Khái quát về tình hình kinh tế của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Luan van nguyen trung thanh 18CHQT2 (Trang 52 - 58)

2.1.1.1. Một số nét về điều kiện tự nhiên - xã hội của Huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa [3]

Ngọc Lặc là một huyện cửa ngõ, trung tâm kinh tế, văn hố, xã

hội khu vực phía tây tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

* Điều kiện tự nhiên:

Diện tích tự nhiên của huyện là 497,2 km². Tổng dân số là 136.210 người (2018), bình quân 274 người/km², gồm các dân tộc: Mường, Dao, Thái, Kinh. số người trong độ tuổi lao động chiếm 45,8% dân số, tuy nhiên chủ yếu là lao động nông nghiệp. Lao động chưa có chun mơn kỹ thuật chiếm 95%.

Địa hình phức tạp, đồi núi ở phía tây (chiếm 40,1% diện tích), đỉnh Lam Sơn (472 m), đồng bằng phía đơng xen nhiều đồi gị. Đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của huyện, Quốc lộ 15A (Từ đường Phố Cống, thị trấn Ngọc Lặc đến giáp huyện Lang Chánh, đoạn từ Ngã ba Thọ Phú đến Lam Kinh), tỉnh lộ 519 (Chỉ còn đoạn gần 2 km qua Phố 1), tỉnh lộ 516B (Từ Thống Nhất qua Lam Sơn sang Phố Châu) chạy qua.

Huyện Ngọc Lặc có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Ngọc Lặc (huyện lỵ) và 20 xã: Cao Ngọc, Cao Thịnh, Đồng

Thịnh, Kiên Thọ, Lam Sơn, Lộc Thịnh, Minh Sơn, Minh Tiến, Mỹ Tân, Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Ngọc Trung, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh, Phùng Giáo, Phùng Minh, Quang Trung, Thạch Lập, Thúy Sơn, Vân Am. Theo

chi khảo cổ của các nhà khảo cổ học người Pháp từ những năm hai mươi của thế kỷ XX đã phát hiện ở Ngọc Lặc những di chỉ của cư dân cư trú thời đại đá mới (thuộc văn hố Thanh Hóa) trong các hang động như: Hang Mộc Trạch, Lộc Thịnh I và Lộc Thịnh II.

Ngọc Lặc là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng theo hướng tây bắc xuống đơng nam, đồi núi và gị thấp ở một số xã phía bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía đơng nam và giữa huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 497,2 km²., trong đó đất nơng nghiệp là 293.479 ha chiếm 67%, đất lâm nghiệp 190,3 ha chiếm 36,9%, đất chưa sử dụng 1.653,2 ha chiếm 8,2%. Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp.

Ngọc Lặc khơng cịn rừng tự nhiên, rừng trồng rải rác ở các xã phía bắc huyện và được giao cho các hộ, các tổ chức quản lý. Tổng diện tích rừng tồn huyện là 167ha.

Khí hậu trên địa bàm huyện thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình 23- 24 °C, lượng mưa trung bình mỗi năm 1.650 - 1.700mm, nhiệt lượng bức xạ mặt trời khá lớn khoảng 1.765 giờ nắng một năm .

Trong những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành trong tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong huyện, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện đã từng bước được cải thiện, chủ quyền biên giới quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội của huyện cơ bản được giữ vững, ổn định; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tiếp tục được kiện toàn, củng cố, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

* Về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Lặc

Đối với triển khai nhiệm vụ năm 2020, lấy phương châm hành động: “sáng tạo, kỷ cương, tăng tốc, về đích”.UBND huyện Ngọc Lặc giao 35 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng - an ninh. Trong đó phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt trên 14,2% trở lên, thu ngân sách nhà nước tại địa bàn là 45,8 tỷ đồng, Số hộ nghèo giảm trong năm 1060 hộ nghèo cuối năm 2020 cịn 370 hộ, thu nhập bình qn đầu người đạt 40,0 triệu đồng/người/năm, thành lập mới 50 doanh nghiệp, tỷ lệ thơn, phố đạt tiêu chuẩn an tồn về an ninh trật tự 80,0% và các chỉ tiêu khác…

