Lãi suất là một yếu tố quan trọng mà không chỉ ngân hàng mà các HSX cũng rất quan tâm. Lãi suất tín dụng được xây dựng trên cơ sở lãi suất huy động bình quân cộng với hệ số bù rủi ro và tỷ lệ lợi nhuận dự kiến. Ngồi ra lãi suất tín dụng cịn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Nhà nước, thời hạn vay, khối lượng vay…. Nếu lãi suất quá cao, HSX sẽ phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn lớn và làm giảm thu nhập của HSX. Chính vì vậy, ngân hàng cần đưa ra các mức lãi suất đa dạng, linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng, theo đặc điểm từng khoản vay, muốn làm như vậy ngân hàng cần tiến hành phân loại khách hàng để làm căn cứ đưa ra các mức lãi suất tín dụng khác nhau hợp lý.
Với những khách hàng tiềm năng, khách hàng truyền thống có uy tín cao, ngân hàng nên xtác giả xét và áp dụng mức lãi suất ưu đãi nhằm giữ chân và tạo quan hệ tín dụng lâu dài, giúp cho khách hàng làm ăn có hiệu quả, trả nợ gốc lãi đúng hạn, từ đó tiếp tục nâng cao uy tín và duy trì mối quan hệ lâu dài với ngân hàng. Với những khách hàng mới, cần một lượng vốn lớn, thì cán bộ tín dụng cũng nên đánh giá khách quan mức độ rủi ro của phương án vay vốn, tùy từng trường hợp mà ngân hàng có thể giảm lãi suất và có nhiều ưu đãi khác về thời hạn vay hoặc tổng giá trị món vay nhưng đồng thời cũng phải tăng biên độ lãi suất có điều chỉnh 3 tháng, 6 tháng để tránh rủi ro có thể xảy ra.
Ngồi ra, tùy từng ngành nghề hay từng lĩnh vực kinh doanh mà ngân hàng có thể đưa ra các mức lãi suất đa dạng, đặc biệt là với những ngành nghề có nhiều triển vọng phát triển, được Nhà nước khuyến khích hỗ trợ để kích thích các hộ sản xuất hoạt động trong lĩnh vực đó phát triển.
*Mở rộng đối tượng tín dụng.
Trong thời gian tới, ngân hàng cần đa dạng hóa đối tượng vay vốn dựa trên định hướng phát triển của địa phương và thế mạnh của vùng. Ngồi các đối tượng truyền thống như: tín dụng mua con giống, trang trải các chi phí sản xuất nơng nghiệp, mua nguyên liệu đầu vào cho các hộ sản xuất các làng nghề truyền thống… cần mở rộng các đối tượng khác như mua sắm phương tiện giao thông, vận tải, xây dựng nhà xưởng, kho bảo quản, tín dụng đời sống, tín dụng cải tạo, sửa chữa nhà ở, mua sắm đồ dùng sinh hoạt cho gia đình nhằm ổn định và cải thiện cuộc sống của người nông dân, các hộ làng nghề truyền thống, góp phần thay đổi diện mạo nơng thơn.
Ngồi ra, Ngân hàng cần phải tín dụng tập trung, có trọng điểm đối với khách hàng thuộc những ngành, vùng có tiềm năng lớn và triển vọng phát triển bền vững. Đây là một nguyên tắc quan trọng để tránh rủi ro cho Ngân hàng khi thực hiện tín dụng đối với khách hàng. Vì vậy ngân hàng phải chọn lọc khách hàng một các kỹ lưỡng. Ngân hàng nên đẩy mạnh hơn nữa tín dụng đối với các dự án sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm là thế mạnh của địa phương như mặt hàng gỗ, tơ tằm, bánh đa, mỳ…và một số mặt hàng nông sản như lúa, ngơ, vải thiều, quả nhãn, quả dứa… nhằm góp phần giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm của HSX.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đẩy mạnh tín dụng theo các chương trình dự án như: chương trình chuyển đổi giống cây mới, chương trình tín dụng hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh, nhất là đối tượng hộ nông dân và các hộ làng nghề truyền thống… Đặc biệt, Ngân hàng cần chủ động cân đối vốn để đáp ứng đủ nhu cầu vốn tín dụng xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn; tích cực vận động và hưởng ứng thực hiện phong trào thi đua “cả
nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, ưu tiên đầy tư vốn cho các dự án,
phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khả thi trên địa bàn xây dựng nông thôn mới.