềm lực vốn nhỏ…nên ngân hàng thường chủ yếu cho hộ sản xuất vay trong thời gian ngắn.

Tỷ lệ tín dụng trung, dài hạn hộ sản xuất

Để phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn cho hộ sản xuất mở rộng hoạt động kinh doanh, ngân hàng sử dụng thêm chỉ tiêu:

Để xây dựng cơ sở vật chất: Nhà xưởng, các trang thiết bị máy móc thì hộ sản xuất cần có vốn trung và dài hạn. Tỷ lệ tín dụng trung, dài hạn hộ sản xuất có thể cao, thấp tùy thuộc vào nhu cầu vốn trung, dài hạn tại địa phương cũng như chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất của từng NHTM. Nếu tỷ lệ này cao giúp ngân hàng tăng lợi nhuận và phát triển hoạt động kinh doanh.

Dự phịng rủi ro tín dụng HSX được trích lập

Là chi phí hoạt động để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng HSX của ngân hàng. Trên bảng cân đối kế tốn, dự phịng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị tài sản có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có thể xảy ra.

Tỷ lệ trích dự phịng rủi ro tín = dụng HSX

Dự phịng rủi ro tín dụng HSX x 100 (%) Dư nợ tín dụng HSX

Tỷ lệ này cho biết dự phịng rủi ro tín dụng HSX được trích so với dư nợ tín dụng HSX. Theo quy định hiện hành, nhóm nợ xấu chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng dư nợ tín dụng thì ngân hàng phải trích lập dự phịng rủi ro càng nhiều. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất giảm sút, vẫn phải trích lập dự phòng nhiều, rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt càng lớn.

Tỷ lệ tín dụng trung, = dài hạn HSX

Dư nợ tín dụng trung, dài hạn HSX x 100 (%) Tổng dư nợ HSX

Để đánh giá được chất lượng tín dụng đối với khách hàng là những hộ sản xuất của NHTM cần phải đánh giá cả chỉ tiêu định tính lẫn định lượng. Thơng qua việc đánh giá chất lượng tín dụng này, NHTM có thể thấy được các ưu điểm cũng như phát hiện ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng của mình. Từ đó, ngân hàng có thể phát huy những điểm mạnh và tìm ra được những giải pháp để nhằm tăng cường chất lượng của các khoản tín dụng này.

Một phần của tài liệu Luan van nguyen trung thanh 18CHQT2 (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w