C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN 40 PAN-MỚC-XTƠN – QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 1 doc (Trang 41 - 42)

C.MÁC

* TIN TỪ NGHỊ VIỆN: THAM LUẬN CỦA GLÁT-XTÔN GLÁT-XTÔN

Luân Đôn, ngày 10 tháng Hai. Glát-xtôn, bộ trưởng tài chính giáo điều và Đun-xơ Xcốt, nhà tài chính, đã đưa ra sự xác nhận mới đối với câu ngạn ngữ cũ là "niềm tin tạo ra kỳ tích". Nhờ niềm tin, ông ta đã cải tử hoàn sinh cho những người chết, và nhờ niềm tin, ông ta đã tăng quân đội Anh ở Crưm từ 11 000 lên 30 000 người. Ông ta đòi hỏi nghị viện cũng phải có niềm tin như vậy. Chẳng may bản báo cáo của bác sĩ Hôn, phụ trách quân y ở doanh trại Xê-va-xtô-pôn, đã được gửi tới vừa đúng lúc. Theo báo cáo này thì không những trung đoàn 63 đã hoàn toàn biến mất, mà trung đoàn 46, rời Anh vào tháng Mười một năm ngoái với 1 000 người, cũng chỉ còn lại có 30 người có sức chiến đấu; một nửa số người đang phục vụ trong quân ngũ - bác sĩ Hôn tuyên bố, - cần được đưa đi quân y viện và trong doanh trại còn lại nhiều nhất là 5 000 - 6 000 lính thực sự còn sức chiến đấu. Ai hiểu mánh khoé của những kẻ bảo vệ sự sùng tín thì sẽ chẳng hoài nghi gì rằng giống như Phôn-xtáp, Glát-xtôn đã biến 6 000 người "mặc áo vải sơn"1* thành 30 000 người. Phải chăng ông ta đã không tuyên bố với chúng ta hôm thứ năm, tại phiên họp gần đây của nghị viện, rằng những người tính toán ước lượng đều xuất phát từ những quan điểm khác nhau; chẳng hạn, người thiên về đánh giá

1*

Xem Sếch-xpia, "Vua Hen-ri IV", phần I, màn II, cảnh 4.

thấp quân số ở Crưm thì ước tính kỵ binh không giống như bản thân ông ta ước tính - như thế là sau trận Ba-la-cla-va, nhìn chung vẫn còn tồn tại một lực lượng kỵ binh đáng kể! Đối với Glát-xtôn thì khi tính số lượng "những người mất tích" chẳng cần đưa gì vào con tính cả. Điều có một không hai là lời ông ta bộc bạch trong phiên họp hôm thứ năm về dự án "ngân sách" quân đội của ông ta, - trong đó mỗi khoản nợ thì ghi thành khoản cho vay, còn mỗi khoản thiếu thì ghi thành khoản thừa, - lời kết thúc của ông ta là "tha thứ cho những kẻ phản đối chính phủ về sự thổi phồng của họ". Khi ông ta khuyên các nghị sĩ chớ để "những tình cảm" chi phối thì giọng nói và tư thế của ông ta cũng có một không hai. Cần chịu đựng một cách

ngoan ngoãn và thái độ cam chịu những sự đau khổ của người khác -

đó là châm ngôn của ông Glát-xtôn theo chính giáo.

Do C.Mác viết ngày 10 tháng Hai 1855 Đã đăng trên tờ "Neue Oder-Zeitung" số 73, ngày 13 tháng Hai 1855

In theo bản đăng trên báo Nguyên văn là tiếng Đức

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 1 doc (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)