2.3.2.1. Những hạn chế
Nền kinh tế nước ta đang phát triển, nhịp độ phát triển kinh tế cịn chậm, thu nhập bình qn đầu người tuy có tăng nhưng cịn thấp so với các nước phát triển, những khó khăn đó có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là hoạt động đầu tư vốn.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ trong ba năm qua là khá cao song chưa đáp ứng u cầu. Về khía cạnh nhỏ nào đó ngân hàng cịn thể hiện sự dè dặt trong việc tín dụng đối với những dự án lớn, ngân hàng mới chủ động mở rộng tín dụng
với khách hàng truyền thống, có tín nhiệm với ngân hàng, sự tự tìm kiếm các dự án lớn hầu như chưa có mà chủ yếu là khách hàng tìm đến với ngân hàng.
Việc tín dụng để phát triển mơ hình kinh tế trang trại đã được ngân hàng quan tâm nhưng việc đầu tư chưa được nhiều. Tín dụng để phát triển loại hình kinh tế tổ hợp tác và hợp tác xã đã có nhưng q ít. Số lượng hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn còn rất nhiều nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng. Trong khi đó cán bộ tín dụng cịn bị động trong việc tìm kiếm khách hàng mà đa số khách hàng chủ động tìm đến ngân hàng.
Mức vốn đầu tư cho một hộ sản xuất tuy có sự tăng trưởng nhưng vẫn ở mức độ trung bình (năm 2019: 45 triệu đồng/hộ), chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng của hộ. Điều này đã làm hạn chế đến việc mở rộng sản xuất của kinh tế hộ nói riêng và phát triển nơng nghiệp nơng thơn nói chung. Ngồi ra, cơng tác tín dụng cịn mang tính chất dàn trải, chưa có sự tập trung, định hướng cho người sản xuất.
Đối tượng tín dụng xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thơn như: Điện, đường giao thơng, thuỷ lợi, kiên cố hố mương máng, quy hoạch đồng ruộng... hầu như chưa tín dụng, mà chỉ trông chờ vào việc phương châm là “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng cịn tình trạng gia hạn thiếu căn cứ thực tế mang tính chủ quan, chưa tổ chức theo dõi được số nợ đã được gia hạn trong năm nên chưa xác định được mức độ tiềm ẩn rủi ro thực tế. Việc xử lý, thu hồi nợ xấu của ngân hàng còn chậm, nợ xấu 3 năm gần đây vẫn tăng lên, tỷ lệ nợ xấu giảm hoặc tăng chậm là do tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng nhanh chứ không phải là xử lý nợ xấu, thu hồi nợ xấu giảm một cách tuyệt đối. Việc xử lý nợ xấu cịn gặp nhiều khó khăn và chủ yếu tài sản bảo đảm là giá trị quyền sử dụng đất, trong khi đó đất ở các khu vực nơng thơn thường là khó phát mại.
Những hạn chế trên trong cơng tác tín dụng phục vụ phát triển HSX tại Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
* Nguyên nhân khách quan:
- Điều kiện tự nhiên còn gặp nhiều khó khăn.
Thực tế cho thấy, kinh tế HSX trên địa bàn chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp của địa phương vẫn còn là nền sản xuất nhỏ, tỷ suất hàng hóa thấp. Chưa hình thành vùng sản xuất chuyên canh có sản lượng nơng sản hàng hóa bảo đảm chất lượng có thể cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, tập quán sản xuất một số nơi cịn lạc hậu. Ngồi ra, trong những năm gần đây, thiên tai, mất mùa diễn ra thường xuyên, thời tiết, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, thêm vào đó là tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm….. ngày càng tăng và có nhiều diễn biến phức tạp. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi đã làm cho sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn, gây thiệt hại không nhỏ đến tài sản của người dân cũng như nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng.