C.MÁC 47 NGHỊ VIỆN

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 1 doc (Trang 48 - 49)

C.MÁC

NGHỊ VIỆN

Luân Đôn, ngày 17 tháng Hai. Hôm qua nghị viện lại họp. Sự buồn nản bao trùm hạ nghị viện. Hạ nghị viện có vẻ chán nản vì nhận thấy rằng những sự câu kết chính trị ba tuần vừa qua đã làm mất sạch uy tín của nó. Nội các cũ vẫn nắm chính quyền, chỉ đổi mới chút ít. Hai huân tước già không thể dàn xếp được với nhau đã biến khỏi nội các, nhưng huân tước già thứ ba vốn cùng bị bỏ phiếu không tín nhiệm với hai ngài kia, lại không bị giáng cấp mà còn được đề bạt lên cấp cao nhất. Huân tước Pan-mớc-xtơn được đón

tiếp với sự im lặng trịnh trọng. Không có “cheers”1* nào, không có

sự nhiệt tình nào. Trái với lệ thường, người ta đã đón tiếp bài diễn văn của ông ta với thái độ hết sức lạnh nhạt và hoài nghi khó chịu. Và cũng trái với lệ thường, trí nhớ đã phản bội ông ta và ông ta cứ luống cuống loay hoay giở cuốn sổ tay để ở trước mặt mặc cho đến khi ngài Sác-lơ Vút khẽ nhắc cho ông ta cái ý đã lãng quên. Xem ra thì thính giả không tin rằng việc thay đổi tấm biển đề sẽ cứu vãn được một hãng buôn cũ khỏi bị phá sản. Toàn bộ vẻ mặt của Pan- mớc-xtơn làm sống lại trong trí nhớ người ta câu nói của hồng y giáo chủ An-be-rô-ni nói về Uy-li-am O-răng-giơ:

“Con người ấy khi cầm chi ếc cân trong tay t hì mạnh, còn khi ném bản t hân mình lên đĩ a cân t hì yếu”.

1*

- “tiếng hoan hô”

Song không thể chối cãi được rằng sự kiện quan trọng nhất là sự xuất hiện của liên hi ệp mới chống lại sự liên hiệp cũ đã cải t ổ, liên hiệp mới của đảng To-ri đứng đầu l à Đi-xra-e-li với bộ phận kiên quyết nhất trong phái cấp tiến – Lây – ác, Đơn-côm-bơ, Hoóc-xmen và những người khác. Chính trong phái cấp tiến, trong phái cấp tiến Mây-phe, Pan-mớc-xtơn từ trước tới nay vẫn có những người hết sức trung thành với mình. Một tớ báo của chính phủ tiết lộ: Lây-ác bị thất vọng trong niềm hy vọng nhận một chức vụ nào đó ở bộ chiến tranh. Một tờ báo khác gợi ý: hãy cho ông ta một chức vụ gì đấy!

Trước khi giới t hiệu nội các mới của mình, huân tước Pan- mớ c-xtơn đã trình bày vắn tắt lịch sử cuộc khủng hoảng nội các. Sau đó ông ta khoe khoang món hàng của mình: nội các do ông ta thành lập

“ có đ ủ nă ng l ực hà nh chí nh, đủ sự sá ng s uốt về c hí nh t rị , nắ m vững những nguyê n t ắc tự d o, c ó đ ầ y đ ủ ti nh t hầ n yê u nư ớc và quyết tâ m hoà n t hà nh c hứ c trác h c ủa mì nh”.

Huân tước Cla-ren-đôn, huân tước Pan-muy-rơ, ông Glát-xtôn, ngài Giêm-xơ Grê-hêm – người nào cũng được khen ngợi. Nhưng nội các xuất sắc ấy lại gặp khó khăn lớn. Ông Rô-bác dự họp ở đây cứ nằng nặc đòi cử một ủy ban điều tra vào thứ năm sau. Nghị viện cần ủy ban ấy để làm gì? Hãy nhớ lại một giai thoại dưới thời Ri-sớt II và có liên quan đến thời kỳ nổi loạn của Uốt Tai-lơ. Ông vua trẻ tuổi gặp một toán quân phiến loạn mà thủ lĩnh của họ vừa chết trước mặt họ. Dũng cảm tiến về phía họ, nhà vua nói lớn: “Các người đã mất thủ lĩnh; hỡi các bạn, trẫm sẽ là thủ lĩnh của các bạn”. “Còn tôi” (nhà độc tài trẻ tuổi (!) Pan-mớc-xtơn) “nói thế này: thưa nghị viện, nếu nghị viện đồng ý từ bỏ cái ủy ban ấy thì bản thân chính phủ sẽ là ủy ban của nghị viện”.

Sự so sánh một cách thiếu tôn trọng nghị viện với một đám “quân phiến loạn” và láo xược yêu cầu biến nội các thành quan tòa của chính nghị vi ện đã gây ra những tiếng cười châm biếm. Các ngài muốn gì, - cất cao giọng và ngửng đầu khiêu khích theo lối Ai-rơ-len, Pan-mớc-xtơn nói lớn, - ủy ban điều tra nhằm mục

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 1 doc (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)