Thực trạng tín dụng thu nợ đối với kinh tế hộ sản xuất tại Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Luan van nguyen trung thanh 18CHQT2 (Trang 77 - 86)

sản xuất, cá nhân vay qua tổ vay vốn theo nghị quyết liên tịch 2308/ NQLT/ 2011 và thỏa thuận liên nghành số 779/TTLN giữa Hội nông dân Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam về tổ chức thực hiện chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển Nông nghiệp nông thôn theo nghị định số 41/2018/ND-CP của chính phủ.

- Về xử lý rủi ro:

Vốn trong trường hợp bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh - Ngân hàng cùng khách hàng lập biên bản xác định mức độ thiệt hại. Nhà nước có chính sách xử lý thiệt hại cho người vay và Ngân hàng tín dụng (xố, miễn lãi, khoanh, dãn nợ) tuỳ theo mức độ thiệt hại. Các tổ chức tín dụng phải lập hồ sơ đầy đủ như đã hướng dẫn theo quyết định 493/QĐ-NHNN và số 427/NHNo-XLRR của Ngân hàng nơng nghiệp Việt Nam.

2.2.2. Thực trạng tín dụng thu nợ đối với kinh tế hộ sản xuất tạiAgribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa

2.2.2.1. Kết quả tín dụng hộ sản xuất

Tình hình tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa qua doanh số tín dụng 3 năm thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.4. Doanh số tín dụng hộ sản xuất phân theo loại vay và theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Hộ, triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số hộ Số tiền Tỷ lệ (%) Số hộ Số tiền Tỷ lệ (%) Số hộ Số tiền Tỷ lệ (%)

Tổng doanh số tín dụng 6891 337.498 100 6.071 313.912 100 6370 416.499 100

I.Theo loại vay

- Ngắn hạn 5815 321.860 95,36 5188 236.054 75,2 5637 319.287 76,66 - Trung hạn 1076 15.638 4,64 883 77.858 24,8 733 97.212 23,34 II.Theo ngành kinh tế 1.Nông nghiệp 5.717 236.012 69,93 5.227 224.321 71,46 5.376 289.183 69,43 - Trồng trọt 2.073 136.259 57,73 2.573 141.449 63,05 1.798 119.231 41,23 - Chăn nuôi 3.644 99.753 42,27 2.654 82.872 36,95 3.569 169.907 58,77 2. Ngành khác: Tiểu thủ

công nghiệp và thương

mại dịch vụ 1.174 101.486 30,07 844 89.591 28,54 994 127.316 30,57

- Phân theo loại vay

Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa là một huyện thuần nơng với 70% dân số của huyện hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nơng thơn. Là một huyện có truyền thống kinh tế nơng nghiệp với diện tích đất nơng nghiệp là 13.182 ha, xung quanh bao bọc bởi 2 con sông lớn do vậy đất đai màu mỡ phì nhiêu, khí hậu nhiệt đới ẩm với bốn mùa rõ rệt rất phù hợp với sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp. Các hộ sản xuất nông nghiệp sản xuất chủ yếu là ngắn hạn nên vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số tín dụng của chi nhánh; năm 2017 số hộ vay theo hình thức ngắn hạn chiếm 84,38%; Năm 2018 chiếm 85,45% và năm 2019 chiếm 88,49% trong tổng số hộ vay của chi nhánh. Doanh số tín dụng trung hạn của chi nhánh tăng dần qua các năm, tăng từ 4,64% năm 2017 tăng lên 24,8% năm 2018 và giảm nhẹ xuống còn 23,34% năm 2019. Sự tăng trưởng mạnh này là do các hộ sản xuất đã phần nào phát triển quy mô, mở rộng sản xuất hơn, mạnh dạn sử dụng vốn từ ngân hàng để đầu tư phát triển kinh tế của mình. Đối với doanh số tín dụng ngắn hạn năm 2017 là 321.860 triệu đồng tương đương 95,36% trong tổng doanh số tín dụng và giảm nhẹ xuống cịn 236.054 triệu đồng (năm 2018) giảm 85.806 triệu đồng tương ứng khoảng 26,66% so với năm 2017. Sang năm 2019, tình hình tín dụng khả quan hơn với mức từ 236.054 triệu đồng. Năm 2018 lên 319.287 triệu đồng, tăng 83.233 triệu đồng tăng khoảng 35,26%.

Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do trong 3 năm qua, ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao chính sách tiền tệ thắt chặt, đầu tư khu vực nhà nước tăng mạnh và sức ép từ các quy định của ngân hàng nhà nước đã ảnh hưởng sâu rộng tới hoạt động của chi nhánh, tăng cường hơn tỷ lệ đảm bảo, tiêu chuẩn an toàn, siết chặt việc sử dụng các nguồn vốn trong hoạt động của ngân hàng khiến cho hộ sản xuất gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn chính vì thế doanh số tín dụng của năm 2018 giảm khoảng 26,6% so với năm 2017. Sang năm 2019, tình hình vẫn cịn khó khăn tuy nhiên chi nhánh đã khắc phục được khó khăn và do nhu cầu sử dụng vốn vào nông nghiệp trong dân cư

trong địa bàn ngày càng tăng, người dân sử dụng vốn vào nông nghiệp ngày càng đa dạng, kết hợp nhiều ngành nghề vừa trồng lúa vừa chăn nuôi (lợn, cá, trâu, bò…) vừa làm kinh doanh dịch vụ (sấy lúa, say sát lúa…) với qui mô nhỏ phục vụ trên địa bàn. Nên doanh số tín dụng của chi nhánh đã có sự khởi sắc tăng lên 35,26% so với Năm 2018. Mặc dù mức tăng này chưa cao nhưng xét về tình hình khó khăn như hiện nay thì đây là mức tăng khá tốt, thể hiện sự nỗ lực của chi nhánh trong việc giúp các hộ sản xuất tiếp cận tốt hơn nguồn vốn nhàn rỗi để phát triển kinh tế.

- Phân theo thành phần kinh tế

Dựa vào bảng số liệu ta thấy, doanh số tín dụng ngành nơng nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu; chiếm 69,93% năm 2017; 71,46% Năm 2018 và chiếm 69,43% trong tổng doanh số tín dụng của hộ sản xuất. Trong đó doanh số tín dụng ngành trồng trọt năm 2017 là 136.259 triệu đồng tăng lên 141.449 triệu đồng ở Năm 2018 tăng 5.190 triệu đồng tương đương tăng 3,8% nguyên nhân của việc tăng này là do Năm 2018, chi nhánh mở rộng hoạt động tín dụng, khuyến khích các hộ sản xuất nơng nghiệp vay vốn, ngành trồng trọt được dự án của tỉnh hỗ trợ và khuyến khích khơng chỉ trồng loại cây cho sản phẩm theo mùa vụ mà thay vào đó là những giống mới được áp dụng khoa học kỹ thuật: những giống lúa mới ngắn ngày cho năng suất cao, các loại chanh, vải được phổ biến trồng trên diện tích rộng trên địa bàn. Sang năm 2019, tình hình trồng trọt có xu hướng giảm, giảm xuống còn 119.231 triệu đồng, mức giảm là 22.218 triệu đồng tương đương giảm 15,7%.

Số hộ tín dụng ngành chăn nuôi luôn cao hơn ngành trồng trọt tuy nhiên số hộ ngành chăn ni tham gia vào q trình sản xuất cịn nhỏ lẻ nên doanh số tín dụng vẫn thấp hơn so với ngành trồng trọt và tăng giảm không đều qua các năm. Từ 3.644 hộ vay với số tiền là 99.753 triệu đồng giảm xuống còn 2.654 hộ với số tiền còn 82.872 triệu đồng. Sang năm 2019 nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương kết hợp với các chính sách hỗ trợ từ chi nhánh, số hộ kinh doanh ngành chăn nuôi đã mạnh dạn mở rộng sản xuất tăng từ 2.654 hộ

năm 2018 lên đến 3.569 hộ với số tiền là 169.907 triệu đồng, tăng 87.035 triệu đồng.

Doanh số tín dụng từ năm 2017 đến 2019 có sự biến động nhưng khơng đồng nhất theo ngành nghề. Tín dụng ngành nơng nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm qua các năm. Từ 5.717 hộ năm 2017 với tổng số tiền 236.012 triệu đồng giảm xuống còn 5.227 hộ với số tiền là 224.321 triêu đồng. Sang năm 2019, số hộ vay vốn tăng nhẹ lên 5.376 hộ, doanh số tín dụng là 289.183 triệu đồng.

