- Thứ nhất, Ngân hàng chủ động phối hợp cùng các ngành khác tìm kiếm
3.3. Những kiến nghị.
*Đối với ngân hàng Nhà nước.
Tình hình thực tế hiện nay đang diễn ra tình trạng phát triển sản xuất chưa gắn liền với thị trường tiêu thụ, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất có những biểu hiện thiếu tính tốn, thiếu hướng dẫn, thiếu nghiên cứu về thị trường đã dẫn đến mất cân đối cung cầu, gây thiệt hại cho người sản xuất và nhà đầu tư trong đó có NHNo&PTNT.
Trước tình hình đó, đề nghị Nhà nước cần có chính sách can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm tạo ra sự cân đối cung cầu, đồng thời có chính sách bao tiêu sản phẩm cho người dân thì mới thúc đẩy sản xuất hàng hố phát triển, giá cả nơng sản tương đối ổn định, để những hộ sản xuất khơng q thua thiệt và ngân hàng có khả năng thu hồi vốn đầu tư.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây dựng các cơ sở chế biến ở các vùng tập trung chuyên canh, cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản phẩm. Nhà nước tạo điều kiện cho nông dân nhất là các hộ sản xuất kinh doanh lớn, chủ trang trại, được tiếp cận tham gia các chương trình hợp tác, hội chợ triển lãm...để đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản của hộ sản xuất với các doanh nghiệp nhà nước. Tạo điều kiện cho hộ sản xuất xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình cũng như nhập khẩu vật tư nơng nghiệp từ đó sẽ giảm được chi phí, tăng thu nhập và mở rộng sản xuất .
Thực hiện nghị định 41/CP, hộ sản xuất vay vốn đến 50 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, chỉ nộp giấy đề nghị vay vốn kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được UBND xã, thị trấn xác nhận diện tích đang sử dụng khơng có tranh chấp. Thực tế việc xác nhận này rất mất thời gian. Đề nghị chính phủ có chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất trong việc vay vốn ngân hàng.
NHNo&PTNT hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mà đặc trưng quan trọng của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ cao. Do đó khi đến mùa vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng nhanh, trong khi đó với khả năng về vốn có hạn, NHNo&PTNT khơng kịp huy động vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ cho sản xuất. Để nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng đối với khách hàng, đảm bảo cho q trình sản xuất liên tục, ngân hàng Nhà nước cần có chính sách tín dụng chiết khấu ưu đãi lãi suất đối với NHNo&PTNT Việt Nam thể hiện ở khía cạnh sau:
- Lãi suất tín dụng chiết khấu thích hợp đảm bảo cho NHNo&PTNT có thể tín dụng với mức lãi suất mà nơng dân có thể chấp nhận mà khơng bị lỗ.
- Thời hạn tín dụng chiết khấu đủ dài để NHNo&PTNT có thể khắc phục những bất lợi do yếu tố thời vụ gây ra.
- Thủ tục tín dụng chiết khấu phải được thực hiện một cách nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng tín dụng vốn kịp thời đối với khách hàng để duy trì sản xuất.
Ngân hàng Nhà nước xtác giả xét tạo điều kiện áp dụng các cơ chế chính sách ưu tiên đối với NHNo&PTNT do đặc thù hoạt động trong môi trường kém thuận lợi, thị trường chủ yếu là nông nghiệp nông thôn, địa bàn hoạt động rộng, món vay nhỏ, chi phí cao lại chịu nhiều rủi ro. Ngồi ra, NHNo&PTNT cịn có nghĩa vụ phải thực hiện nhiều chương trình tín dụng, chính sách khơng phải vì mục tiêu lợi nhuận nên càng khó khăn
Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc sớm ban hành các văn bản, chế độ tín dụng; các chế tài xử lý vi phạm tín dụng gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với khoản vay; các văn bản hướng dẫn về quy trình tín dụng, xử lý tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
NHNo&PTNT Việt Nam tiếp tục ưu tiên phân bổ nguồn vốn để chi nhánh tín dụng phục vụ phát triển khu vực nơng nghiệp, nơng thơn góp phần từng bước nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
Trang bị cơ sở vật chất hiện đại đồng bộ để tạo điều kiện cho yêu cầu kinh doanh của ngân hàng kịp thời đại mới.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn chương trình tín dụng ngân hàng cho các cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng.
Trên cơ sở các giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Ngọc Lặc - Thanh Hóa với sự cố gắng của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Ngọc Lặc - Thanh Hóa cùng với sự giúp đỡ của ngân hàng cấp trên, các cấp chính quyền và các Ban ngành hữu quan, chúng Tác giả hy vọng các giải pháp trên sẽ giúp cho NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Ngọc Lặc – Thanh Hóa nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp nông thôn trên địa bàn trong thời gian tới.
Về thủ tục vay vốn: Đã có cải tiến song đối với những món vay phải thế chấp tài sản, hồ sơ vay còn quá nhiều giấy tờ. Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam nghiên cứu, cải tiến để vừa đơn giản về hồ sơ, vừa đảm bảo tính pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cả khách hàng và ngân hàng.
Kinh tế trang trại là một bước phát triển đúng quy luật của nền kinh tế, nó khởi nguồn từ phát triển kinh tế hộ sản xuất và đang trở thành động lực lớn thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nơng thơn lên sản xuất hàng hố. Phát triển kinh tế hộ sản xuất sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển các hợp tác xã, bởi lẽ hoạt động của hợp tác xã gắn với sản xuất của hộ sản xuất, vừa có tác
dụng hỗ trợ tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất phát triển, là cầu nối giữa kinh tế hộ với kinh tế Nhà nước và thị trường, vừa góp phần phát huy hiệu quả đầu tư của Nhà nước trên từng địa bàn nhất là về thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật vì vậy cần tập trung các nguồn vốn dự án để đầu tư cho phát triển trang trại, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn và các hợp tác xã.
