Luân Đôn, ngày 5 tháng Hai. Độ dài của cuộc khủng hoảng nội các hiện nay ít nhiều ma ng tính chất bình thường, vì những cuộc khủng hoảng như thế ở Anh kéo dài trung bình 9-10 ngày. Trong tác phẩm nổi tiếng "Về năng lực của con người "42, Kê-tơ- lê đã làm cho người ta rất đỗi ngạc nhiên khi chứng minh rằng ở các nước văn minh, con số các trường hợp bất hạnh, các tội phạm v. v. xảy ra hàng năm có thể tính trước được hầu như với độ chính xác toán học. Trái lại, độ dài xác định của các cuộc khủng hoảng nội các ở Anh trong các thời kỳ khác nhau ở thế k ỷ XIX không hề làm cho người ta phải ngạc nhiên, bởi lẽ, như mọi người đều biết, ở đây bao giờ cũng phải trải qua một chu trình liên hiệp nhất định, cũng phải phân chia một số chức vụ nhất định và xả y ra hiện tượng một số âm mưu nào đó vô hiệu hoá lẫn nhau. Chỉ có tính chất của sự liên hợp mà sự tan rã của các chính đảng cũ lần này buộc phải đi tới điều khác thường mà thôi. Sự tan rã đó là sự kiện khiến người ta có thể và tất phải thành lập nội các liên hợp hiện đã bị lật đổ. Đẳng cấp cầm quyền tuyệt nhiên không hoà làm một với giai cấp thống trị ở Anh, sẽ buộc phải khi thì đi tới sự liên hi ệp nà y, khi thì đi tới sự liên hiệp khác chừng nào chưa thấ y rõ mồn một rằng họ đã mất năng lực quản lý. Như mọi người đều bi ết, phái Đớ c-bi đã t ừng hăng hái bác bỏ mọi s ự liên hi ệp. Bước đi đầu tiên của huân t ước Đớc-bi sau khi đượ c nữ hoàng giao cho lập nội các mới, là tìm cách liên hi ệp không
62 C.MÁC 31 CÁC CHÍNH ĐẢNG VÀ TẬP ĐOÀN 63những với Pan-mớc-xtơn - người mà Đi-xra-e-li, khi thảo luận những với Pan-mớc-xtơn - người mà Đi-xra-e-li, khi thảo luận
kiến nghị của Rô-bác, đã tuyên bố thẳng rằng yêu cầu biểu quyết khi ển trách đều là nhằm chống lại cả công tước Niu-ca-lơ và A-bớc-đin lẫn bản thân ông ta, - mà còn liên hiệp với cả Glát-xtôn và Xít-ni Héc-bớc, tức là với những người thuộc phái Pin mà đảng To-ri công kích một cách rất căm ghét, xem họ là thủ phạm trực tiếp gây ra sự tan rã của đảng mình. Về phần mình, khi được giao nhiệm vụ lập nội các, Rớt-xen định liên hiệp với chính những phần tử phái Pin mà sự có mặt của họ ở nội các trước đã khi ến cho ông ta có lý do để từ chức và là những phần tử đã vạch trần những lời giả dối của ông ta trong không khí trang nghiêm của phiên họp nghị viện. Sau cùng, nếu Pan-mớc-xtơn thành lập được nội các của mình thì đó cũng sẽ chỉ là sự tái bản có chỉnh lý đôi chút cái nội các liên hiệp cũ. Có thể là bộ tộc Grây của đảng Vích sẽ thay thế bộ tộc Rớt-xen của đảng Vích v.v. Những chính đảng cũ trong nghị viện nắm độc quyền thống trị đất nước na y chỉ còn tồn tại dưới hì nh thức các tập đoàn, nhưng chính những nguyên nhân làm suy yếu những tập đoàn ấy, không cho chúng khả năng thành lập chính đảng đứng tách riêng ra, lại làm chúng mất khả năng thống nhất lại. Vì vậy, không một thời đại nào trong lịch sử nghị viện Anh lại bày ra cái cảnh tượng chia vụn thành hàng lô tập đoàn nhỏ nhoi và ngẫu nhiên như thời