Mặc dù tỷ trọng ngành nông nghiệp của địa phương tăng giảm không đều nhưng doanh số tín dụng của ngành vẫn tăng. Điều này chứng tỏ các hộ sản xuất nông nghiệp của địa phương đã ngày càng mạnh dạn hơn trong việc mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho lĩnh vực sản xuất của mình giúp cải thiện năng suất cao hơn. Doanh số tín dụng của ngành tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ giảm từ 1.174 hộ với tổng số tiền là 101.486 triệu đồng giảm xuống còn 845 hộ với 89.591 triệu đồng. Sang năm 2019, tình hình doanh số tín dụng tăng lên từ 845 hộ năm 2018 tăng lên 947 hộ năm 2019 với số tiền là 127.316 triệu đồng. Doanh số tín dụng của ngành tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ nhìn chung cịn thấp trong khi ngành tiểu thủ cơng nghiệp mang lại năng suất cao hơn vì thế chi nhánh cần tập trung hơn vào ngành nghề này, hỗ trợ các hộ sản xuất kịp thời để tăng lợi nhuận cho chi nhánh cũng như các hộ sản xuất.

Nhìn chung, trước những khó khăn và trở ngại rất lớn của nền kinh tế trong thời gian gần đây, mức tăng về doanh số là tương đối tốt, điều quan trọng cần xtác giả xét chính là việc thu nợ các khoản đã giải ngân, bởi hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận thu được và đánh giá được phần nào hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh.

2.2.2.2. Tình hình thu nợ hộ sản xuất

Doanh số thu nợ của Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa qua ba năm 2017, 2018 và 2019 được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.5. Doanh số thu nợ hộ sản xuất

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 % Năm 2018 % Năm 2019 %

Tổng số 306.006 100 282.420 100 385.007 100

- Ngắn hạn 255.821 83,6 240.932 85,31 327.679 85,11 - Trung hạn 50.185 16,4 41.488 14,69 57.328 14,89

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa năm 2017-2019)

Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh số thu nợ của năm 2017 là 306.006 triệu đồng trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn là 255.821 triệu đồng và doanh số thu nợ trung hạn là 50.185 triệu đồng. Sang năm 2018, doanh số thu nợ có phần giảm nhẹ xuống cịn 282.420 triệu đồng tương ứng giảm 23.586 triệu đồng, khoảng 7,7% so với năm 2017. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do năm 2018 thời tiết khắc nghiệt, thiên tai xảy ra triền miên dẫn tới dịch bệnh bùng phát trong chăn ni bên cạnh đó sâu bệnh phát triển ngày càng nhiều trong ngành trồng trọt, hộ sản xuất hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt chăn nuôi, ngành nghề kinh doanh khác khơng có khả năng trả nợ, các khoản tín dụng trong những năm trước đến giai đoạn đáo hạn vẫn chưa thu hồi được. Nhiều hộ sản xuất đã phải xin cơ cấu lại do khơng có khả năng trả nợ đúng hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn. Cơ cấu lại nợ có thể là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ cho các hộ sản xuất đang gặp khó khăn chưa trả được nợ đúng như thỏa thuận ban đầu. Mặc dù việc cơ cấu lại nợ khiến chi nhánh chậm thu được vốn nhưng mặt khác, việc làm này giúp chi nhánh giảm áp lực phải gia tăng nợ xấu. Đồng thời, cơ cấu lại nợ là cách để chi nhánh giúp các hộ sản xuất có điều kiện vượt qua khó khăn, tạo ra nguồn thu trả nợ cho chi nhánh.

Sang năm 2019, trước tình hình chung của tồn ngành nơng nghiệp như vậy, ban Giám đốc chi nhánh đã định hướng hoạt động kinh doanh cụ thể ngay từ đầu năm chỉ rõ các ngành nghề lĩnh vực ưu tiên tín dụng và các ngành nghề hạn chế tín dụng đồng thời giám sát chặt chẽ quy trình tín dụng và thẩm định

các khoản vay để tìm kiếm các khách hàng có uy tín và khoản vay có chất lượng. Chính những định hướng đúng đắn của Ban lãnh đạo chi nhánh cùng sự cố gắng trong quá trình tìm kiếm khách hàng, thẩm định và thu hồi nợ đã giúp cho chi nhánh tăng cường được doanh số thu nợ của mình, từ 282.420 triệu đồng năm 2018 tăng lên 385.007 triệu đồng năm 2019, tăng 102.587 triệu đồng, tương ứng tăng khoảng 36,32% năm so với năm 2018. Bên cạnh đó, do ngân hàng chủ yếu cho hộ sản xuất vay ngắn hạn nên doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số thu nợ trung hạn. Tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm từ 80% đến 85% trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh.

2.2.2.3. Dư nợ hộ sản xuất

Nếu như doanh số tín dụng của ngân hàng phản ánh quy mơ hoạt động tín dụng, doanh số thu nợ phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng thì đến đây dự nợ là một yếu tố phản ánh thực tế kết quả hoạt động của ngân hàng. Cũng như doanh số tín dụng và doanh số thu nợ, dư nợ hộ sản xuất được biểu hiện dưới bảng sau đây:

Bảng 2.6. Dư nợ hộ sản xuất trong giai đoạn 2017- 2019

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh năm 2018/2017 So sánh năm 2019/2018 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Tổng dư nợ 454.603 502.982 619.963 48.379 10,64 116.981 23,26 Dư nợ của HSX 278.433 305.978 389.962 27.545 9,89 83.984 27.45 1.ngắn hạn 198.522 224.356 306.828 25.834 13,01 82.472 36,76 2.trung hạn 79.911 81.622 83.134 1.711 2,14 1.512 1,85

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa năm 2017-2019)

Năm 2017 dư nợ tín dụng của hộ sản xuất chiếm 61,25% trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh, năm 2018 chiếm 60,83% và năm 2019 chiếm 62,9%.

Năm 2017 dư nợ hộ sản xuất là 278.433 triệu đồng tăng lên 305.978 triệu đồng tăng 27.545 triệu đồng tương đương với khoảng 9,89% so với năm 2018 và tiếp tục tăng lên 389.962 triệu đồng tăng 83.984 triệu đồng tương ứng với 27,45% so với năm 2019. Từ cơ cấu và mức tăng về dư nợ tín dụng hộ sản xuất có thể thấy chi nhánh rất chú trọng vào việc phát triển hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất. Dư nợ tín dụng ngắn hạn trong năm 2017 là 198.522 triệu đồng, năm 2018 đạt 224.356 triệu đồng tăng 25.834 triệu đồng hay tăng 13,01% so với năm 2017. Sang đến năm 2019, dư nợ ngắn hạn tăng lên 306.828 triệu đồng, tăng 82.472 triệu đồng tương ứng với 36,76% so với năm 2018. Sở dĩ tổng dư nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm là do doanh số tín dụng ngắn hạn qua các năm tăng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, cũng như chi nhánh đầu tư chủ yếu vào loại hình tín dụng này. Chi nhánh Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa cho hộ sản xuất vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn thiếu hụt của hộ sản xuất trong lĩnh vực phân phối, có vịng quay vốn lưu động nhanh,…

Việc tín dụng các đối tượng này sẽ giúp chi nhánh giảm thiểu được rủi ro do hàng hóa thực tế và kinh doanh thật, nhu cầu không quá lớn. Điều này dễ dàng có thể hiểu bởi các hộ sản xuất trên địa bàn chủ yếu là những hộ sản xuất nông nghiệp, một số buôn bán nhỏ, chăn nuôi chủ yếu là ni lợn, gia cầm, trâu bị…có quy mơ nhỏ cả về vốn và lao động, thời gian hoạt động chưa lâu và giá trị tài sản đảm bảo không đủ lớn để có thể đảm bảo cho các khoản vay. Các dự án kinh tế lâu dài thì mới đi vào áp dụng chủ yếu vẫn là nhỏ và hạn chế vì điều kiện kinh tế địa bàn. Việc ni trồng cây nông nghiệp trên địa bàn là những cây ngắn ngày, vốn đầu tư ít nhanh mang lại thu hoạch nhưng hiệu quả lại không cao. Cho nên hộ sản xuất chỉ vay ở thời hạn 1 năm và dưới 1 năm. Dư nợ trung hạn đều có xu hướng tăng nhưng vẫn ở mức thấp, điều đó chứng tỏ ngân hàng đã phần nào chú ý đầu tư giúp cho các hộ sản xuất tiếp cận gần

hơn tới nguồn vốn nhàn rỗi để tăng năng suất của mình mặc dù tỷ lệ tăng này cịn thấp. Để giúp các hộ sản xuất có thể phát huy được những thế mạnh của mình, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Đất nước, chi nhánh nên mở rộng các chính sách tín dụng để hỗ trợ các hộ sản xuất hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư cho sản xuất tốt hơn đồng thời khuyến khích và thu hút khách hàng vay ở thời hạn trung hạn thì thu nhập của ngân hàng mới tăng cao hơn được do mức lãi suất tín dụng trung và dài hạn cao hơn so với ngắn hạn mà lợi nhuận của ngân hàng chính là lãi suất đầu ra lớn hơn lãi suất đầu vào.

Một phần của tài liệu Luan van nguyen trung thanh 18CHQT2 (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w