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đã đề ra Ngọc Lặc tập trung thực hiện một số giải pháp: các phòng ban, cơ quan, đơn vị sự nghiệp cấp huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phát huy những thành tích đã đạt được năm 2019; dự báo sát, đúng tình hình, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, chủ động vượt qua khó khăn, thực hiện quyết liệt sáng tạo, có hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp Về phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2020 và Nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện, của HĐND huyện đã đề ra. Đồng thời tập trung thực hiện tốt các nội dung sau: tập trung tổng kết tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016- 2020; xây dựng kế hoạch năm năm 2021- 2025 và quy hoạch xây dựng vùng huyện Ngọc Lặc đến năm 2040. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, huy động vốn đầu tư, phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã. Quản lý đất đai và quản lý kế hoạch, trật tự xây dựng. Tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa xã hội. Tập trung xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ quan, đơn vị kiểu mẫu. Tập trung xây dựng xã an tồn thực phẩm và đảm bảo vệ sinh mơi trường. Xây dựng nền quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, đẩy

mạnh các phong trào đảm bảo an ninh trật tự, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy;Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tập trung phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới gắn với an sinh xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới cần hướng vào chiều sâu. Xây dựng được nhiều thôn nông thôn mới sẽ xây dựng được nhiều xã nơng thơn mới, từ đó nâng cao đời sống của người dân góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. MTTQ và các tổ chức và thể cùng với cấp quỷ chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Bên cạnh đó huyện cần tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp mới thành lập hoạt động có hiệu quả.

Huyện thực hiện là làm tốt cơng tác tuyển quân, giữ vững và nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHXH, đảm bảo ATGT, ANTT, quản lý theo dõi cấm buôn bán đốt pháo nổ từ nay đến tết Nguyên đán cùng nhiều nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục thăm hỏi các gđ chính sách người có cơng, hộ nghèo, đảm bảo ai ai cũng có tết, tổ chức các hoạt động chào xuân ý nghĩa, vui tươi, an tồn tiết kiệm,nhất là làm tốt cơng tác đảm bảo ANTT, tổ chức thành công sự kiện văn nghệ và bắn pháo hoa đêm giao thừa và 1 số các hoạt động khác trong dịp trước trong và sau tết nguyên đán, qua đó đồng chí đề nghị các đại biểu tiếp thu và triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị và địa phương mình.

2.1.1.2. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên

địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa là huyện kinh tế thuần nơng. Dân cư trong vùng sống bằng nghề nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp của địa bàn chiếm 90% trong tổng số các ngành nghề kinh tế của huyện. Sản phẩm của vùng là lúa, rau hoa màu các loại và các loại trái cây ăn quả. Những sản phẩm nơng nghiệp thường có giá trị kinh tế thấp, hơn nữa sản phẩm của vùng lại mang tính mùa vụ nên dồi dào vào đúng vụ và thiếu hụt vào trái vụ. Sản

phẩm sản xuất ra để tiêu dùng, phục vụ cho nhu cầu của dân cư trong địa bàn, một số được tiêu thụ ở tỉnh bạn nhưng cịn ít. Những năm trước mức thu nhập của người dân ở nơi đây không cao và không ổn định. Từ khi thực hiện chính sách đường lối đổi mới theo hướng phát triển xã hội chủ nghĩa của Đất nước, địa bàn đã có sự chuyển biến rõ rệt. Thực hiện phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhất là đưa cây, con giống có giá trị kinh tế, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Từ năm 2016 đến nay, huyện Ngọc Lặc đã chuyển đổi được 215,8 ha đất trồng lúa, 217 ha đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn; chuyển 1.900 ha ngô trồng trên đất lâm nghiệp sang trồng cây lâm nghiệp. Một số cây trồng đưa vào sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, doanh thu hơn 100 triệu đồng/ha/năm, như: Cây dứa tại các xã Cao Thịnh, Ngọc Trung, Lộc Thịnh, Lam Sơn, Ngọc Liên; sắn dây tại các xã Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Quang Trung. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đưa các cây ăn quả vào trồng trên đất vườn, mang lại hiệu quả kinh tế, như: Na Thái, mít Thái, ổi Đài Loan... Một số mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao vào sản xuất bước đầu phát huy hiệu quả, như: Mơ hình dưa Kim Hồng hậu trong nhà màng tại các xã Lam Sơn, Minh Sơn, Kiên Thọ, với diện tích 2 ha; mơ hình rau an tồn tại xã Thúy Sơn và Ngọc Sơn; mơ hình trồng vải không hạt, bơ Israel, thanh long của Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm - Sông Âm bước đầu phát triển tốt... Trong chăn ni, tồn huyện có 196 gia trại, 53 trang trại chăn ni quy mơ vừa và lớn hoạt động có hiệu quả. Chăn ni từng bước phát triển theo hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điển hình như các hộ ni gà lông màu, gà ri lai ở xã Minh Sơn liên kết với Công ty Phú Gia; Công ty Gasavi và HTX dịch vụ nơng nghiệp Hưng Thịnh... Ngồi ra, huyện đã lựa chọn, hỗ trợ xây dựng được 55 mơ hình