kỳ nội các liên hiệp. Về mặt số lượng thì trong số đó, chỉ có hai tập đoàn là đáng kể: phái Đớc-bi và phái Rớt-xen. Trong những người ủng hộ chúng có một nhóm chi nhánh đông, gồm những dòng họ lâu đời có thế lực lớn cùng với đông đảo bạn hàng của họ. Nhưng chính sự đông đảo ấy lại là nguồn gốc sinh ra sự yếu hèn của phái Đớc-bi cũng như phái Rớt-xen. Họ quá ít để tạo thành một đa số độc lập ở nghị viện, nhưng đồng thời họ lại quá đông, và trong bọn họ lại có biết bao nhiêu kẻ mưu cầu danh lợi mà tham vọng phải được thoả mãn mới xong, thành thử họ mất khả năng tranh thủ được sự ủng hộ đầy đủ của bên ngoài bằng cái giá phải trả là phân phát các chức vụ quan trọng. Vì vậy những tập đoàn yếu về số lượng như phái Pin, phái Grây, phái Pan-mớc-xtơn v.v., lại thích hợp hơn với việc thành lập những nội các liên hiệp. Nhưng cái làm cho họ thích hợp với việc thành lập những nội các
như thế - sự yếu hèn của mỗi tập đoàn ấy - cũng làm cho đa số của họ trong nghị viện mang tính chất ngẫu nhiên, đa số này có thể tan vỡ bất cứ lúc nào do sự thoả hiệp của phái Đớc-bi với phái Rớt-
xen, hoặc của phái Đớc-bi với trường phái Man-se-xtơ43 v.v..
Những mưu toan được tiến hành gần đây nhất nhằm tạo ra những chính phủ liên hiệp mới cũng là một điều thú vị về phương diện khác. Trong tất cả những khối liên hiệp ấy đều có mặt những thành viên nội các cũ. Đứng đầu nội các gần đây nhất là thành viên có ảnh hưởng lớn nhất của nội các trước. Nhưng chẳng lẽ khi tiếp thu kiến nghị của Rô-bác, hạ nghị viện đã không ngỏ ý, - như bản thân Pan-mớc-xtơn đã tuyên bố điều này khi trả lời Đi-xra-e-li, - không những tán thành biểu quyết khiển trách tất cả các thành viên của nội các liên hiệp cũ mà còn tán thành cử uỷ ban điều tra hoạt động của họ, hay sao? Uỷ ban còn chưa được cử ra, cuộc điều tra còn chưa bắt đầu, vậy mà các bị cáo lại đã cầm lái con tàu quốc gia. Nhưng nếu như nghị viện có quyền lật đổ nội các thì nội các có quyền giải tán nghị viện. Triển vọng giải tán có ảnh hưởng như thế nào đối với nghị viện hiện na y, ta có thể thấy được qua lời tuyên bố của ngài Gi.Tơ-rô-lốp tại hạ nghị viện ngày 1 tháng Ba 1853:
"Hiện nay" - ô ng ta nó i - đã có 14 uỷ ban do nghị viện thành l ập gồm các nghị sĩ , đ ể đi ề u t ra c ác vụ hối l ộ xả y r a t ron g t h ời gi an bầu cử ng hị vi ện vừa rồi . Nế u c hú ng t a c ứ ti ế p t ục t he o ti nh t hầ n nà y t hì c hẳ ng ba o l â u nghị vi ệ n sẽ bi ế n t hà nh c ác uỷ ban đi ều t ra hối l ộ t rong bầ u c ử . Hơn nữa , số nghệ sĩ bị t ố cá o sẽ l ớn đ ế n mứ c số nghệ sĩ k hông bị hoà i nghi c òn l ại sẽ khô ng đ ủ đ ể phá n xé t họ hoặ c c hỉ để đi ề u t ra c á c vi ệ c l à m c ủa họ".
Do tinh thần yêu nước mà mất đi những địa vị mua được với giá đắt như vậy ngay khi kỳ họp thứ ba của nghị viện mới bắt đầu thì thật là một điều nặng nề.
Do C.Mác viết ngày 5 tháng Hai 1855 Đã đăng trên tờ "Neue Oder-Zeitung" số 65, ngày 8 tháng Hai 1855
In theo bản đăng trên báo Nguyên văn là t iếng Đức