* Kiến nghị với NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa
Đối với cơng tác kiểm tra kiểm sốt: Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra của Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh đối với Ngân hàng Nông nghiệp huyện. Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra theo chuyên đề giúp Ngân hàng Nông nghiệp huyện khắc phục những hạn chế, yếu kém để vươn lên đạt kết quả tốt hơn trong hoạt động kinh doanh.
Đối với công tác cán bộ: Hàng năm tổ chức các cuộc thi tay nghề đối với cán bộ nghiệp vụ để tăng cường trình độ nghiệp vụ và làm cơ sở tốt cho việc bố trí, sắp xếp cán bộ hợp lý hơn.
Đối với hoạt động dịch vụ: Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt và quyết liệt, mở rộng và tăng cường chất lượng dịch vụ là việc cần quan tâm.
Trong những năm qua NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã thu được những kết quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh, từng bước mở rộng và tăng cường chất lượng tín dụng song hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn. Do đó Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh nên tổ chức các cuộc thăm quan, học tập kinh nghiệm ở các tỉnh bạn có mơi trường hoạt động kinh doanh tương tự để tăng cường hiệu quả trong hoạt động kinh doanh hơn nữa.
Quan tâm đến vấn đề con người: đó là phẩm chất đạo đức, năng lực chun mơn của cán bộ tín dụng vì vậy phải chấn chỉnh mạng lưới tổ chức cán bộ bằng cách thể hiện tốt công tác đào tạo và đạo tạo lại đội ngũ cán bộ, sắp xếp cán bộ phải phù hợp với khả năng năng lực của từng người nhằm khai thác hết thế mạnh và trí tuệ của tập thể nhân viên trong ngân hàng. Ngân hàng cần tăng cường vai trò kiểm tra của cán bộ lãnh đạo cấp cao, cán bộ kiểm tra kiểm
soát nội bộ thường xuyên tổ chức kiểm tra các địa bàn tín dụng từ đó sớm phát hiện những sai sót tồn tại của cán bộ tín dụng.
Về công tác thi đua khen thưởng của NHNo VN vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững vừa là công cụ quản trị điều hành, phản ánh bản sắc văn hóa doanh nghiệp, có tác dụng tăng cường giá trị thương hiệu, xây dựng điển hình tiên tiến gương người tốt việc tốt trong tập thể và cá nhân cán bộ công nhân viên và người lao động, nên động viên khen thưởng kịp thời đúng người đúng việc sẽ tạo điều kiện cho công tác chun mơn hồn thành tốt, vì vậy ngân hàng cũng cần quan tâm tới cơng tác này.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận ở chương 1, kết hợp với thực trạng quy mơ tín dụng đối với hộ sản xuât nông nghiệp của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Ngọc Lặc - Thanh Hóa ở chương 2, trong chương 3 đã đưa ra những giải pháp cụ thể cho Ngân hàng để giải quyết những hạn chế. Từ đó nâng cao hơn nữa quy mơ tín dụng đối với hộ sản xuất, giúp cho hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất, cũng như các hoạt động khác của Ngân hàng được mở rộng, an tồn và có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang trên đường đổi mới hoàn thành CNH-HĐH đất nước. Ở thời điểm hiện nay nhịp điệu kinh tế - xã hội, Đất nước đang phát triển mạnh mẽ, nhiều nhà máy, doanh nghiệp đang ngày càng nhiều lên, nhu cầu vốn để phát triển ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước bằng mọi nỗ lực của mình ngành ngân hàng đã bước đầu hịa nhịp với nền kinh tế, đầu tư vốn kịp thời tạo cho kinh tế hộ nơng dân Việt Nam nói chung có thêm sức mạnh mới, cơ hội mới.
Qua việc tìm hiểu về tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa đã cho thấy: Chi nhánh đã góp phần vào sự nghiệp đổi mới kinh tế nông nghiệp và nông thôn cho địa bàn, vốn của chi nhánh được đầu tư kịp thời sử dụng đúng mục đích, bước đầu tạo cơng ăn việc làm cho người lao động. Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, tình trạng phân hóa giàu nghèo giảm.
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu lý luận ở trường kết hợp với việc tìm hiểu thực tế cơng tác tín dụng vốn đối với hộ sản xuất tại chi nhánh, tác giả đã hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình. Thơng qua những số liệu cụ thể về tình hình tín dụng, bài luận văn đã nêu lên những ưu và nhược điểm trong cơng tác tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa. Từ đó mạnh dạn đưa ra một số đề xuất góp phần hồn thiện cơng tác tín dụng tại chi nhánh Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa.
Tuy nhiên đầu tư cấp tín dụng cho kinh tế hộ sản xuất là một lĩnh vực rộng, phong phú và phức tạp, trong khi đó thời gian nghiên cứu và tìm hiểu cũng như nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế, do đó đề tài nghiên cứu khơng sao tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy bản thân tác giả rất mong nhận được những ý kiến tham gia chỉ bảo của ngân hàng cơ sở, đồng nghiệp và các thầy cô giáo. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
Trường Đại học Công nghệ Đông Á, ban lãnh đạo Ngân hàng Nơng nghiệp Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này./