phát triển sản xuất phù hợp và phát huy lợi thế của từng địa phương để từ đó nhân rộng các mơ hình có hiệu quả kinh tế cao, tạo tiền đề cho việc thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Bên cạnh đó, huyện Ngọc Lặc đã tập trung xây dựng và nhân rộng các mơ hình phát triển sản xuất thuộc các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo bền vững. Qua đó, thu nhập bình qn đầu người khu vực nơng thơn đạt 39,1 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều khu vực nơng thơn cịn 10,7%.

Cùng với phát triển sản xuất, trong quá trình xây dựng NTM, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Tạo sự chuyển biển tích cực trong xây dựng NTM, diện mạo nơng thơn có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn được nâng lên rõ rệt. Từ năm 2016 đến nay, tồn huyện Ngọc Lặc đã cứng hóa được 291km đường giao thông các loại; lắp đặt 23 trạm biến áp; nâng cấp 5,4km đường cao thế, 11,4km đường trung thế và 93,6km đường hạ thế; lắp đặt 269,5km đường chiếu sáng công cộng; nâng cấp và xây mới 3.053 nhà ở dân cư, nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 62,6%; xây mới và nâng cấp 78 nhà văn hóa - khu thể thao thơn; 9 nhà văn hóa - khu thể thao xã; xây dựng, lắp đặt 266 cổng chào, cổng làng; khuôn viên các cơ quan, đơn vị, trường học, hộ gia đình được chỉnh trang... Tổng kinh phí thực hiện xây dựng NTM là 765 tỷ đồng; trong đó, huy động Nhân dân đóng góp 534,6 tỷ đồng (tiền mặt 84,1 tỷ đồng và còn lại là vật dụng kiến trúc nhà ở, ngày công, đất, cây cối hoa màu). Đến nay, huyện Ngọc Lặc có 8 xã, 102 thơn được cơng nhận đạt chuẩn NTM, bình qn tồn huyện đạt 15,4 tiêu chí/xã, cao hơn so với bình quân của 11 huyện miền núi (13,5 tiêu chí/xã).

2.1.1.3. Những kết quả đạt được của Huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa trong năm 2019

Trong năm 2019, Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 67,2 tỷ đồng (theo giá hiện hành), đạt 86,2% so với kế hoạch giao, so với cùng kỳ năm

2018 đạt 56,2%. Trong đó giá trị sản xuất nơng, lâm, thủy sản đạt 780,22 tỷ đồng (đạt 99,79% kế hoạch), tăng 2,99%; Công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt 480,4 tỷ đồng (đạt 95,2% kế hoạch), tăng 14,41%; Dịch vụ thương mại đạt 645,63 tỷ đồng (đạt 98,56% kế hoạch), tăng 9,99%.

Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp-Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, XDCB-TMDV: 60,26%-25,92%-13,82%. Huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn và Nghị quyết số 02 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa 18 về xây dựng nơng thơn mới. Sau ba năm triển khai tích cực và đồng bộ chương trình xây dựng nơng thơn mới, diện mạo nơng nghiệp, nơng thơn của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã có những đổi thay rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt 10,14%, thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực. Để thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các cấp, các ngành đã huy động mọi nguồn lực để xây dựng nơng thơn mới.

Ngồi ra, một số chỉ tiêu về kinh tế xã hội chưa đạt kế hoạch đề ra: Tiến độ làm đất chậm, cơ cấu giống lúa trung ngày còn cao ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông, vùng chăn nuôi tập trung hiệu quả thấp; Nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn chưa đi vào sản xuất, sản xuất trong làng nghề giảm sút; Nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đến thời điểm này trên 160 tỷ đồng; Cơng tác giải phóng mặt bằng cịn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ các cơng trình trên địa bàn.

Để giải quyết vấn đề này địi hỏi nhân dân huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa phải nỗ lực phấn đấu bền bỉ, kiên quyết tự đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước vượt qua những khó khăn hồn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2019.

Một phần của tài liệu Luan van nguyen trung thanh 18CHQT2 (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w