Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luan van nguyen trung thanh 18CHQT2 (Trang 93 - 96)

- Đối với nền kinh tế - xã hội địa phương

Hoạt động tín dụng của ngân hàng đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. Vốn của ngân hàng đã kịp thời đáp ứng việc bổ sung nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế mà đặc biệt là kinh tế hộ sản xuất. Qua đó tận dụng được tiềm năng lao động, để có được hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo điều kiện cho các hộ đầu tư chiều sâu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Bộ mặt nông thôn từng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dự phịng rủi ro tín dụng HSX

được trích 9.188 14.686 10.528 Dư nợ tín dụng HSX 278.433 305.978 389.962

bước được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại; hệ thống kết cấu hạ tầng nơng thơn có bước phát triển đáng kể, cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch. Vốn đầu tư góp phần thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở những lợi thế tự nhiên - xã hội của địa phương và góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật ni, giúp các hộ sản xuất trang trại, gia trại giải quyết khó khăn về tài chính sản xuất kinh doanh có hiệu quả; khơi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống như nghề thêu và đan giàng xã Đồng Thịnh, nuôi tằm ươm tơ của xã Phùng Minh, sản xuất hàng gỗ xã Phùng giáo….

Hoạt động tín dụng của ngân hàng giúp tạo cơng ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần hạn chế tín dụng nặng lãi ở nơng thơn, xóa đói giảm nghèo, tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, ổn định xã hội.

- Đối với hoạt động ngân hàng

Cũng như các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, hoạt động tín dụng đtác giả lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 97-98% tổng doanh thu. Đặc biệt đối với Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa dư nợ tín dụng hộ sản xuất chiếm 98%. Vì thế tín dụng hộ sản xuất đã đtác giả lại lợi nhuận chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của chi nhánh.

Tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nơng nghiệp Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa khơng ngừng tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, nó mở rộng cả về diện tín dụng và mức tín dụng đối với hộ sản xuất. Dư nợ tăng trưởng nhanh, chất lượng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp (<1%), dưới mức NHTW cho phép (3%), cơ cấu đầu tư mở rộng, thu hút thêm được nhiều khách hàng. Vốn ngân hàng góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, mở rộng ngành nghề truyền thống. Ngân hàng luôn đáp ứng về vốn cho các hộ sản xuất góp phần phát huy được những tiềm năng sẵn có, tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh, là động lực thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Đối với huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, với vị trí điạ lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi, cùng với chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa đang và sẽ là người bạn đồng hành với người dân địa phương với quyết tâm xố bỏ đói nghèo, đưa kinh tế của huyện đi lên, tiến kịp với nhịp độ phát triển chung của cả nước.

Để đạt được những kết quả trên, bên cạnh những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Chính phủ, của NHNo Việt Nam, còn là sự nỗ lực cố gắng của bản thân từ ban lãnh đạo đến cán bộ NHNo huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa với những chính sách biện pháp hữu hiệu của ngân hàng.

Sự chuyển hướng đúng đắn trong kinh doanh, theo sát mục tiêu kinh tế địa phương từ đó ngân hàng lập kế hoạch kinh doanh cho từng phịng giao dịch để xác định hướng tín dụng, mức tín dụng từng đối tượng cụ thể trên địa bàn. Ngân hàng đã xác định được đối tượng khách hàng phục vụ chính là các hộ gia đình mà chủ yếu là hộ sản xuất và đã tạo được uy tín vững chắc trong lịng khách hàng.

Ngân hàng chú trọng hoạt động huy động vốn tạo nguồn vốn cho hoạt động đầu tư vốn. Bằng nhiều biện pháp về chính sách sản phẩm, thơng tin tun truyền, gắn một phần tiền lương với kết quả huy động vốn, ngân hàng ln có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khá cao.

Củng cố mạng lưới ngân hàng tại các phịng giao dịch.

Đi đơi với việc tăng trưởng dư nợ, ngân hàng tập trung vào việc củng cố và tăng cường chất lượng tín dụng, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Hàng quý tổ chức phân tích thực trạng tín dụng đến khách hàng nhằm xác định nguyên nhân có biện pháp xử lý nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Mặt khác ln quan tâm đến quy trình nghiệp vụ tín dụng, bảo đảm ngun tắc tín dụng, q trình thẩm định nhất là đối với món vay mới, đồng thời tăng cường kiểm tra sử dụng vốn vay và chất lượng hồ sơ đã tín dụng. Địa bàn tín dụng được phân định rõ ràng, khơng tín dụng chồng

chéo khác địa bàn, nghiêm cấm cán bộ tín dụng và tổ trưởng thu nợ gốc, lãi vay của khách hàng.

Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường kiến thức chuyên môn và hiểu biết pháp luật đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chi nhánh cũng đã thực hiện sàng lọc, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, bố trí đội ngũ cán bộ theo hướng tập trung, tăng số cán bộ trực tiếp kinh doanh. Hiện nay số cán bộ tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa chiếm 45% tổng số cán bộ.

Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt được coi trọng và thực hiện nghiêm túc bằng nhiều hình thức như: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra chéo, kiểm tra của tổ kiểm tra với các phòng giao dịch nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót trong q trình thực hiện nghiệp vụ. Có biện pháp chỉnh sửa kịp thời góp phần tăng cường chất lượng tín dụng.

Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa ln quan tâm và động viên kịp thời với những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhằm góp phần tích cực đối với thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Luôn coi trọng và củng cố mối quan hệ giữa ngân hàng với các cấp chính quyền địa phương nắm vững tình hình phát triển kinh tế địa phương để xác định đối tượng đầu tư, biện pháp tháo gỡ với những món vay gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Luan van nguyen trung thanh 18CHQT2 (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w